Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

Câu 1:

a) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.

b) Nêu 2 ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.

Câu 2:

a) Hãy nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?

b) Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước gương phẳng như hình vẽ:

Câu 3:

a/ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm gì? Cho ví dụ.

b/ Nêu đặc điểm của nguồn sáng, cho ví dụ.

Câu 4: Trong hình 3, biết góc tới i =30°. Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải quay gương quanh điểm tới của nó theo chiều nào, quay một góc bao nhiêu?

pdf 7 trang Thái Bảo 26/07/2024 1240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truo.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI GIỮA HK1 NĂM HỌC: 2021-2022 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG MÔN: VẬT LÝ 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 1. ĐỀ SỐ 1 Câu 1: a) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. b) Nêu 2 ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế. Câu 2: a) Hãy nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng? b) Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước gương phẳng như hình vẽ: Câu 3: a/ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm gì? Cho ví dụ. b/ Nêu đặc điểm của nguồn sáng, cho ví dụ. Câu 4: Trong hình 3, biết góc tới i =30°. Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải quay gương quanh điểm tới của nó theo chiều nào, quay một góc bao nhiêu? ĐÁP ÁN Câu 1 a) Định luật: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai b) Ứng dụng: - Trồng các cây thẳng hàng. - Lớp trưởng so hàng thẳng. Câu 2 a) Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màng chắn và lớn bằng vật. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. b) Vẽ ảnh Câu 3: a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, bằng vật. Ví dụ: đặt một bút chì trước gương phẳng cho ta một ảnh ảo bằng vật tức là có kích thước bằng bút chì b) Đặc điểm của nguồn sáng là tự nó phát ra ánh sáng. Cho ví dụ như Mặt trời, ngọn đèn khi sáng là những nguồn sáng, các vật đó tự sáng. Câu 4: Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải quay gương quanh điểm tới của nó sang trái một góc 600. Khi đó, pháp tuyến của gương sẽ quay góc 600 và đến vị trí đường nét đứt trên hình. 2. ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN TRẮC NGHI M Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng như thế nào? A. Góc phản xạ bằng với góc tới. B. Góc phản xạ gấp đôi góc tới. C. Góc tới lớn hơn góc phản xạ. D. Góc phản xạ lớn hơn góc tới. Câu 2. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ có giá trị nào sau đây?
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai A. i’ = 900 B. i’ = 450 C. i’ = 1800 D. i’ = 00 Câu 3. Vật nào không phải là nguồn sáng? A. Mặt trăng C. Ngọn nến đang cháy B. Mặt trời D. Con đom đóm Câu 4. Chùm tia song song là chùm tia gồm các tia sáng: A. Không giao nhau. B. Gặp nhau ở vô cực. C. Hội tụ cũng không phân kì. D. Các câu A, B, C đều đúng. Câu 5: Khi có nhật thực toàn phần, ở mặt đất, ta thấy: A. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất. B. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và không nhìn thấy bất kì tia sáng nào của Mặt Trời. C. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và nhìn thấy các tia lửa xung quanh Mặt Trời. D. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất và nhìn thấy các tia lửa xung quanh Mặt Trời. Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Góc phản xạ bằng góc tới. B. Góc tới khác góc phản xạ. C. Góc phản xạ lớn hơn góc tới. D. Góc tới lớn hơn góc phản xạ. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Cho tia tới SI chiếu đến 1 gương phẳng với S là điểm sáng và I là điểm tới như hình vẽ: a) Vẽ ảnh S’ của điểm sáng S b) Vẽ tia phản xạ IR I S
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai c) Biết góc tới i = 500. Tính góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ IR d) Cho rằng SI= S’I. Chứng tỏ đường truyền của tia sáng S I R là ngắn nhất Câu 2: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 120°. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu? Câu 3: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng cách gương 1.8 mét. Hỏi ảnh của người đó cách gương bao nhiêu? ĐÁP ÁN PHẦN I. TRẮC NGHI M 1 2 3 4 5 6 A D A D C A PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1: a,b) Vẽ hình: R i’ N I i I S’ c) Theo định luật phản xạ ánh sáng: i = i’ = 500 Ta có: SIR i i ' 450 45 0 90 0 d) Vì SI =S’I nên SI + IR = S’I +IR Mà S’I là đường kéo dài của tia phản xạ IR nên S’R là đường thẳng. Nên nó sẽ ngắn nhất. Vậy đường truyền của tia sáng S I R là ngắn nhất Câu 2: Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là: α = i+i′ Theo định luật phản xạ ánh sáng thì I = i′
  5. Suy ra: α = i+i′ = 2i =1200 ⇒ I = 600 Câu 3: Ảnh và vật qua gương phẳng là đối xứng nhau nên một người đứng trước gương phẳng cho ảnh cách gương 1,8m thì người đó cũng cách gương 1,8m. 3. ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn đáp án em cho là đúng Câu 1. Vật nào sau đây là nguồn âm: A. Sợi dây cao su. B. Dây đàn. C. Loa phát thanh đang phát. D. Mặt trống. Câu 2. Mắt ta nhìn thấy một vật khi nào? A. Khi ta nhìn thẳng về phía vật đó. B. Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. C. Khi ta đứng ở nơi có ánh sáng. D. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Câu 3. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Điều kiện cần để mắt nhìn thấy một vật là hoặc vật phát ra ánh sáng, hoặc vật phải được chiếu sáng. B. Điều kiện đủ để mắt nhìn thấy một vật là ánh sáng từ vật phải truyền vào mắt. C. Mắt nhìn thấy một vật khi ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt ta. D. Mắt nhìn thấy vật khi ánh sáng từ mắt phát ra truyền đến vật. Câu 4. Vật nào dưới đây được xem là vật trong suốt? A. Gương phẳng C. Tấm gỗ B. tấm kính D. Quyển sách
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 5. Trường hợp nào dưới đây không phải là vật sáng? A. Chiếc bút chì đặt trên bàn giữa ban ngày. B. Chiếc bật lửa rơi giữa sân trường lúc trời nắng. C. Mặt Trời. D. Mắt con mèo trong phòng kín vào ban đêm. Câu 6: Để nhìn thấy một vật thì: A. Vật ấy phải được chiếu sáng. B. Vật ấy phải là nguồn sáng. C. Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt. D. Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật được chiếu sáng. II. Tự luận Câu 1: Cho một điểm sáng S và một điểm M trước gương phẳng như hình vẽ: xM x S G a, Trình bày cách vẽ một tia sáng đi từ S tới gương rồi phản xạ qua M. b, Chứng minh rằng trong vô số con đường đi từ S tới G tới M thì ánh sáng đi theo con đường ở phần a là ngắn nhất. Câu 2: a. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng và định luật phản xạ ánh sang. b. Một vật AB đặt trước gương phẳng và cách gương một khoảng 15cm. Di chuyển vật AB ra xa gương một đoạn 5cm. Ảnh A'B' của AB sẽ cách AB một khoảng bằng bao nhiêu ? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C D D B D C II. Tự luận: Câu 1: a, S M E I - Dựng S’ đối xứng S qua G - Nối S’ với M cắt G tại I. - Nối S với I. b, Dễ dàng thấy được SI là tia tới , IM là tia phản xạ. Lấy điểm E tùy ý trên G , nối SE, EM Ta có SE + EM = ES’+ EM > S’M ES’ + EM > S’I + IM ES’ + EM > SI + IM ( ĐPCM) Câu 2: a. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng: -Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đưòng pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. b. Ảnh A'B' của AB sẽ cách AB một khoảng bằng 40cm