Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Tất Tố (Có đáp án)

1. Thủ lĩnh của “quân ba chỏm” trong phong trào khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XVI là:

A. Trần Cảo B. Trần Tuân

C. Phùng Chương D. Trịnh Hưng

2. Tác giả của kế hoạch giải phóng Nghệ An là:

A. Lê Lợi B. Nguyễn Trãi

C. Lê Lai D. Nguyễn Chích

3. Tên gọi của thành Thăng Long từ năm 1407 đến 1427 là:

A. Đông Kinh B. Đông Quan

C. Đại La D. Hà Nội

4. Vị vua đã cho ban hành bộ luận Hồng Đức là:

A. Lê Thánh Tông B. Lê Thái Tông

C. Trần Thái Tông D. Lý Thánh Tông

5. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào?

A. 2-1418 B. 3-1418

C. 4-1418 D. 5-1418

6. Tác giả của Đại Việt sử kí toàn thư là:

A. Nguyễn Trãi B. Lê Văn Hưu

C. Ngô Sĩ Liên D. Lê Quý Đôn

pdf 10 trang Thái Bảo 31/07/2024 880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Tất Tố (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Tất Tố (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGÔ TẤT TỐ MÔN: LỊCH SỬ 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. Đề số 1 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. Thủ lĩnh của “quân ba chỏm” trong phong trào khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XVI là: A. Trần Cảo B. Trần Tuân C. Phùng Chương D. Trịnh Hưng 2. Tác giả của kế hoạch giải phóng Nghệ An là: A. Lê Lợi B. Nguyễn Trãi C. Lê Lai D. Nguyễn Chích 3. Tên gọi của thành Thăng Long từ năm 1407 đến 1427 là: A. Đông Kinh B. Đông Quan C. Đại La D. Hà Nội 4. Vị vua đã cho ban hành bộ luận Hồng Đức là: A. Lê Thánh Tông B. Lê Thái Tông C. Trần Thái Tông D. Lý Thánh Tông 5. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào? A. 2-1418 B. 3-1418 C. 4-1418 D. 5-1418 6. Tác giả của Đại Việt sử kí toàn thư là: A. Nguyễn Trãi B. Lê Văn Hưu C. Ngô Sĩ Liên D. Lê Quý Đôn II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (4 điểm) Hãy tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1424 đến cuối năm 1426. Vì sao Nguyễn Chích đề xuất giải phóng Nghệ An? Câu 2: (3 điểm) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và rút ra nhận xét? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A D B A A C II. TỰ LUẬN Câu 1: (4 điểm)
  2. Trình bày tóm tắt được diễn cuộc khởi nghĩa từ năm 1424 đến cuối năm 1426:(3 điểm) - Giải phóng Nghệ An (năm 1424) - Giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa (năm 1425) - Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (năm 1426) Giải thích vì sao Nguyễn Chích đề xuất giải phóng Nghệ An: (1 điểm) - Vì Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô. - Giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động từ Nghệ An đến Tân Bình, Thuận Hóa. Câu 2: (3 điểm) Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ và rút ra nhận xét: - Vẽ sơ đồ: đúng, chính xác, đẹp (2 điểm) - Nhận xét: (1 điểm) + Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông. + Đây là một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh, mọi quyền hành đều tập trung vào triều đình đứng đầu là vua. Giúp vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn. 2. Đề số 2 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 7- TRƯỜNG THCS NGÔ TẤT TỐ- ĐỀ 02 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày, tháng, năm nào? A. 7-2-1418 B. 7-3-1418 C. 2-7-1418 D. 3-7-1418 Câu 2: Lê Lai người dân tộc nào? Quê ở đâu? A. Dân tộc Tày, quê ở Dựng Tú (Ngọc Lặc, Thanh Hóa). B. Dân tộc Nùng, quê ở Lũng nhai, Thanh Hóa. C. Dân tộc Kinh, quê ở Lam Sơn, Thanh Hóa. D. Dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú (Ngọc Lặc, Thanh Hóa). Câu 3: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ B. Lê Thánh Tông C. Lê Nhân Tông D. Lê Thái Tông Câu 4: Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê sơ, ông đã biên soạn bộ sử nào? A. Đại Việt sử kí. B. Đại Việt sử kí toàn thư. C.Sử kí tục biên. D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
