Đề thi học kì 1 môn Công nghệ Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh (Có đáp án)
Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: Phương thức trồng trọt phổ biến ở nước ta là?
A. Trồng ngoài trời
B. Trồng trong nhà có mái che
C. Cả A và B
D. Đáp án khác
Câu 2: Trồng trọt có bao nhiêu vai trò chính?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 3: Hãy lựa chọn phương án đúng về thứ tự của các khâu làm đất trồng rau.
A. Bừa đất → Cày đất → Lên luống
B. Cày đất → Bừa đất → Lên luống
C. Lên luống → Bừa đất → Cày đất
D. Cày đất → Lên luống → Bừa đất
Câu 4: Mục đích của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại là
A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm sống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
D. Ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_cong_nghe_lop_7_canh_dieu_nam_hoc_2023_2.docx
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH MÔN THI: CÔNG NGHỆ 7 CÁNH DIỀU Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1: Phương thức trồng trọt phổ biến ở nước ta là? A. Trồng ngoài trời B. Trồng trong nhà có mái che C. Cả A và B D. Đáp án khác Câu 2: Trồng trọt có bao nhiêu vai trò chính? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 3: Hãy lựa chọn phương án đúng về thứ tự của các khâu làm đất trồng rau. A. Bừa đất → Cày đất → Lên luống B. Cày đất → Bừa đất → Lên luống C. Lên luống → Bừa đất → Cày đất D. Cày đất → Lên luống → Bừa đất Câu 4: Mục đích của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại là A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ. C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm sống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. D. Ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Câu 5: Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây nào? A. Cây ăn quả B. Cây ngũ cốc C. Cây họ đậu D. Cây họ cải Câu 6: Có bao nhiêu công việc chăm sóc cây rừng?
- A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 7: Năm thứ ba có số lần chăm sóc cây rừng sau khi trồng là A. Chăm sóc cây rừng từ 1 đến 2 lần B. Chăm sóc cây rừng từ 2 đến 3 lần C. Chăm sóc cây rừng từ 3 đến 4 lần D. Chăm sóc cây rừng từ 4 đến 5 lần Câu 8: Để bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây? A. Bảo vệ rừng đầu nguồn B. Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên C. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép D. Mở rộng diện tích rừng Câu 9: Đâu là ý nghĩa của việc bảo vệ rừng? A. Khai thác gỗ, củi cho con người B. Lưu giữ carbon C. Bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học D. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người Câu 10: Theo mục đích sử dung, cây trồng được chia thành A. 2 nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp B. 3 nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp C. 4 nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả D. 4 nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây dược liệu Câu 11: Vai trò của rừng sản xuất là? A. Bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng B. Điều hòa khí hậu C. Cung cấp nguồn dược liệu cho con người D. Phục vụ nghiên cứu khoa học Câu 12: Vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái là? A. Sản xuất và cung cấp gỗ, củi đốt B. Lưu giữ, bảo tồn nguồn gene sinh vật C. Tạo việc làm và thu nhập cho người dân D. Là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Trồng rừng bằng cây con có bầu chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh như tràm, đước, B. Trồng rừng bằng cây con rễ trần tiết kiệm được công chăm sóc C. Trồng rừng bằng hạt ít bị ảnh hưởng bởi chim, kiến hoặc thời tiết bất lợi D. Trồng rừng bằng cây con có bầu có tỉ lệ sống thấp Câu 14: Có bao nhiêu phương pháp trồng rừng phổ biến hiện nay? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15: Mục đích của việc chăm sóc cây rừng là? A. Hạn chế sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh. B. Mở rộng diện tích đất rừng C. Khai thác gỗ, củi cho con người D. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập Câu 16: Đâu là thời gian của vụ hè thu? A. Tháng 6 – tháng 11 B. Tháng 6 – tháng 9 C. Tháng 10 – tháng 1 năm sau D. Tháng 2 – tháng 5 Câu 17: Đoạn cành giâm được cắt như thế nào là đạt yêu cầu? A. Đoạn cành giâm phải có nhiều lá B. Đoạn cành giâm phải ngắn, không có chồi (mắt) C. Đoạn cành giâm phải có chồi (mắt), được cắt vát và tỉa bớt lá D. Đoạn cành giâm cắt dài và tỉa hết lá, không chồi (mắt) Câu 18: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì? A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng B. Tăng năng suất cây trồng C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng D. Tăng vụ gieo trồng Câu 19: Đâu là rừng thuộc loại rừng phòng hộ của Việt Nam? A. Rừng keo ở Sơn Động, Bắc Giang B. Rừng thông ở Mộc Châu, Sơn La C. Rừng ngập mặn phòng hộ huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh D. Vườn quốc gia Yok Don
- Câu 20: Theo mục đích sử dụng, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng loại rừng nào? A. Rừng đặc dụng B. Rừng phòng hộ C. Rừng sản xuất D. Rừng lâu năm Phần II. Tự luận (5 điểm) Bài 1.Những yếu tố nào đảm bảo giâm cành thành công? Bài 2. Rừng ngập mặn là nơi sinh sống của ấu trùng tôm và cua biển. Theo em, cần phải làm gì để bảo vệ nguồn giống của của và tôm biển? ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C D B D A C C C C C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C B B B A B C C C A Phần II. Tự luận (5 điểm) Bài 1.Những yếu tố nào đảm bảo giâm cành thành công? Lời giải Để đảm bảo giâm cành thành công khi giâm cành đúng thao tác và đúng kĩ thuật. Bước 1: Chọn cành giâm: Chọn cành bánh tẻ (không quá non, không quá già), khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Bước 2: Cắt cành giâm: Cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 7 – 10 cm, mỗi đoạn có từ 2 đến 4 lá, cắt bớt phiến lá. Bước 3: Xử lí cành giâm: Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 1 đến 2 cm, trong khoảng 5 – 10 giây. Bước 4: Cắm cành giâm: Cắm cành giâm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 3 – 5 cm. Bước 5: Chăm sóc cành giâm: Khu vực chăm sóc cành giâm đảm bảo được che sáng, che mưa hợp lí. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau khoảng 15 – 20 ngày, kiểm tra nếu thấy ra rễ nhiều và chuyển màu từ trắng sang vàng thì phải chuyển ra vườn ươm. Bài 2. Rừng ngập mặn là nơi sinh sống của ấu trùng tôm và cua biển. Theo em, cần phải làm gì để bảo vệ nguồn giống của của và tôm biển? Lời giải
- - Cần đẩy mạnh việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn. - Bảo vệ các bãi cát và vận động người dân không đánh bắt rùa và tôm biển. - Bảo vệ rừng hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt phá. - Tuyên truyền, kêu gọi thúc đẩy hoạt động trồng và bảo vệ rừng ngập mặn - Kiểm tra bãi cát ven biển nơi thường có rùa biển vào mùa sinh sản và thu thập trứng rùa về, sử dụng lò ấp để tăng tỷ lệ nở và sống sót của rùa con sau khi rùa con phát triển ổn định thì thả về với tự nhiên. - Ngăn cấm mọi hành vi săn bắt rùa biển.