Đề thi giữa học kì II môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Quyền (Có đáp án)

Câu 1: (0,5 điểm)Lãnh thổ Châu Mĩ rộng bao nhiêu km2?

A. 41 triệu km2. B. 42 triệu km2.

C. 43triệu km2. D. 44triệu km2.

Câu 2: (0,5 điểm)Năm 2001, dân số của Bắc Mĩ là bao nhiêu người?

A. 154 triệu người. B. 451,1 triệu người.

C.514,1 triệu người. D. 415,1 triệu người.

Câu 3: (0,5 điểm)Vì sao trong giai đoạn 1970-1970 và 1980-1982 vành đai các ngành công nghiệp của Hoa Kì bị sa sút dần?

A. Vì thiếu nhiên liệu. B. Vì dân cư đông.

C. Vì khủng hoảng kinh tế. D. Vì thiếu nhân lực.

Câu 4: (0,5 điểm)Tỉ lệ dân đô thị của Trung và Nam Mĩ chiếm khoảng bao nhiêu % dân số?

A. 75%. B. 65%.

C. 55%. D. 45%.

Câu 5: (0,5 điểm)Đồng bằng rộng và phì nhiêu bậc nhất Nam Mĩ là gì?

A. Đồng bằng Pam-Pa. B. Đồng bằng Ơ-ri-no-co.

C. Đồng bằng A-ma-zôn. D. Đồng bằng Lap-la-ta.

pdf 13 trang Thái Bảo 29/07/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì II môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Quyền (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì II môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Quyền (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HK II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021-2022 NGÔ QUYỀN MÔN ĐỊA LÍ 7 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM(3,0 điểm)Hãy chọn ý đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: (0,5 điểm)Lãnh thổ Châu Mĩ rộng bao nhiêu km2? A. 41 triệu km2. B. 42 triệu km2. C. 43triệu km2. D. 44triệu km2. Câu 2: (0,5 điểm)Năm 2001, dân số của Bắc Mĩ là bao nhiêu người? A. 154 triệu người. B. 451,1 triệu người. C.514,1 triệu người. D. 415,1 triệu người. Câu 3: (0,5 điểm)Vì sao trong giai đoạn 1970-1970 và 1980-1982 vành đai các ngành công nghiệp của Hoa Kì bị sa sút dần? A. Vì thiếu nhiên liệu. B. Vì dân cư đông. C. Vì khủng hoảng kinh tế. D. Vì thiếu nhân lực. Câu 4: (0,5 điểm)Tỉ lệ dân đô thị của Trung và Nam Mĩ chiếm khoảng bao nhiêu % dân số? A. 75%. B. 65%. C. 55%. D. 45%. Câu 5: (0,5 điểm)Đồng bằng rộng và phì nhiêu bậc nhất Nam Mĩ là gì? A. Đồng bằng Pam-Pa. B. Đồng bằng Ơ-ri-no-co. C. Đồng bằng A-ma-zôn. D. Đồng bằng Lap-la-ta. Câu 6: (0,5 điểm) Lĩnh vực kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất của Bắc Mĩ là gì? A.Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Cả ba lĩnh vực bằng nhau D. Dịch vụ II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 7:(2,0 điểm)Trình bày các hình thức sở hữu trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ? Câu 8:(2,0 điểm)Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-zôn?
  2. Câu 9: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Tên nước GDP Cơ cấu trong GDP % (Triệu USD) Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ Ca-na-đa 677178 27 5 68 Hoa Kì 10171400 26 4 72 Mê-hi-cô 617817 28 2 68 Hãy nhận xét về vai trò của ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01 I. TRẮC NGHIỆM:( 3,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D C A C D II. TỰ LUẬN : ( 7,0 điểm) Câu Nộidung Điểm * Đại điền trang: 0,5 - Thuộc sở hữu của các địa chủ. Câu 7 : - Quy mô lớn, canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. 0,5 (2,0 điểm) * Tiểu điền trang: 0,5 - Thuộc ở hữu của các hộ nông dân. - Quy mô nhỏ, chủ yếu là tự túc. 0,5 - Rừng A-ma-zon có diện tích rộng, đất đại màu mỡ, sông ngòi dày đặc, 0,5 khoáng sản trữ lượng lơn. `Câu 8: - Rừng A-ma-zon được coi là lá phổi xanh của thế giới. 0,5 (2,0 điểm) - Rừng A-ma-zon là vùng dự trữ sinh học quý giá. 0,5 - Rừng A-ma-zon có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công 0,5 nghiệp và giao thông vận tải. Câu 9: * Vai trò của ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ: (3,0 điểm) - Ca-na-đa : 68% , Mê-hi-cô: 68%, Hoa Kì: 72%. 1,0
