Đề thi giữa kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề số 3 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 2. Kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau

B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa sau khi cọ xát thích hợp đặt gần nhau thì hút nhau

C. Có 2 loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+)

D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau

Câu 3. Dòng điện là:

A. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển có hướng

B. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

C. Dòng các điện tích dương chuyển dời có hướng

D. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển

Câu 4. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa rồi đưa miếng lụa lại gần thanh thủy tinh thì chúng hút nhau. Vậy miếng lụa nhiễm điện gì?

A. Dương                B. Không nhiễm điện

C. Âm vì thủy tinh nhiễm điện dương      D. Vừa điện dương, vừa điện âm

docx 6 trang Thái Bảo 21/07/2023 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề số 3 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_ki_2_vat_li_lop_7_de_so_3_nam_hoc_2021_2022_co_d.docx

Nội dung text: Đề thi giữa kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề số 3 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Vật lí lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 3) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật: A. Có khả năng đẩy hoặc hút vật nhẹ khác B. Có khả năng hút các vật nhẹ khác
  2. C. Có khả năng đẩy các vật nhẹ khác D. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác Câu 2. Kết luận nào dưới đây không đúng? A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa sau khi cọ xát thích hợp đặt gần nhau thì hút nhau C. Có 2 loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+) D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau Câu 3. Dòng điện là: A. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển có hướng B. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng C. Dòng các điện tích dương chuyển dời có hướng D. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển Câu 4. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa rồi đưa miếng lụa lại gần thanh thủy tinh thì chúng hút nhau. Vậy miếng lụa nhiễm điện gì? A. Dương B. Không nhiễm điện C. Âm vì thủy tinh nhiễm điện dương D. Vừa điện dương, vừa điện âm Câu 5. Hai điện tích cùng loại đưa lại gần nhau thì: A. Đẩy nhau B. Hút nhau C. Không đẩy; không hút D. Có lúc đẩy; lúc hút Câu 6. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt thì cuộn dây dẫn này có thể hút các vật nào dưới đây? A. Các vụn giấy B. Các vụn sắt C. Các vụn đồng D. Các vụn nhôm
  3. Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin? A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực âm của pin B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực dương của pin C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào Câu 8. Trong các vật dưới đây, vật cách điện là: A. Một đoạn dây thép B. Một đoạn dây nhôm C. Một đoạn dây nhựa D. Một đoạn ruột bút chì PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 1. Hãy giải thích tại sao càng lau nhiều lần màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi bằng khăn bông khô thì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi càng dính nhiều bụi vải? Trả lời :Càng lau nhiều lần màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi bằng khăn bông khô thì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi càng dính nhiều bụi vải là do vải bông khô cọ xát vào màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi nên đã làm cho chúng bị nhiễm điện và nó có khả năng hút các bụi vải bám vào.
  4. Câu 2. Trong mỗi hình a, b, c, d, các vật A, B đều bị nhiễm điện. Hãy điền dấu điện tích (+ hay -) vào vật chưa ghi dấu? Câu 3. Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm một nguồn điện 2 pin, 1 công tắc, 1 bóng đèn và dây dẫn. Dùng mũi tên chỉ rõ chiều dòng điện chạy trong mạch. So sánh chiều dòng điện với chiều của electron tự do trong dây dẫn kim loại? Bài 4.Có 5 vật A; B; C; D; E được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A hút B; B đẩy C; C hút D và D đẩy E. Biết E mang điện tích âm. Vậy A, B, C, D Câu 5. Làm thế nào để biết một chiếc lược nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện gì? Vì sao? Bài 6. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 3 pin mắc nối tiếp ,3 đèn đảm bảo yêu cầu sau .Khi đóng khóa K cả ba đèn đều Tắt,khi mở khóa k cả 3 đèn đều sáng. Dòng điện chạy qua các vật dẫn đều có chung tác dụng gì? Lấy 1 ví dụ về tác dụng đó là có ích, 1 ví dụ về tác dụng đó là vô ích? HẾT Đáp án Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật có khả năng đẩy hoặc hút vật nhẹ khác. Chọn đáp án A Câu 2. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau nên D sai.
  5. Chọn đáp án D Câu 3. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Chọn đáp án B Câu 4. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Thanh thủy tinh hút miếng lụa nên miếng lụa nhiễm điện âm. Chọn đáp án C Câu 5. Hai điện tích cùng loại khi đưa lại gần nhau sẽ đẩy nhau. Chọn đáp án A Câu 6. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt thì cuộn dây dẫn này trở thành nam châm điện và có thể hút các vụn sắt. Chọn đáp án B Câu 7. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực âm của pin. Chọn đáp án A Câu 8. Vật cách điện là một đoạn dây nhựa. Chọn đáp án C PHẦN II. TỰ LUẬN
  6. Bài 1. Càng lau nhiều lần màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi bằng khăn bông khô thì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi càng dính nhiều bụi vải là do vải bông khô cọ xát vào màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi nên đã làm cho chúng bị nhiễm điện. Bài 2. Dòng điện chạy qua các vật dẫn đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng. - Ví dụ tác dụng có ích: nồi cơm điện, bàn là - Ví dụ tác dụng vô ích: máy bơm nước, máy quạt Bài 3. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. - D đẩy E, mà E mang điện tích âm (-) nên D mang điện tích âm (-) - C hút D, mà D mang điện tích âm (-) nên C mang điện tích dương (+) - B đẩy C, mà C mang điện tích dương (+) nên B mang điện tích dương (+) - A hút B, mà B mang điện tích dương (+) nên A mang điện tích âm (-)