Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Phú Sơn (Có đáp án)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Đưa cực Bắc của một thanh nam châm lại gần một đầu của thanh kim loại, ta thấy hai thanh hút nhau. Đưa cực Bắc của thanh nam châm lại gần đầu còn lại của thanh kim loại, ta thấy hai thanh vẫn hút nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Thanh kim loại là một nam châm.
B. Thanh kim loại làm bằng đồng.
C. Thanh kim loại làm bằng sắt.
D. Thanh kim loại làm bằng kẽm.
Câu 2: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương tác với nhau như thế nào?
A. Đẩy nhau.
B. Hút nhau.
C. Không hút, không đẩy.
D. Không xác định được.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Phú Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_2_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_chan_troi_s.docx
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Phú Sơn (Có đáp án)
- ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC: 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHÚ SƠN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CTST Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1: Đưa cực Bắc của một thanh nam châm lại gần một đầu của thanh kim loại, ta thấy hai thanh hút nhau. Đưa cực Bắc của thanh nam châm lại gần đầu còn lại của thanh kim loại, ta thấy hai thanh vẫn hút nhau. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Thanh kim loại là một nam châm. B. Thanh kim loại làm bằng đồng. C. Thanh kim loại làm bằng sắt. D. Thanh kim loại làm bằng kẽm. Câu 2: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương tác với nhau như thế nào? A. Đẩy nhau. B. Hút nhau. C. Không hút, không đẩy. D. Không xác định được. Câu 3: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau: Cực Bắc của nam châm là
- A. Ở 2. B. Ở 1. C. Nam châm thử định hướng sai. D. Không xác định được. Câu 4: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau: Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều? A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực. B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực. C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm. D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm. Câu 5: Phát triển ở sinh vật là A. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể. B. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh sản, phân chia và phát triển hình thái các cơ quan của cơ thể. C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào. D. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của sinh vật. Câu 6: Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là A. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô biểu bì. B. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô phân sinh. C. sự phân chia của các tế bào thuộc mô biểu bì. D. sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh. Câu 7: Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau. Người ta gọi đó là A. quá trình sinh trưởng và phát triển. B. vòng đời. C. sinh trưởng. D. phát triển.
- Câu 8: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là A. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành. B. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí gần giống với con trưởng thành. C. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái gần giống với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí rất khác con trưởng thành. D. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái rất khác với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí gần giống con trưởng thành. Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật? A. Vòng đời của tất cả các động vật đều trải qua các giai đoạn giống nhau. B. Ở động vật, quá trình sinh trưởng sẽ thúc đẩy sự phát triển. C. Ở động vật, quá trình phát triển tạo tiền đề cho sự sinh trưởng. D. Giai đoạn phôi của động vật có thể diễn ra trong trứng hoặc trong cơ thể con cái. Câu 10: Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật là A. thức ăn. B. nước. C. ánh sáng. D. vật chất di truyền. Câu 11: Ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật là A. giúp thực vật thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau. B. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn nước tối ưu nhất. C. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn ánh sáng tối ưu nhất. D. giúp các cây ưa sáng sử dụng nguồn không khí loãng trên cao. Câu 12: Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái về nhiệt độ đó thì A. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ đạt mức tối đa. B. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị ảnh hưởng. C. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ dừng lại lập tức. D. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ tăng dần đều. Câu 13: Để tận dụng diện tích canh tác và nguồn ánh sáng trong quá trình gieo trồng người ta đã trồng xen kẽ cây mía và cây bắp cải. Biện pháp này được gọi là A. xen canh. B. luân canh. C. tăng vụ. D. gối vụ.
- Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật? A. Thức ăn làm tăng tốc độ của hoạt động cảm ứng ở động vật. B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể động vật. C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào. D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Câu 15: Một bạn học sinh thắc mắc, nhà bạn ấy và nhà ông bà nội đã trồng hai cây bưởi, cả hai nhà đều đã chăm sóc rất kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, quả bưởi của nhà bạn khi thu hoạch chỉ đạt trung bình từ 1 - 1,2 kg/quả. Trong khi đó, quả bưởi của nhà ông bà nội trồng khi thu hoạch đạt trung bình từ 2 - 2,5 kg/quả. Theo em, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên? A. Giống bưởi mà nhà bạn học sinh và nhà ông bà trồng khác nhau. B. Tỉ lệ nước được tưới hằng ngày khác nhau. C. Ánh sáng nhận được hằng ngày khác nhau. D. Khoáng chất từ đất khác nhau. Câu 16: Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi. B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con. C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển. D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh. Phần II. Tự luận (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Có một đoạn dây điện chạy trong nhà, không dùng các dụng cụ đo trực tiếp mắc vào dòng điện, em hãy nêu một cách đơn giản để xác định xem có dòng điện chạy qua dây dẫn hay không? Câu 2 (2 điểm): Nêu vị trí, vai trò của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên đối với sự sinh trưởng của cây. Câu 3: a. (1,5 điểm) Hãy lấy một ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật? b. (0,5 điểm) Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường? ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) 1. C 2. B 3. B 4. C 5. A 6. D 7. B 8. A 9. D 10. D 11. C 12. B 13. A 14. A 15. A 16. C
- Phần II. Tự luận (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Đưa la bàn lại gần dây điện, nếu la bàn lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì có dòng điện chạy qua dây dẫn và ngược lại, nếu kim la bàn không lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì không có dòng điện chạy qua dây dẫn. Câu 2: (2 điểm) Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ. Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân; có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành. Câu 3: (2 điểm) a. Ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Gà Đông Tảo khi được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng, không cần dùng thuốc tăng trọng, gà mái có thể nặng tới 5 – 6 kg trong thời gian khoảng 5 – 6 tháng, tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, gà mái chỉ có thể đạt tối đa 3 kg/con. b. Vì những ngày mùa đông có nhiệt độ thấp, cơ thể gia súc mất nhiều năng lượng để làm ấm cơ thể, do đó, gia súc non cần nhiều thức ăn hơn để vừa đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động giữ ấm vừa đủ năng lượng, nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển bình thường.