Đề thi giữa kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 7 Sách Cánh diều (Có đáp án)
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm - Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)
Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất:
Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:
A. truyền thống quê hương.
B. truyền thống gia đình.
C. truyền thống dòng họ.
D. truyền thống dân tộc.
Câu 2. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Câu 3: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?
A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.
B. K luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
C. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ và sáng tạo.
D. Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.
File đính kèm:
de_thi_giua_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_sach_canh_dieu.doc
Nội dung text: Đề thi giữa kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 7 Sách Cánh diều (Có đáp án)
- Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 sách Cánh diều Ma trận đề thi giữa kì 1 môn GDCD 7 Mức độ đánh giá Tổng Nội Thông Vận dụng T dung/ch Nhận biết Vận dụng Tổn hiểu cao Câu Câu T ủ đề/bài g học TNK T TNK TNK TNK TN TL TL TL TL điểm Q L Q Q Q 1.Tự hào về truyền 1 4 1 4 thống 4 câu câ câu câu điểm quê u hương 2.Bảo tồn 1 1 4 1 4 di sản 4 câu câ câu câu điểm văn hóa u 3. Quan 1 tâm, cảm 4 1 2 4 câu câ thông và câu câu điểm u chia sẻ 12 3 Tổng câu 12 câu câu câu 30 70 10 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% % % điểm Tỉ lệ chung 60% 40% 100%
- Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm - Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm) Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất: Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là: A. truyền thống quê hương. B. truyền thống gia đình. C. truyền thống dòng họ. D. truyền thống dân tộc. Câu 2. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây? A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương. B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương. C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương. D. Luôn có trách nhiệm với quê hương. Câu 3: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động? A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc. B. K luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân. C. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ và sáng tạo. D. Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi. Câu 4: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Truyền thống quê hương. B. Phong tục tập quán. C. Truyền thống gia đình. D. Nét đẹp bản địa. Câu 5. Di sản văn hoá là:
- A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. B. sản phẩm tỉnh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. D. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 6 Di sản văn hoá vật thể là: A. sản phẩm tỉnh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. B. sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. C. sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. D. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Câu 7. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm: A. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục, B. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, C. di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, Câu 8. Di sản văn hoá bao gồm: A. di sản văn hoá tỉnh thần và di sản văn hoá vật thể. B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tỉnh thần. D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần. Câu 9: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến A. mọi người và sự việc xung quanh. B. những vấn đề thời sự của xã hội. C. những người thân trong gia đình. D. một số người thân thiết của bản thân. Câu 10: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo A. khả năng của mình. B. nhu cầu của mình.
- C. mong muốn của mình. D. nguyện vọng của mình. Câu 11: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ? A. Chỉ những người giàu có mới biết chia sẻ. B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người. C. Chia sẻ là cho hết những gì mà bản thân có. D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác. Câu 12: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Quan tâm. B. Chia sẻ. C. Đồng cảm. D. Thấu hiểu. Phần II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 (3 điểm): Em hãy liệt kê những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. Câu 2 (3 điểm):) A và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà đưa vở cho bạn chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bài học trên lớp. H cùng lớp thấy vậy cho rằng A làm thế không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A? b) Theo em, ý kiến của bạn H như vậy có đúng không? Tại sao? Câu 3 (1 điểm): Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, N không thuộc bài, H ngồi cạnh đã đưa bài cho N chép. Theo em, việc làm của H có phải là quan tâm, giúp đỡ bạn không? Vì sao?
- Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A A B C A B D B B A A B A II. PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm Tìm hiểu về truyền thống của quế hương mình. Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương. Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt Câu 1 đẹp của quê hương. 3,0 điểm (3,0 điểm) Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống, Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống. a) Việc làm của bạn A đã thể hiện bạn là một người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nối khó khăn của bạn bè. A hiểu cho nỗi khó khăn mà N đang trải qua và sẵn sàng, chịu khó giúp đỡ bạn vượt qua. Câu 2 3,0 điểm b) Ý kiến của H như vậy là không đúng. Bởi vì việc bị ốm (3,0 điểm) phải nghỉ học đã là một sự thiệt thòi rất lớn đối với N. Nếu như không có A giúp đỡ, giảng giải những kiến thức mới, thì N sẽ rất khó để theo kịp tiến độ học và sẽ bị tụt lùi so với các bạn. Việc làm của H không phải là quan tâm giúp đỡ bạn. Bởi vì việc H đưa bài cho N chép vào giờ kiểm tra sẽ khiến cho Câu 3 N ỷ lại vào H, do vậy những giờ kiểm tra sau N sẽ phụ thuộc vào H và tiếp tục không học bài. Lâu dần hình thành 1,0 điểm (1,0 điểm) cho N thói quen dựa dẫm vào người khác mà không nỗ lực tự học bằng chính khả năng của bản thân, như vậy là H đang gián tiếp tạo thói quen xấu cho N.