Đề thi giữa kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề số 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 7. Một bóng đèn được mắc vào một nguồn điện nhưng bóng đèn không sáng. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân?

A. Nguồn điện hết điện hoặc bị hỏng.  B. Dây tóc bóng đèn đã bị đứt.

C. Chưa đóng công tắc của mạch.      D. Để gần các thiết bị điện khác

Câu 8.Vì sao kim loại là chất dẫn điện tốt?

A. Trong kim loại có nhiều hạt nhân tự do.  B. Trong kim loại có nhiều nguyên tử tự do.

C. Trong kim loại có nhiều electron tự do.  D. Trong kim loại không có electron tự do

Câu 9. Kết luận nào dưới đây sai? Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của các dòng điện có thể:

A. Làm các cơ co giật          B. Làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt

C. Làm tim ngừng đập         D. Không có tác dụng gì

docx 8 trang Thái Bảo 21/07/2023 4580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề số 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_ki_2_vat_li_lop_7_de_so_6_nam_hoc_2021_2022_co_d.docx

Nội dung text: Đề thi giữa kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề số 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Vật lí lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 6) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất Câu 1.Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng? A. Bóng đèn bút thử điện. B. Bóng đèn dây tóc. C. Đèn LED. D. Ấm điện đang đun nước Câu 2.Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là: A. Electron dương và electron âm B. Hạt nhân âm và hạt nhân dương C. Hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm. D. Hạt nhân mang điện tích âm và electron mang điện tích dương
  2. Câu 3.Đưa một thước nhựa đến gần một quả cầu nhẹ treo trên một sợi chỉ tơ, ta thấy thước nhựa đẩy quả cầu. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Quả cầu và thước nhựa nhiễm điện cùng loại. B. Quả cầu và thước nhựa nhiễm điện khác loại. C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện. D Thước nhựa nhiếm điện âm, quả cầu không nhiễm điện. Câu 4. Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Khi đó, thanh kim loại đã A. nhận thêm electron. B. mất bớt electron. C. mất bớt điện tích dương. D. nhận thêm điện tích dương. Câu 5. Sẽ có dòng điện chạy qua A. khi nối các thiết bị tiêu thụ điện với nguồn điện. B. khi mạch điện có chứa đầy đủ các thiết bị điện và nguồn điện. C. khi các thiết bị điện và nguồn được nối kín bằng dây dẫn. D. khi nguồn điện có điện và có các thiết bị điện. Câu 6. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
  3. A. Thanh gỗ khô B. Một đoạn ruột bút chì C. Một đoạn dây nhựa D. Thanh thủy tinh Câu 7. Một bóng đèn được mắc vào một nguồn điện nhưng bóng đèn không sáng. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân? A. Nguồn điện hết điện hoặc bị hỏng. B. Dây tóc bóng đèn đã bị đứt. C. Chưa đóng công tắc của mạch. D. Để gần các thiết bị điện khác Câu 8.Vì sao kim loại là chất dẫn điện tốt? A. Trong kim loại có nhiều hạt nhân tự do. B. Trong kim loại có nhiều nguyên tử tự do. C. Trong kim loại có nhiều electron tự do. D. Trong kim loại không có electron tự do Câu 9. Kết luận nào dưới đây sai? Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của các dòng điện có thể: A. Làm các cơ co giật B. Làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt C. Làm tim ngừng đập D. Không có tác dụng gì Câu 10. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường A. Công tắc B. Đèn báo của tivi C. Máy bơm nước chạy điện D. Dây dẫn điện ở gia đình PHẦN II: TỰ LUẬN Bài 1: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Lấy ví dụ minh họa? Bài 2: Nêu 5 tác dụng của dòng điện . Cho ví dụ ứng dụng ? Giải: - Tác dụng phát sáng, ví dụ làm sáng bóng đèn bút thử điện.