  3. Câu 5: Chiều chiều én liệng Truông Mây, Cảm thương chú Lía bị vây trong thành” Hai câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Trong? A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát C. Khởi nghĩa chàng Lía D. Khởi nghĩa Tây Sơ Câu 6: Vua Quang Trung ra “chiếu khuyến nông” để: A. giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong B. giải quyết tình trạng đói kém do họ Nguyễn đàng trong để lại C. giải quyết nạn cướp ruộng đất của địa chủ D. giải quyết việc làm cho nông dân Câu 7: Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê so với thời Trần? A. Các tầng lớp quý tộc chia nhau nắm giữ chính quyền ở trung ương và địa phương B. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn, tập quyền hơn C. Vua đứng đầu triều đình và đặt ra các chức quan văn, võ giúp việc cho vua D. Vua và các tướng lĩnh thân cận nắm giữ chính quyền ở trung ương và địa phương Câu 8: Căn cứ Tây Sơn thượng đạo nay thuộc vùng nào? A. Đèo Măng – Gia Lai. B. Tây Sơn – Bình Định. C. An Lão – Ninh Bình D. An Khê – Gia Lai. Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ? A. Chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt giết năm 1777 B. Quân của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt C. Ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy bị phá bỏ D. Quân Trịnh làm chủ Phú Xuân Câu 10: Tại sao Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh? A. Do đề nghị của chúa Trịnh B. Do Tây Sơn đang ở thế bất lợi, cần dồn sức để đánh chúa Nguyễn C. Do chúa Nguyễn bắt tay với chúa Trịnh chống Tây Sơn D. Do lực lượng của chúa Trịnh quá mạnh Câu 11: Nối thời gian cột A với sự kiện cột B sao cho phù hợp (A) Thời gian (B) Sự kiện 1) 1773 a) Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn
  4. 2) 1777 b) Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong 3) 1785 c) Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế 4) 1788 d) chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 12(2 điểm) Khi tiến quân ra Bắc, Lê Lợi chia thành ba đạo quân. Hãy điền nhiệm vụ của mỗi đạo quân theo yêu cầu sau đây? Đạo quân Nhiệm vụ Đạo quân thứ nhất Đạo quân thứ hai Đạo quân thứ ba Câu 13(1 điểm) Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm (1418-1427)? Câu 14(1 điểm) Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong? Câu 15(3 điểm) Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1-a; 2-b; 3-d; 4- Đáp án A D B B C A B D A B c B. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm 0,75 - Đạo quân thứ nhất: tiến quân giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang. - Đạo quân thứ hai: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và 0,75 12 chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang. - Đạo quân thứ ba: tiến thẳng ra Đông Quan. 0,5 - Các nghĩa sĩ chiến đấu hết sức anh dũng. 0,25 13 - Lòng quả cảm và trung kiên bảo về chủ tướng 0,25 - Tinh thần đoàn kết cùng gánh vác khi nghĩa quân khó khăn 0,5
  5. - Lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nê thành phố cảng vào khoảng cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII. 0,25 14 - Hội An trở thành đô thị đẹp, sầm uất Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An,hải cảng đẹp nhất, nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới 0,75 buôn bán. * Nông Nghiệp: - Ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ 1 hoang và nạn lưu vong. - Kết quả: Mùa màng trở lại phong đăng. Cảnh thái bình đã trở lại. * Thủ công nghiệp và thương nghiệp: - Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế. - Mở cửa ải thông chơi búa. 1 - Kết quả: Hàng hóa lưu thông không bị ngưng đọng. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần. 15 * Phát triển văn hóa dân tộc: - Ban bố Chiếu lập học. - Dùng chữ Nôm lám chữ viết thức của nhà nước. 1 - Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập. 3. Đề số 3 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 7- TRƯỜNG THCS NGÔ TẤT TỐ- ĐỀ 03 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3.0 điểm) Câu 1. Để nhanh chóng hồi phục nông nghiệp sau chiến tranh, thời Lê sơ đã có những chính sách gì? A. Cho 25vạn (trong tổng Số 35 vạn) lính về quê làm nông nghiệp. B. Cho 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp. C. Cho 10 vạn lính về quê làm nông nghiệp. D. Cho 20 vạn lính về quê làm nông nghiệp. Câu 2. Gọi nghĩa quân của Trần Cảo là “quân ba chỏm” vì: A. Nghĩa quân đã ba lần tấn công Thăng Long. B. Nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc. C. Nghĩa quân ba lần bị thất bại. D. Nghĩa quân chia làm ba cánh quân tấn công nhà Lê. Câu 3. Luật Hồng Đức có những nét tiến bộ vì: A. Bảo vệ chủ quyền quốc gia