  3. - Các ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn 1,0 thông, giao thông vận tải, đóng vai trò quan trọng. - Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. 1,0 ĐỀ SỐ 2. Câu 1: Châu Mĩ có những nền văn minh cổ đại: A. In-ca, Mai-an, sông Nin. B. Hoàng Hà, A-xơ-tếch, sông Nin. C. Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch. D. Mai-a, sông Nin, Đông Sơn. Câu 2: Dãy núi cao, đồ sộ nhất Bắc Mỹ là dãy núi nào dưới đây? A. Cooc-di-e. B. Apalat. C. Atlat. D. Andet. Câu 3: Các đô thị nào có trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ? A. Niu-I-ooc, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô. B. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét. C. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô. D. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô. Câu 4: Nước nào có bình quân lương thực đầu người cao nhất trong các nước Bắc Mĩ? A. Hoa Kì. B. Mê-hi-cô. C. Ca-na-đa. D. Bra-xin. Câu 5: Hãng máy bay Boing là hãng máy bay của quốc gia nào? A. Nhật Bản.
  4. B. Hoa Kì. C. Trung Quốc. D. Liên Bang Nga. Câu 6: Dãy núi nào dưới đây cao, đồ sộ nhất Nam Mĩ? A. Cooc-di-e. B. Himalaya. C. Atlat. D. Andet. Câu 7: Các đồng bằng theo thứ tự từ Bắc xuống Nam ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là: A. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn B. A-ma-dôn, La-pla-ta, Pam-pa C. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa D. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta Câu 8: Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có rừng nào phát triển nhất? A. Rừng rậm nhiệt đới. B. Rừng ôn đới. C. Xích đạo. D. Cận xích đạo. Câu 9: Bộ tộc người bản địa của Trung và Nam Mĩ là bộ tộc nào? A. Người Mai-a. B. Người A-xơ-tếch. C. Người In-ca. D. Người Anh-điêng. Câu 10: Những quốc gia nào ở Nam Mĩ xuất khẩu lúa mì? A. Cô-lôm-bi-a, U-ru-goay B. Bra-xin, Ac-hen-ti-na C. U-ru-goay, Chi-le
  5. D. Bra-xin, Chi-le Phần tự luận Câu 1 (2 điểm). Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây? Câu 2 (3 điểm). a) Cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma? b) So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02 Phần trắc nghiệm 1-C 2-A 3-B 4-C 5-B 6-D 7-B 8-A 9-D 10-B Phần tự luận Câu 1: - Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Binh Dương và Bắc Băng Dương. (1 điểm) - Nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Mĩ đều thuộc bán cầu Tây. (1 điểm) Câu 2: a) Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì. Kênh đào đã đem lại lợi ích rất lớn cho Hoa Kì, ngày nay kênh đào đã trao trả cho Pa-na-ma. (1 điểm) b) - Giống nhau: Cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ tương tự với cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ. (0,5 điểm) - Khác nhau: + Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông, trong khi ở Nam Mĩ là các cao nguyên. (0,25 điểm) + Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở Nam Mĩ hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ. (0,5 điểm)
  6. + Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. (0,25 điểm) + Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đông bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên. (0,5 điểm) ĐỀ SỐ 3. I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào ý em cho là đúng nhất: Câu 1: Đặc điểm của môi trường nhiệt đới là: A. Nhiệt độ cao, mưa theo mùa gió. B. Nhiệt độ cao, mưa nhiều quanh năm C. Nhiệt độ cao, càng về chí tuyến mưa càng ít D. Nhiệt độ TB, mưa tùy nơi Câu 2: Cảnh quan nào sau đây mô tả đặc điểm môi trường xích đạo ẩm: A. Đồng cỏ, cây bụi, sư tử, ngựa vằn B. Cây nhiều tầng râm rập, xanh tốt. C. Mùa khô cây rụng lá, mùa mưa cây xanh tốt. D. Đất khô cằn, cây xương rồng cây bụi gai. Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân ở đới nóng: A. Thiên tai, chiến tranh, kinh tế B. Ô nhiễm môi trường, thiên tai C. Nhu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ D. Dân số đông, thiếu việc làm Câu 4: Bùng nổ dân số xảy ra khi: A. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 1,0% trong thời gian dài B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên trên 2,0%
