Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trưng Vương (Có đáp án)

Câu 1 : (2đ) Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 2: ( 3đ) Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế và xây dựng nền văn hóa dân tộc?

Câu 3 : (3đ) So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa luật pháp của thời Lý- Trần và thời Lê sơ?

Câu 4 : (2đ) Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu? Hãy đánh giá những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

pdf 14 trang Thái Bảo 31/07/2024 660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trưng Vương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trưng Vương (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG MÔN: LỊCH SỬ 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. Đề số 1 Câu 1 : (2đ) Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Câu 2: ( 3đ) Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế và xây dựng nền văn hóa dân tộc? Câu 3 : (3đ) So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa luật pháp của thời Lý- Trần và thời Lê sơ? Câu 4 : (2đ) Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu? Hãy đánh giá những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu Nội dung 0,5đ - Nguyên nhân thắng lợi: + Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tinh thần đoàn kết toàn dân. 0,5đ + Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi. 1 - Ý nghĩa: + Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. 0,5đ + Mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước. 0,5đ 0,75đ - Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. 0,75đ 2 - Ra “ Chiếu khuyến nông ” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng. - Bãi bỏ hoặc miễn giảm nhiều loại thuế , nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần. 0,75đ - Ban hành “Chiếc lập học” , các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học: dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. 0,75đ *Giống nhau: 3 - Cả hai đều bảo vệ quyền lợi nhà vua và giai cấp thống trị 0,75đ - Bảo vệ trật tự xã hội và sản xuất nông nghiệp 0,75đ *Khác nhau: Luật pháp thời Lê Sơ hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ hơn. 0,5đ
  2. - Bảo vệ quyền lợi phụ nữ. - Đề cập đến vấn đề bình đẳng giới 0,5đ 0,5đ *Vua Quang Trung tấn công quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu vì vào dịp Tết quân Thanh 0,5đ lo ăn chơi , lơ là, kém phòng bị *Những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc . - Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn- Trịnh- Lê 4 0,5đ - Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia 0,5đ - Đánh tan quân xâm lược Xiêm; Thanh bảo vệ độc lập dân tộc, lãnh thổ quốc gia 0,5đ 2. Đề số 2 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 7- TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG- ĐỀ 02 Phần 1. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng. 1. Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan (10-12-1427) để rút quân về nước, vì? A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động - Chúc Động. B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt. C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết. D. Cả ba phương án A, B, C. 2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh thời gian nào? A. Ngày 07 – 02 – 1418 B. Ngày 17 – 12 – 1416 C. Ngày 28 – 6 – 1917 3. Dựa vào thông tin dưới đây, hãy cho biết tên nhân vật lịch sử này là ai? A. Ông là một nhà quân sự, chính trị lỗi lạc, là tác giả của bài Đại Cáo Bình Ngô. B. Ông là người cùng Lê Lợi lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa chống giặc Minh thắng lợi. Trả lời: Ông là: 4. Trong câu nói của vua Lê Thánh Tông dưới đây còn thiếu từ nào trong chỗ trống? “Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải ” A. Giết chết B. Chặt đầu C. Đi tù D. Tru di 5. Thế kỉ XVII, “Kẻ Chợ” là tên gọi của đô thị nào ở nước ta?