  4. - Tác dụng từ, ví dụ làm chuông điện. - Tác dụng nhiệt, ví dụ làm nóng dây tóc bóng đèn sợi đốt rồi phát sáng. - Tác dụng hoá học, ví dụ mạ đồng. - Tác dụng sinh lí, ví dụ châm cứu bằng điện. Bài 3: Em hãy giải thích hiện tượng khi vào những ngày hanh khô càng chải tóc, tóc càng dựng đứng. Bài 4: điền điện tích vào ô trống. Bài 5.a) Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng gì? b) Hãy nêu phương pháp mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại. Phải chọn dung dịch nào? Điện cực dương là chất gì? Điện cực âm là vật gì? Trả lời: Muốn mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại, ta dùng dung dịch muối vàng, điện cực dương bằng vàng và điện cực âm là chiếc vỏ đồng hồ. Câu 6. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn; 1 công tắc K; 1pin; dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện quy ước khi K đóng. Nếu đổi cực của pin thì đèn có sáng không, chiều dòng điện khi đó như thế nào? Câu 7: Nguồn điện đóng vai trò như thế nào trong mạch điện? Có mấy loại nguồn điện ta thường gặp trong thực tế?
  5. Trả lời :Câu 7: - Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động. - Có hai loại nguồn điện, đó là: Nguồn điện một chiều và nguồn điện xoay chiều HẾT Đáp án PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm cho dây tóc bóng đèn nóng đến mức phát sáng. Chọn đáp án B Câu 2. Trong nguyên tử hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm. Chọn đáp án C Câu 3. Quả cầu và thước nhựa đẩy nhau nên chúng nhiễm điện cùng loại. Chọn đáp án A Câu 4. Bình thường thanh kim loại trung hòa về điện, sau khi cọ xát thanh kim loại mang điện tích dương nghĩa là nó đã mất bớt electron. Chọn đáp án B Câu 5.
  6. Sẽ có dòng điện chạy qua khi các thiết bị điện và nguồn được nối kín bằng dây dẫn. Chọn đáp án C Câu 6. Vật dẫn điện là một đoạn ruột bút chì. Chọn đáp án B Câu 7. Các lý do A, B, C đều có thể là nguyên nhân khiến đèn không sáng. Chỉ có lí do D là không. Chọn đáp án D Câu 8. Kim loại là chất dẫn điện tốt vì trong kim loại có nhiều electron tự do. Chọn đáp án C Câu 9. Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của các dòng điện có thể làm các cơ co giật, làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt và làm tim ngừng đập. Vậy D là đáp án sai. Chọn đáp án D Câu 10. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua đèn báo của ti vi. Chọn đáp án B PHẦN II: TỰ LUẬN Bài 1.
  7. -Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua + Ví dụ: Đồng, sắt, nhôm, - Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua + Ví dụ: Nhựa, không khí, gỗ khô, sứ, thủy tinh, Bài 2. - Tác dụng phát sáng, ví dụ làm sáng bóng đèn bút thử điện. - Tác dụng từ, ví dụ làm chuông điện. - Tác dụng nhiệt, ví dụ làm nóng dây tóc bóng đèn sợi đốt rồi phát sáng. - Tác dụng hoá học, ví dụ mạ đồng. - Tác dụng sinh lí, ví dụ châm cứu bằng điện. Bài 3. Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng vì khi chải đầu bằng lược, lược và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó càng chải tóc càng dựng đứng thẳng. Bài 2. - Tác dụng nhiệt. VD: Dòng điện chạy qua dây tóc của bóng đèn làm dây tóc nóng đến nhiệt độ cao và phát sáng. - Tác dụng phát sáng. VD: Dòng điện chạy qua chất khí bên trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng. - Tác dụng từ. VD: Dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt non làm cho cuộn dây trở thành nam châm điện.
  8. - Tác dụng hoá học. VD: Dòng điện chạy qua dung dịch đồng sunphat làm đồng tách ra khỏi dung dịch và đến bám vào thỏi than nối với cực âm. - Tác dụng sinh lí. VD: Dòng điện chạy qua cơ thể người làm cơ co giật Bài 4. a) Việc làm này có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn. b) Muốn mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại, ta dùng dung dịch muối vàng, điện cực dương bằng vàng và điện cực âm là chiếc vỏ đồng hồ. Câu 5: - Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động. - Có hai loại nguồn điện, đó là: Nguồn điện một chiều và nguồn điện xoay chiền