Đề thi giữa kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề số 1 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Câu 4. Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
A. Vật b và c có điện tích cùng dấu
B. Vật a và c có điện tích cùng dấu
C. Vật b và d có điện tích cùng dấu
D. Vật a và d có điện tích trái dấu
Câu 5. Chọn câu phát biểu sai. Sơ đồ mạch điện có tác dụng
A. Giúp các thợ điện dựa vào đó để mắc mạch điện đúng như yêu cầu
B. Giúp ta dễ dàng trong việc kiểm tra, sửa chữa các mạch điện
C. Mô tả đơn giản mạch điện trong thực tế
D. Giúp các điện tích dịch chuyển đúng trong mạch
Câu 6. Chất nào sau đây là chất dẫn điện
A. Không khí ở điều kiện bình thường
B. Dây đồng
C. Nước cất
D. Cao su xốp
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề số 1 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_giua_ki_2_vat_li_lop_7_de_so_1_nam_hoc_2021_2022_co_d.docx
Nội dung text: Đề thi giữa kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề số 1 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- Đề thi Giữa kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Vật lí lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1. Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo ròng rọc. Giải thích vì sao? A. Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát B. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát C. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên D. Do cọ xát mạnh Câu 2. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len. Đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì: A. Thanh thủy tinh hút mảnh pôliêtilen B. Chúng đẩy nhau C. Chúng hút nhau D. Chúng vừa hút vừa đẩy Câu 3. Chọn câu trả lời sai. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
- A. Nguyên tử có một hạt nhân và các hạt electron. B. Hạt nhân mang điện tích dương, nằm ở tâm nguyên tử; các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân. C. Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, bình thường nguyên tử trung hòa về điện. D. Nguyên tử có thể có nhiều hạt nhân và nhiều hạt electron. Câu 4. Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì: A. Vật b và c có điện tích cùng dấu B. Vật a và c có điện tích cùng dấu C. Vật b và d có điện tích cùng dấu D. Vật a và d có điện tích trái dấu Câu 5. Chọn câu phát biểu sai. Sơ đồ mạch điện có tác dụng A. Giúp các thợ điện dựa vào đó để mắc mạch điện đúng như yêu cầu B. Giúp ta dễ dàng trong việc kiểm tra, sửa chữa các mạch điện C. Mô tả đơn giản mạch điện trong thực tế D. Giúp các điện tích dịch chuyển đúng trong mạch Câu 6. Chất nào sau đây là chất dẫn điện A. Không khí ở điều kiện bình thường B. Dây đồng C. Nước cất D. Cao su xốp PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
- Bài 1:(2 điểm) Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật sau khi nhiễm điện có những khả năng gì? Bài 2:(2 điểm) Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Em hãy quan sát trong thực tế, cầu chì thường được mắc ở đâu? Trên các thiết bị, làm thế nào nhận ra vị trí của cầu chì? Bài 3:(3 điểm) a) Thế nào là chất cách điện? Lấy 3 ví dụ về chất cách điện. b) Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi lau màn hình ti vi hoặc cửa kính bằng vải bông khô, càng lau ta càng thấy màn hình ti vi hoặc cửa kính bám bụi. Hãy giải thích hiện tượng trên. HẾT Đáp án PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Trong sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc là vì khi làm việc do ma sát thì ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện Chọn đáp án A Câu 2. Thủy tinh nhiễm điện dương, còn mảnh pôliêtilen nhiễm điện âm vậy khi đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì chúng hút nhau Chọn đáp án C Câu 3. Nguyên tử chỉ có một hạt nhân và các hạt electron quay quanh. Vậy câu D là sai. Chọn đáp án D Câu 4.
- Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì a ngược dấu với b và cùng dấu với c và d. Vậy trong các kết luận trên chỉ có B là đúng Chọn đáp án B Câu 5. Sơ đồ mạch điện có tác dụng như A, B, C đều đúng, chỉ có D là sai vì nó không thể giúp các điện tích dịch chuyển đúng trong mạch Chọn đáp án D Câu 6. Dây đồng là chất dẫn điện. Chọn đáp án B PHẦN II. TỰ LUẬN Bài 1.Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật sau khi nhiễm điện có những khả năng gì? Bài 2. Cầu chì hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi dòng điện đi qua mạch vượt mức cho phép, dây chì nóng lên, chảy ra và làm mạch điện bị ngắt. Cầu chì thường được bố trí sau đồng hồ đo (công tơ điện) trước khi vào nhà, trước các thiết bị. Trên một số thiết bị cầu chì (máy biến thế, TV ) có thể nằm bên trong hoặc phía ngoài máy Bài 3. - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. - VD: nhựa, len, thủy tinh, sứ, - Vải khô cọ xát với màn hình ti vi hoặc cửa kính thì bị nhiễm điện. Sau khi bị nhiễm điện chúng có khả năng hút các bụi bẩn xung quanh nên bị bám bụi. Do đó, càng lau thì mặt bàn và cửa kính nhiễm điện càng lớn và càng bám bụi hơn.