  3. A. Phố Hiến (Hưng Yên) B. Thăng Long (Hà Nội) C. Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế) D. Hội An (Quảng Nam) 6. Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh – Nguyễn ? A. Sông Gianh (Quảng Bình) B. Vùng núi Tam Đảo C. Thanh Hóa – Nghệ An D. Quang Bình – Hà Tĩnh 7. Luật pháp thời Lê Sơ khác thời Lý - Trần ở điểm nào? A. Bảo vệ quyền lợi của vua và quý tộc. B. Khuyến khích sản xuất. C. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. D. Xác nhận quyền sở hữu tài sản. 8. Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt (trong đó có A-lêc-xăng-đơ Rôt) để truyền đạo Thiên chúa, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm Tiếng Việt (có sự hợp tác của một số người Việt Nam). Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy. A. Đúng B. Sai Câu 2: (1,0 Điểm) Chọn các thông tin sau (Lê Sơ, 989, 26, 20) và điền thông tin vào chỗ trống cho thích hợp trong câu sau: Thời (1) (1428 - 1527) tổ chức được (2) khoa thi. Đỗ (3) tiến sĩ và (4) trạng nguyên. Phần 2. Tự luận (7,0 điểm) Câu 3. (3,5 điểm) Trình bày diễn biến chính và kết quả của trận Tốt Động - Chúc Động? Câu 4. (2,0 điểm) Vì sao nền giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ như vậy? Câu 5. (1,5 điểm) Hãy cho biết hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A Nguyễn Trãi D B A C A Câu 2. (1,0 điểm) (1) Lê Sơ (2) 26
  4. (3) 989 (4) 20 Phần II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 3 (3,5 điểm) Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối 1427) a. Diễn biến: - Tháng 10-1426, Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh kéo vào thành Đông Quan. (0,5 điểm) - Ngày 7-10-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của ta ở Cao Bộ (Chương Mĩ - Hà tây). (0,5 điểm) - Nắm được âm mưu của địch, ta đặt phục binh ở Tốt Động – Chúc Động. Giặc lọt vào trận địa, quân ta nhất tề xông ra tiêu diệt. (0,5 điểm) b. Kết quả: - Năm vạn quân địch tử thương, bắt sống trên một vạn; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan. (1,0 điểm) - Nghĩa quân thừa thắng kéo quân về vây hãm thành Đông Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện. (1,0 điểm) Câu 4 (2,0 điểm) - Nền giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ như vậy vì: - Nhà nước quan tâm đến giáo dục. (0,5 điểm) - Ở các đạo, phủ đều có trường công, hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. (0,5 điểm) - Đa số người dân đều có thể đi học, trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. (0,5 điểm) - Giáo dục, thi cử qui củ, chặt chẽ. (0,5 điểm) Câu 5 (1,5 điểm) - Hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn: (0,5 điểm) + Đất nước bị chia cắt, kinh tế sa sút, chính trị xã hội mất ổn định, nhân dân lầm than (0,5 điểm) + Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến. (0,5 điểm) 3. Đề số 3 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 7- TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG- ĐỀ 03 Câu 1. Quốc gia hay khu vực nào chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Ấn Độ thời phong kiến? A. Trung Quốc. B. Các nước Đông Nam Á. C. Mông Cổ. D. Thổ Nhĩ Kì. Câu 2. Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm A. thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc. B. lấy lòng người dân tộc thiểu số.