  7. C. Tỉ lệ sinh bằng tỉ lệ tử D. Các nước mới giành độc lập Câu 5: Những hậu quả của bùng nổ dân số: A. Kinh tế châm phát triển, ô nhiễm môi trường B. Chăm sóc y tế kém, dân trí thấp C. Thất nghiệp, đói nghèo, tệ nạn xã hội D. Tất cả các ý đầu đúng Câu 6: Ghép ý cột A phù hợp với ý cột C, rồi điền kết quả vào cột B cho phù hơp. Cột A Cột B Cột C a. Từ vĩ tuyến 50B đến vĩ tuyến 1. Môi trường Xích đạo ẩm 1. Phù hợp với 50N 2. Môi trường nhiệt đới gió mùa 2. Phù hợp với b. Nằm ở Nam Á, Đông Nam Á II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa? Câu 2: (3 điểm) Có mấy kiểu quần cư, nêu đặc điểm của các kiểu quần cư? Câu 3: (2 điểm) Tháp tuổi cho ta biết gì? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03 I. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B A B D 1a, 2b II. Tự luận: Câu 1: - Đặc điểm: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bậc là nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. + Nhiệt độ TB năm >20oC, Mua TB năm >1500mm, mùa khô ngăn có lượng mua nhỏ, biên độ nhiệt TB năm 8oC. - Thời tiết diễn biến thất thường.
  8. - Đây là kiểu môi trường đa dạng và phong phú. Câu 2: Gồm 2 kiểu quần cư: Quần cư nông thôn và quần cư đô thị - Quần cư nông thôn có mật độ dân số thấp, hoạt động sản xuất kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. - Quần cư đô thị có mật độ dân số cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ. Câu 3: Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm cụ thể của dân số, giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một quốc gia. ĐỀ SỐ 4. I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Đới nóng nằm ở khoảng A. giữa hai chí tuyến. B. giữa đới lạnh và đới ôn hòa. C. giữa chí tuyến Bắc đến cực Bắc. D. giữa chí tuyến Nam đến cực Nam. Câu 2. Nguyên nhân sâu xa gây tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng là A. dân số tăng quá nhanh. B. kinh tế phát triển chậm. C. đời sống nhân dân thấp kém. D. khai thác tài nguyên không hợp lí. Câu 3. Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình là A. Bắc Phi, Nam Phi B. Trung Phi, Nam Phi C. Đông Á, Nam Á
  9. D. Nam Á, Đông Nam Á Câu 4. Tại sao Sê-ra-pun-di là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới? A. Chịu tác động mạnh của gió mùa mùa đông. B. Nằm ngay sát biển nên chịu tác động của biển. C. Nằm ở sườn đón gió (phía nam dãy Hi-ma-lay-a). D. Nằm gần dòng biển nóng mang theo nhiều hơi nước. Câu 5. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào A. cấu tạo cơ thể. B. hình thái bên ngoài. C. trang phục bên ngoài. D. sự phát triển của trí tuệ. Câu 6. Năm 2001, Việt Nam có số dân là 78,7 triệu người, trong khi diện tích là 330.991 km2. Vậy mật độ dân số của Việt Nam năm 2001 là A. 823 người/ km2 B. 238 người/km2 C. 832 người/km2 D. 328 người/km2 II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1. (3.0 điểm) So sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Câu 2. (1.5 điểm) Trình bày đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Câu 3. (2.5 điểm) Quan sát hình 4.2 và 4.3 SGK cho biết sau 10 năm:
