Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều (Có đáp án)

Câu 4: Để nhận biết không gian xung quanh có từ trường hay không ta có thể
dùng dụng cụ nào?
A. Điện kế.
B. La bàn.
C. Áp kế.
D. Tốc kế.
Câu 5: Sinh trưởng ở sinh vật là
A. quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế
bào, làm cơ thể lớn lên.
B. quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của
tế bào, làm cơ thể lớn lên.
C. quá trình tăng về chiều cao và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và
kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
D. quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và
kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
Câu 6: Sư dụng thức ăn thiếu protein thì vật nuôi thường sẽ có biểu hiện là
A. chậm lớn và gầy yếu.
B. còi xương và chậm lớn.
C. béo phì và còi xương.
D. còi xương và gầy yếu.
pdf 6 trang Thái Bảo 21/07/2023 3620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_canh_dieu.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều (Có đáp án)

  1. Đề thi KHTN 7 giữa học kì 2 Cánh diều Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1: Hiện tượng gì sẽ xảy ra với thanh thép khi đặt nó trong lòng một cuộn dây có dòng điện chạy qua? A. Thanh thép bị nóng lên. B. Thanh thép trở thành một nam châm. C. Thanh thép phát sáng. D. Thanh thép bị chảy ra. Câu 2: Hai đầu A, B của thanh nam châm chữ U trong hình vẽ tương ứng với từ cực nào? A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc. B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam. C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc. D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam. Câu 3: Đường sức từ của Trái Đất có hình dạng A. những đường cong nối từ cực Bắc sang cực Nam. B. những đường thẳng nối từ cực Bắc sang cực Nam. C. những đường gấp khúc nối từ cực Bắc sang cực Nam. D. những đường thẳng song song với hai cực ở hai bên.
  2. Câu 4: Để nhận biết không gian xung quanh có từ trường hay không ta có thể dùng dụng cụ nào? A. Điện kế. B. La bàn. C. Áp kế. D. Tốc kế. Câu 5: Sinh trưởng ở sinh vật là A. quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên. B. quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên. C. quá trình tăng về chiều cao và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên. D. quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên. Câu 6: Sư dụng thức ăn thiếu protein thì vật nuôi thường sẽ có biểu hiện là A. chậm lớn và gầy yếu. B. còi xương và chậm lớn. C. béo phì và còi xương. D. còi xương và gầy yếu. Câu 7: Sự xuất hiện hoa và hạt của cây hoa hướng dương là dấu hiệu của sự A. sinh trưởng. B. phát triển. C. trao đổi chất. D. chuyển hóa năng lượng.
  3. Câu 8: Trong chăn nuôi, vào mùa đông, người ta thường lắp đèn để sưởi ấm cho vật nuôi nhằm cải thiện sức chống chịu cho vật nuôi. Ưng dụng này dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi? A. Đặc điểm của loài. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Dinh dưỡng. Câu 9: Mô phân sinh là A. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng. B. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển. C. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển. D. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng. Câu 10: Các giai đoạn của quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa diên ra trình tự nào dưới đây? A. Hạt → Cây con → Cây mầm → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hình thành hạt. B. Hạt → Hạt nảy mầm → Cây mầm → Cây con → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hình thành hạt. C. Hạt → Hình thành hạt → Cây con → Cây mầm → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hạt nảy mầm. D. Hạt nảy mầm → Hình thành hạt → Cây con → Cây mầm → Cây ra hoa → Cây trưởng thành → Cây tạo quả → Hạt. Câu 11: Vụ xuân hè người ta thường trồng các loại cây nào sau đây? A. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu. B. Cây súp lơ xanh, su hào, cây bắp cải, cây họ Đậu.
  4. C. Cây súp lơ xanh, cây su hào, cây bắp cải, rau cải, xà lách. D. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây su hào, cây rau mùi, xà lách. Câu 12: Khi trồng một hạt đỗ đã nảy mầm trong chậu, Lan nhận thấy: Sau 2 ngày, cây tăng 3 cm; sau 5 ngày, cây tăng 7 cm. Những dữ liệu Lan thu được chứng minh cho A. quá trình quang hợp của cây. B. quá trình sinh trưởng của cây. C. quá trình hô hấp của cây. D. quá trình phát triển của cây. Câu 13: Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn chính. Đó là A. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. B. giai đoạn phôi và giai đoạn tiền phôi. C. giai đoạn tiền phôi và giai đoạn hậu phôi. D. giai đoạn phôi và giai đoạn trung gian. Câu 14: Ở giai đoạn phôi, hợp tư phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diên ra ở A. trong trứng đã thụ tinh. B. trong cơ thể mẹ. C. ngoài tự nhiên. D. trong môi trường nước. Câu 15: Biện pháp nào sau đây thường được áp dụng để điều khiển sinh trưởng và phát triển của đàn gia súc? A. Cho gia súc uống thật nhiều nước. B. Thực hiện các biện pháp biến đổi gene của gia súc. C. Sư dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích. D. Chăn nuôi gia súc đúng thời vụ.
  5. Câu 16: Cần phải giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm để A. hạn chế tối đa nguy cơ hóa chất gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất. B. hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất. C. hạn chế tối đa nguy cơ chất phóng xạ gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất. D. hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Phần II. Tự luận (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Có 3 thanh nam châm thẳng: AB, CD, EF. Nếu đưa đầu B lại gần đầu C thì hai đầu hút nhau. Nếu đưa đầu D lại gần đầu F thì hai đầu đẩy nhau. Biết E là cực Nam của nam châm EF. A sẽ là cực nào? Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Câu 3 (2,5 điểm): a) (2 điểm): Trình bày 4 ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật. b) (0,5 điểm): Hãy nêu quan điểm của em về thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, cây trồng có sư dụng chất kích thích sinh trưởng. Đáp án đề thi giữa học kì 1 KHTN 7 Cánh diều Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) 1. B 2. C 3. A 4. B 5. D 6. A 7. B 8. B 9. D 10. B 11. A 12. B 13. A 14. A 15. C 16. B Phần II. Tự luận (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Vì đầu E là cực Nam nên đầu F là cực Bắc. Đầu D đẩy đầu F nên đầu D cũng là cực Bắc => đầu C là cực Nam.
  6. Đầu C hút đầu B nên đầu B là cực Bắc => Đầu A là cực Nam. Câu 2: (1,5 điểm) Ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: - Nước rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Khi thiếu nước, các loài sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết. - Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau thì nhu cầu nước của cơ thể có thể thay đổi. Ví dụ: Cây mía non cần nhiều nước nhưng cây mía trưởng thành thì nhu cầu nước của nó lại giảm đi. Câu 3: a) (2 điểm) Một số ứng dụng về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật: - Sư dụng đèn vào ban đêm giúp cho thanh long ra quả trái vụ. - Chiếu sáng trên 16 giờ cho cây hoa lay ơn để có búp to hơn và hoa bền hơn. - Làm mái che để tránh ánh sáng trực tiếp cho cây phong lan sinh trưởng và phát triển. - Tạo điều kiện hạn ngắn ngày để kích thích sự ra hoa của cây hoa giấy. b) (0,5 điểm) * Gợi ý: HS trả lời được hai ý sau: - Hạn chế sư dụng thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, cây trồng có sư dụng chất kích thích. - Sư dụng chất kích thích phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và đảm bảo tỉ lệ, thời gian cho phép đối với sức khỏe con người.