  5. C. thực hiện chính sách đa dân tộc. D. giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Câu 3. Để củng cố quốc phòng, các vua nhà Trần đã A. tuyển dụng quân đội theo chính sách “ngụ binh ư nông”. B. cử tướng giỏi cầm quân giữ các vị trí hiểm yếu. C. quân đội được học tập binh pháp. D. đẩy mạnh khai hoang. Câu 4. Thời Đinh-Tiền Lê, quyền lực của nhà vua chưa tập trung đến đỉnh cao vì lí do nào sau đây? A. Các quan lại và nhân dân ở các ở địa phương chưa thật sự ủng hộ nhà vua. B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ sài, quyền lực của vua chưa cao. C. Đất nước mới giành được độc lập, Nho giáo xâm nhập nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. D. Tổ chức bộ máy nhà nước chưa được thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Câu 5. Thời Lý, phần lớn ruộng đất do ai canh tác? A. Nông dân. B. Các đinh nam. C. Tá điền. D. Địa chủ Câu 6. “Hịch tướng sĩ” được viết ra nhằm mục đích gì? A. Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ. B. Ra lệnh cho quân sĩ phải chiến đấu. C. Đưa ra kế sách đánh giặc. D. Nói ra nỗi lo lắng của tướng sĩ. Câu 7. Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành của hai quốc gia nào? A. Cham-pa và Su-khô-thay. B. Su-khô-thay và Lan Xang. C. Pa-gan và Cham-pa. D. Mô-giô-pa-hit và Gia-va. Câu 8. Hồ Quý Ly ban hành tiền giấy năm nào? A. 1340. B. 1399. C. 1367. D. 1396. Câu 9. Văn kiện nào dưới đây được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
  6. A. Nam quốc sơn hà. B. Bình Ngô đại cáo. C. Hịch tướng sĩ. D. Phú sông Bạch Đằng. Câu 10. Nền văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần thường được gọi là văn hóa gì? A. Văn hóa sông Hồng. B. Văn hóa Đại Việt. C. Văn hóa Thăng Long. D. Văn hóa Việt Nam Câu 11. Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là: A. Chủ động tiến công để chặn thế mạnh của giặc. B. Ngồi yên đợi giặc đến. C. Phòng thủ những nơi trọng yếu. D. Phân tán lực lượng. Câu 12. Xã hội phong kiến phương Đông có các giai cấp cơ bản là: A. Lãnh chúa và nông nô. B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh. C. Địa chủ và nông nô. D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh Câu 13. Quyền lực của nhà vua trong xã hội phong kiến phương Tây ở giai đoạn đầu như thế nào? A. thâu tóm trong tay vương quyền. B. nắm cả thần quyền và quân đội. C. bị hạn chế trong các lãnh địa. D. được coi như thiên tử (Con trời). Câu 14. Nhận xét về cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên dưới thời Trần, “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục” của Nhà Nguyễn, Tự Đức không khen ngợi và cho rằng Nhà Trần "gặp may" vì các tướng Nguyên sang Đại Việt đều không giỏi. Em có nhận xét gì về ý kiến trên? A. Sai, vì thực tế nhà Trần có nhiều tướng tài. B. Đúng, vì chỉ có Trần Quốc Tuấn là tiêu biểu. C. Đúng, vì nhà Trần chủ yếu dựa vào dân. D. Sai, vì vua quan nhà Trần đều là người tài. Câu 15. Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc? A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường. B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền của người Việt.
  7. C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc. D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc. Câu 16. Đâu là công trình kiến trúc độc đáo, ghi dấu ấn Thăng Long (Hà Nội) thời Lý? A. Khuê Văn Các. B. Thành Tây Đô. C. Chùa Một Cột. D. Chùa Thiên Mụ. Câu 17. Ý nào sau đây không phản ánh nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo? A. Chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội. B. Cứu vớt con người bằng lòng tin. C. Đòi bãi bỏ lễ nghi phiền toái. D. Quay về giáo lí Ki-tô nguyên thủy. Câu 18. Những chính sách nhà Tống thi hành đã tác động như thế nào đến tình hình đất nước Trung Quốc? A. Chỉ phát triển kinh tế thủ công nghiệp. B. Giao lưu buôn bán với các nước được đẩy mạnh. C. Đời sống nhân dân khổ cực vì sưu dịch nặng nề. D. Đời sống nhân dân ổn định, kinh tế phát triển. Câu 19. Việc Thái hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua là biểu hiện cho việc? A. Thái hậu Dướng Vân Nga hi sinh quyền lợi dòng họ, đặt lợi ích dân tộc lến trên hết. B. Thái hậu Dương Vân Nga không muốn duy trì nhà Đinh. C. Thái hậu Dương Vân Nga bị các thế lực trong triều đình ép đưa Lê Hoàn lên làm vua. D. Thái hậu Dương Vân Nga có cảm tình với Lê Hoàn. Câu 20. Người sản xuất chính trong lãnh địa là: A. Nô lệ. B. Nông nô. C. Nông dân tá điền. D. Địa chủ. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 1. B 2. A 3. B 4. C 5. A 6. A 7. B 8. D 9. A 10. B 11. A 12. B 13. C 14. A 15. B 16. C 17. B 18. B 19. A 20. B