  10. - Hình dáng tháp tuổi có gì thay đổi? - Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? - Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04 I. TRẮC NGHIỆM: Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A D C B B II. TỰ LUẬN: Câu 1. Sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị: - Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. - Quần cư thành thị: có mật độ dân số cao, kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. - Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt. Câu 2. Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa: - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. - Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây hạn hán hay lũ lụt. Câu 3. Tháp dân số của TP Hồ Chí Minh có sự thay đổi:
  11. - Đáy tháp năm 1999 thu hẹp lại, thân tháp mở rộng ra. - Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng về tỉ lệ. Trên độ tuổi lao động có tăng chút ít. - Nhóm tuổi chưa đến độ tuổi lao động có xu hướng giảm về tỉ lệ. ĐỀ SỐ 5. I/ Trắc Nghiệm: (4,0 điểm) Câu 1: Địa hình Bắc Mĩ gồm: A. Phía Tây là hệ thống Cooc-đi-e B. Miền đồng bằng ở giữa C. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông D. Cả A, B, C đúng Câu 2: Hệ thống Coo-đi-e kéo dài theo hướng A. Bắc - Nam B. Đông - Tây C. Đông Bắc - Tây Nam D. Đông Nam - Tây Bắc Câu 3: Đồng bằng lớn nhất Bắc Mĩ A. Đồng bằng A-ma-dôn B. Đồng bằng Pam-a C. Đồng bằng trung tâm (Mi-xi-xi-pi) D. Đồng bằng La-pla-ta Câu 4: Các đô thị trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ thường tập trung: A. Ven biển Đại Tây Dương, Thái Bình Dương B. Phía Bắc Ca-na-da C. Hệ thống Coo-đi-e D. Bán đảo A-la-xca Câu 5: Khu vực Trung và nam Mĩ bao gồm: A. Các đảo trong biển Ca-ri-be B. Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti, Nam Mĩ
  12. C. Lục Địa Nam Mĩ D. Tận cùng của hệ thống Coo-đi-e Câu 6: Đồng bằng rộng lớn, thấp và bằng phẳng nhất Nam Mĩ. A. Đồng bằng Pam-pa B. Đồng bằng A-ma-don C. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô D. Đồng bằng La-plata Câu 7: Ven biển phía Tây miền Trung An-Đet xuất hiện dải hoang mạng, chủ yếu do ảnh hưởng của A. Dòng biển nóng Bra-xin B. Dòng biển lạnh Pê-ru chảy sát bờ C. Dòng biển nóng Guy-a-na D. Địa thế của vùng là địa hình khuất gió Câu 8: Dân cư Trung và Nam Mĩ tập trung đông ở A. Vùng búi An-Đét B. Biển cao nguyên Pa-ta-gô-ni C. Đồng bằng A-ma-don D. Ven biển, cửa sông nơi có khí hậu mát mẻ. II Tự luận (6,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Hãy so sánh sự giống và khác nhau về địa hình giữa Bắc Mĩ và Nam Mĩ? Câu 2: (3,0 điểm) Nêu đặc điểm đô thị hóa ở khu vực Bắc Mĩ? Quá trình đô thị hóa ở khu vực Bắc Mĩ có gì khác so với quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05 I. Trắc nghiệm: 4,0 điểm Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 D A C A B C B D II. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) * Giống: Cấu trúc địa hình phân bố như nhau.
  13. * Khác nhau: Bắc Mĩ: Cóoc-đi-e – sơn nguyên chiếm ½ lục địa. Nam Mĩ: Hệ thống Anđét cao và đồ sộ hơn, chiếm tỉ lệ nhỏ hơn. Câu 2 (3,0 điểm) * Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ: Trong quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ, đặc biệt Hoa Kì phát triển rất nhanh, dân cư thành thị cũng tăng theo: Chiếm >76% dân số. (1,0 điểm) Các thành phố tập trung quanh vùng Hồ lớn, ven bờ Đại Tây Dương nối tiếp nhau thành một hệ thống siêu đô thị, càng vào sâu nội địa, mạng lưới thành phố càng thưa. (1,0 điểm) * Khác biệt: Bắc Mĩ: Phát triển đô thị hoá gắn liền với việc phát triển kinh tế, công nghiệp hoá. (0,5 điểm) Nam Mĩ: Đô thị hoá phát triển nhanh nhưng kinh tế chậm phát triển gây nên hậu quả nghiêm trọng về đời sống và về môi trường. (0,5 điểm) HẾT .