  6. B. Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. C. Bảo vệ quyền lợi của triều đình, quan lại, địa chủ phong kiến D. Khuyến khích phát triển kinh tế , bảo vệ một số quyền của phụ nữ. Câu 4. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là? A. Lê Lợi B. Lê Thánh Tông C. Nguyễn Hoàng D. Lương Thế Vinh Câu 5: Quang Trung đại phá quân Thanh trong bao nhiêu ngày: A. 5 ngày B. 6 ngày C. 7 ngày D. 8 ngày Câu 6. Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan (10-12-1427) để rút quân về nước, vì: A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động - Chúc Động. B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt. C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết. D. Cả ba phương án A, B, C. Câu 7. Trong câu nói của vua Lê Thánh Tông dưới đây còn thiếu từ nào trong chỗ trống? “Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải ” A. Giết chết B. Chặt đầu C. Đi tù D. Tru di Câu 8. Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh - Nguyễn? A. Sông Gianh (Quảng Bình) B. Vùng núi Tam Đảo C. Thanh Hóa - Nghệ An D. Quang Bình - Hà Tĩnh Câu 9. Nối các thông tin chính xác ở cột A với các sự kiện ở cột B Thời gian (Cột A) Nối (Đáp án ) Sự kiện (Cột B) 1 . 1418 1 - a . Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn 2 . 1424 2 - b . Lê Lợi lên ngôi hoàng đế 3 . 1426 3 - c . Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động 4 . 1427 4 - d . Chiến thắng Nghệ An e . Chiến Thắng Chi Lăng – Xương Giang II. TỰ LUÂN (7 điểm) Câu 1. (3đ) Trình bày những biện pháp phát triển kinh tế thời Lê sơ? Tác dụng của những biện pháp đó? Câu 2. (2đ) Nêu diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)? Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với giặc? Câu 3. (2đ) Phân tích những cống hiến to lớn của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
  7. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1. A ; 2. D ; 3. D ; 4. A ; 5. A ; 6. B ; 7. D ; 8. A ; 9. 1-a , 2-d , 3-c , 4-e Từ câu 1 đến 8 mỗi câu đúng 0.25đ Câu 9 mỗi câu nối đúng 0.25đ II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. *Tình hình kinh tế - Nông nghiệp: (1đ) + 20 năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn + Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng ngay sau chến tranh. Còn lại 10 vạn lính chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. + Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng. + Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp - Thủ công nghiệp, thương nghiệp: (1đ) + Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời + Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác. + Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. + Buôn bán với nước ngoài phát triển. * Nhận xét: (1 điểm) - Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, phát triển. - Thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển Câu 2. - Diễn biến (1 điểm) + Năm 1784, 5 vạn quân Xiêm kéo vào nước ta đánh chiếm miền Tây Gia Định + Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm đến Soài Mút để nhử quân địch Quân Xiêm thua, Nguyễn Ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong. - Lý do Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền làm nơi quyết chiến (1 điểm) Đây là đoạn sông dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2 km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh. Câu 3. - Lật đổ chính quyền phong kiến thối nat Nguyễn – Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. (0.5đ) - Đánh tan quân xâm lược Xiêm – Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc. (0.75đ)