  8. 4. Đề số 4 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 7- TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG- ĐỀ 04 Câu 1. Ngày 29/1/1258 ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc là ngày gì? A. Quân Mông Cổ thua trận, phải rời khỏi Thăng Long. B. Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp. C. Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu. D. Quân Mông Cổ gặp khó khăn ở Thăng Long. Câu 2. Thời Trần đã ban hành bộ luật nào? A. Hình thư. B. Hình luật. C. Quốc triều hình luật. D. Quốc triều thư. Câu 3. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với hai giai cấp nào? A. Lãnh chúa và nông nô. B. Địa chủ và nông dân tá điền. C. Tư sản và vô sản. D. Quý tộc và công nhân. Câu 4. Bộ luật đầu tiên của nước ta là A. Hình thư (thời Lý). B. Hình luật (thời Trần). C. Hồng Đức (thời Lê). D. Gia Long (thời Nguyễn). Câu 5. Các phường hội, thương hội được lập ra trong các thành thị trung đại châu Âu nhằm mục đích gì? A. Cạnh tranh công bằng. B. Giúp đỡ nhau cùng sản xuất và buôn bán. C. Tạo thêm công việc cho nông nô. D. Thành lập các hội buôn lớn hơn. Câu 6. Trần Quốc Tuấn không có đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc ta? A. Ông là một nhà lý luận quân sự tài ba của dân tộc ta. B. Ông là tác giả của hai bộ binh thư nổi tiếng “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp tông bí truyền thư” và là tác giả của “Hịch tướng sĩ”. C. Ông là Tổng chỉ huy quân đội, là người có công lao to lớn trong ba lần kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên. D. Ông là người đầu tiên mở ra thời kì độc lập tự chủ của dân tộc ta.
  9. Câu 7. Vì sao nhà Tống quyết xâm lược Đại Việt? A. Do sự xúi giục của Cham - pa. B. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu - Hạ ở biên cương. C. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh. D. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống. Câu 8. Về điêu khắc, hình tượng nghệ thuật độc đáo và phổ biến nhất thời Lý là: A. Hoa văn hình hoa sen. B. Hoa văn hình rồng. C. Hoa văn chim lạc. D. Hoa văn hình người. Câu 9. Những chính sách về nông nghiệp do triều Đinh – Tiền Lê thi hành có tác dụng gì? A. Nông nghiệp chỉ phát triển ở những vùng lân cận. B. Nông nghiệp chưa có sự chuyển biến đáng kể. C. Nông nghiệp phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. D. Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển. Câu 10. Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa) gắn với sự kiện nào? A. Chiến tranh giữa các thế lực của quý tộc nhà Trần với lực lượng của Hồ Quý Ly. B. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ. C. Hồ Quý Ly thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng. D. Nhà Minh chuẩn bị xâm lược, Hồ Quý Ly cho gấp rút xây dựng thành nhà Hồ. Câu 11. Xã hội phong kiến phương Đông phổ biến quan hệ bóc lột giữa hai giai cấp nào? A. chủ nô và nô lệ. B. địa chủ và nông dân lĩnh canh. C. địa chủ và nô tì. D. địa chủ và công nhân. Câu 12. Một trong những nội dung quan trọng thể hiện vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077) là gì? A. Cho quân mai phục những vị trí quan trọng ở gần biên giới Việt – Tống. B. Tự giải phóng các vùng đất bị quân Tống chiếm đóng. C. Đưa ra kế sách chủ động tiến công khi thời cơ đến gần. D. Chiêu mộ binh lính đánh bại hoàn toàn bộ binh của địch. Câu 13. Tác phẩm nào sau đây của Trung Quốc không thuộc thể loại tiểu thuyết? A. Đường thư. B. Thủy hử.
  10. C. Tam quốc diễn nghĩa. D. Hồng lâu mộng. Câu 14. Trong phong trào Cải cách tôn giáo, giai cấp tư sản chống lại thế lực nào? A. Giáo hội. B. Tu sĩ. C. Quý tộc. D. Thương nhân. Câu 15. Sự kiện đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt là gì? A. Mở Quốc Tử Giám. B. Xây dựng Văn Miếu. C. Mở khoa thi. D. Mở khoa thi, mở Quốc Tử Giám. Câu 16. Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào sau đây? A. Lào. B. Mi-an-ma. C. Cam-pu-chia. D. Ma-lai-xi-a. Câu 17. Nghệ thuật kiến trúc và điều khắc thời Trần có nét gì độc đáo? A. Vô số các công trình được tu sửa có quy mô lớn nhất Đông Dương. B. Hình rộng được khắc trên đá trau chuốt, uy nghiêm. C. Xây dựng Đại Nội tại kinh thành Huế. D. Nhiều thành kiên cố được xây dựng ở các tỉnh. Câu 18. Điểm độc đáo của kiến trúc Ấn Độ là gì? A. Kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc. B. Kiến trúc mang nét đặc trưng riêng của Phật giáo. C. Kiến trúc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo: Kiến trúc Nho giáo và kiến trúc Hin-đu. D. Kiến trúc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo: Kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo. Câu 19. Ai là người giả làm người lái đò chở sứ giả Lý Giác nhà Tống qua sông và là tác giả của bài thơ khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước sau: “Vận nước như mây quấn, Trời nam hưởng thái bình. Vô vi trên điện các, Chốn chốn dứt đao binh”. A. Thiền sư Vạn Hạnh.
  11. B. Thiền sư Đỗ Pháp Thuận. C. Thiền sư Khuông Việt. D. Thiền sư Phù Trì. Câu 20. Công lao đầu tiên, quan trọng nhất của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc trong thế kỉ X là : A. Đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, giành lại tự do cho dân tộc B. Đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, thành lập nhà nước phong kiến độc lập đầu tiên C. Đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, giành lại được độc lập cho dân tộc D. Đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, củng cố và xây dựng đất nước. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 1. A 2. C 3. C 4. A 5. B 6. D 7. B 8. B 9. D 10. C 11. B 12. A 13. A 14. A 15. D 16. B 17. B 18. D 19. B 20. C 5. Đề số 5 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 7- TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG- ĐỀ 05 Câu 1. Tại sao phong trào Cải cách tôn giáo lại đòi thay đổi và tổ chức lại Giáo hội? A. Giai cấp phong kiến dựa vào Giáo hội để loại bỏ lợi ích của giai cấp tư sản. B. Giáo hội không đáp ứng những nguyện vọng của giai cấp tư sản. C. Giai cấp phong kiến và giáo hội phản bội lại quyền lợi của giai cấp tư sản. D. Giáo hội thống trị nhân dân về mặt tinh thần và cản trở sự phát triển của tư sản. Câu 2. Kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn gợi nhớ đến chiến thắng vang dội nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam? A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938). B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (mùa xuân năm 40). C. Kháng chiến chống quân Lương xâm lược (545). D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722). Câu 3. Bước vào xã hội phong kiến, cư dân ở phương Đông và phương Tây đều sống chủ yếu dựa vào A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D. Thương nghiệp. Câu 4. Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào? A. Năm 1075.