  8. - Phục hồi kinh tế đất nước, ổn định trật tự xã hội, phát triển nền văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng và ngoại giao bảo vệ đất nước (0.75đ) 4. Đề số 4 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 7- TRƯỜNG THCS NGÔ TẤT TỐ- ĐỀ 04 I. Phần trắc nghiệm (3điểm) Khoanh tròn vào 1 chữ cái em cho là đúng nhất ở mỗi câu: Câu 1: Bộ chỉ huy của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gồm? A. 18 người C. 20 người B. 19 người D. Cả 3 đều sai Câu 2: Tôn giáo nào chiếm vị trí độc tôn thời Lê sơ: A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Nho giáo D. Thiên chúa giáo Câu 3: Dưới thời nhà Lê sơ, các bia đá dựng ở Văn Miếu để: A. Khắc tên những người đỗ Tiến sĩ B. Khắc tên những anh hùng có công với nước C. Khắc tên những vị vua thời Lê Sơ D. Khắc tên những người có học hàm Câu 4: Bộ “Quốc triều hình luật” được ban hành dưới thời vua: A. Lê Thái Tổ B. Lê Nhân Tông C. Lê Hiển Tông D. Lê Thánh Tông Câu 5: Em hãy hoàn thành bảng thống kê sau: (1đ) Mốc thời gian Sự kiện lịch sử 7/2/1418 1428 1771 1788 II. Phần tự luận: (7điểm) Câu1: Hãy vẽ sơ đồ và nhận xét bộ máy nhà nước thời Lê sơ. (3 đ) Câu 2: Trình bày những chính sách của vua Quang Trung về kinh tế và văn hóa. (2 đ) Câu 3: Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến? Theo em chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút có ý nghĩa như thế nào? (2 đ) ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. Phần trắc nghiệm (3điểm) Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: A
  9. Câu 4: D Câu 5: 7/2/1418: Lê Lợi xưng vương dựng cờ khởi nghĩa 1428: Nhà Lê thành lập. 1771: Ba anh em xây dựng căn cứ dựng cờ khởi nghĩa 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế II. Phần tự luận: (7điểm) Câu 1: (3 điểm) - Vẽ sơ đồ sơ đồ tổ chức nhà nước thời Lê sơ (2đ) - Nhận xét(1đ) Câu 2: (2 điểm) * Nông nghiệp. (0,5đ) - Ban hành chiếu khuyến nông để giải quyết ruộng bỏ hoang. - Giảm tô thuế *Công thương nghiệp. (0,5đ) - Giảm thuế, mở cửa thông thương chợ búa. *Văn hoá, giáo dục: Ban chiếu lập học. Đề cao chữ Nôm lập viện sùng chính, khuyến khích mở trường học. (1đ) Câu 3: (2 điểm) * Chọn Rạch Gầm-Xoài Mút: (1đ) Dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp, giữa có cù lao Thới Sơn, địa hình thuận lợi phục binh * Ý nghĩa: (1đ) - Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta - Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên trình độ mới. 5. Đề số 5 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 7- TRƯỜNG THCS NGÔ TẤT TỐ- ĐỀ 05 Câu 1: (2đ) Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Câu 2: (3đ) Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế và xây dựng nền văn hóa dân tộc? Câu 3: (3đ) So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa luật pháp của thời Lý- Trần và thời Lê sơ? Câu 4: (2đ) Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu? Hãy đánh giá những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
  10. Câu Nội dung - Nguyên nhân thắng lợi: 0,5đ + Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tinh thần đoàn kết toàn dân. 0,5đ 1 + Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi. - Ý nghĩa: + Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. 0,5đ + Mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước. 0,5đ 0,75đ - Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. 0,75đ 2 - Ra “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng. - Bãi bỏ hoặc miễn giảm nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần. 0,75đ - Ban hành “Chiếc lập học” các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học: dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. 0,75đ *Giống nhau: - Cả hai đều bảo vệ quyền lợi nhà vua và giai cấp thống trị 0,75đ - Bảo vệ trật tự xã hội và sản xuất nông nghiệp 0,75đ 3 *Khác nhau: Luật pháp thời Lê Sơ hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ 0,5đ hơn. - Bảo vệ quyền lợi phụ nữ. 0,5đ - Đề cập đến vấn đề bình đẳng giới 0,5đ *Vua Quang Trung tấn công quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu vì vào dịp Tết quân Thanh lo ăn chơi lơ là, kém phòng bị 0,5đ *Những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc - Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn- Trịnh- Lê 4 - Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia 0,5đ - Đánh tan quân xâm lược Xiêm; Thanh bảo vệ độc lập dân tộc, lãnh thổ 0,5đ quốc gia 0,5đ