  12. B. Năm 1076. C. Năm 1077. D. Năm 1078. Câu 5. Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò? A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh. B. Trâu, bò là động vật quý hiếm. C. Trâu, bò là động vật linh thiêng. D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 6. Nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí từ giữa thế kỉ XV là gì? A. Do nhu cầu phát triển của sản xuất cần phải tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới. B. Do sự phát triển mạnh của các công trường thủ công và công ti thương mại. C. Do dân số tăng lên quá nhanh, đặt ra nhu cầu phải tìm những vùng đất mới. D. Do nhu cầu khám phá, du lịch của tầng lớp quý tộc phong kiến châu Âu. Câu 7. Đặc điểm cơ bản nhất của tình hình chính trị cuối thời Ngô là A. Đất nước ổn định, độc lập, tự chủ B. Nhà Ngô tiến hành cải cách bộ máy quan lại C. Nhà Ngô tiến hành cải cách hành chính D. Nội bộ lục đục, không quản được chiều chính, đất nước bị chia cắt Câu 8. Sự suy thoái của xã hội Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh không phản ánh qua biểu hiện nào sau đây? A. Vua quan đục khoét đục khoét nhân dân. B. Sự suy đồi đạo đức trong xã hội. C. Nhân dân bị bóc lột, nộp tô, thuế nặng nề. D. Nhân dân bị bắt đi lính, đi phu. Câu 9. Tại sao nói: văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, tự hào dân tộc? A. Thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của vua quan thời Trần. B. Phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân. C. “Hịch tướng sĩ” được xem là tác phẩm tiêu biểu nhất. D. Văn học chữ Hán có sự suy giảm. Câu 10. Ai là người dâng sớ đòi chém đầu 7 tên nịnh thần? A. Nguyễn Phi Khanh. B. Trần Quốc Tuấn. C. Trần Khánh Dư. D. Chu Văn An
  13. Câu 11. Hai chữ “Sát Thát” có nghĩa là gì? A. Chiến thắng. B. Quyết tâm. C. Giết giặc Nguyên. D. Giết giặc Mông Cổ. Câu 12. Mặc dù thắng lợi, song Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với địch vì A. sợ mất lòng vua Tống. B. để bảo toàn lực lượng của mình. C. để đảm báo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo cả dân tộc. D. muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Câu 13. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành? A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Ngu. D. Đại Nam. Câu 14. Một trong những nguyên nhân xuyên suốt đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược trong thế kỉ X – XI là A. Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng. B. Tinh thần yêu nước của quan lại triều đình. C. Truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. D. Chiến thuật công tâm độc đáo. Câu 15. Tại sao các nhà sư thời Đinh - Tiền Lê lại được trọng dụng? A. Quan lại chưa có nhiều. B. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, phần lớn người có học là các nhà sư. C. Các nhà sư đều là những người có quyền lực lớn. D. Được nhân dân ủng hộ. Câu 16. Kế sách “ vườn không nhà trống ” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc kháng chiến nào sau đây? A. Chống quân xâm lược Mông-Nguyên. B. Chống quân xâm lược Tống thời Lý. C. Chống quân xâm lược Minh. D. Chống quân xâm lược Nam Hán. Câu 17. Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị trung đại là những ai? A. Nông nô và lãnh chúa. B. Bình dân thành thị.
  14. C. Thợ thủ công và thương nhân. D. Nông dân và thợ thủ công. Câu 18. Vương quốc Lan Xang bước vào thời kì thịnh vượng ở các thế kỉ nào? A. Thế kỉ X - XV. B. Thế kỉ IX – XV. C. Thế kỉ XII – XV. D. Thế kỉ XV – XVII. Câu 19. Điểm giống nhau giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn là gì? A. Đều thi hành các chính sách tiến bộ. B. Đều theo đạo Hồi. C. Đều là các vương triều ngoại tộc. D. Đều được nhân dân Ấn Độ ủng hộ. Câu 20. Đường lối kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) dưới thời Trần có điểm gì khác biệt so với đường lối kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)? A. Khai chỗ yếu của địch. B. Thực hiện tiên phát chế nhân. C. Chủ trương lấy nhiều đánh ít. D. Đánh ngay vào âm mưu xâm lược của địch. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 1. D 2. A 3. B 4. A 5. D 6. A 7. D 8. B 9. B 10. D 11. D 12. C 13. A 14. C 15. B 16. A 17. C 18. D 19. C 20. A