Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Có đáp án)
Câu 1. Loài nào sau đây thường bám vào người và động vật để hút máu ?
A. Rươi B. Đỉa
C. Giun đỏ D. Giun đất
Câu 2. Khi sống trong cơ thể người, giun đũa gây nên hậu quả gì ?
A. Tắc ruột, tắc ống mật
B. Hút chất dinh dưỡng của người
C. Sinh ra độc tố
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây đúng với trùng sốt rét:
A. Có chân giả
B. sống tự do ngoài thiên nhiên
C. Kích thước nhỏ hơn hồng cầu
D. Kí sinh ở thành ruột người
Câu 4. Giun đất có thể đào đất sâu tới bao nhiêu mét (m) ?
A. 5m B. 8m
C. 4m D. 6m
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tr.pdf
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Có đáp án)
- ĐỀ THI GIỮA HK1 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021-2022 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1. I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1. Loài nào sau đây thường bám vào người và động vật để hút máu ? A. Rươi B. Đỉa C. Giun đỏ D. Giun đất Câu 2. Khi sống trong cơ thể người, giun đũa gây nên hậu quả gì ? A. Tắc ruột, tắc ống mật B. Hút chất dinh dưỡng của người C. Sinh ra độc tố D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây đúng với trùng sốt rét: A. Có chân giả B. sống tự do ngoài thiên nhiên C. Kích thước nhỏ hơn hồng cầu D. Kí sinh ở thành ruột người Câu 4. Giun đất có thể đào đất sâu tới bao nhiêu mét (m) ? A. 5m B. 8m C. 4m D. 6m Câu 5. Trùng kiết lị kí sinh trong cơ thể người ở: A. Gan B.Tuỵ C. Thành ruột D. Câu A và B đúng Câu 6. Giun tròn khác giun đốt ở đặc điểm nào ? A. Cơ thể hình trụ B. Thuôn hai đầu
- C. Sống kí sinh hay tự do D. Không có đốt Câu 7. Loại tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ cho ruột khoang là: A. Tế bào thần kinh B. Tế bào gai C. Tế bào hình túi D. Tế bào hình sao Câu 8. Bên ngoài cơ thể của giun đũa có lớp vỏ bảo vệ bằng chất: A.Đá vôi B. Kitin C. Cuticun D. Dịch nhờn II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. Trong số các đặc điểm chung của giun tròn, đặc điểm nào dễ nhận biết chúng nhất? Câu 2. Đặc điểm chung của ngành Giun đốt. Câu 3. So sánh điểm giống nhau và khác nhau của trùng roi với thực vật ? ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 B D C B C D B C II.TỰ LUẬN (6 điểm) Câu l: Trong số các đặc điểm chung của giun tròn, đặc điểm dễ nhận biết chúng nhất là: Cơ thể hình trụ thuôn dài 2 đầu Câu 2. * Đặc điểm chung của ngành Giun đốt: - Giun đốt (gồm: giun đất. rươi, đỉa, giun đỏ ) đa dạng về loài, lối sống và môi trường sống. Giun đốt có chung đặc điểm như: - Cơ thể phân đốt - Cơ thể xoang - Ống tiêu hoá phân hoá - Bắt đầu có hệ tuần hoàn - Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
- - Hô hấp qua da hay mang. - Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người. Câu 3. So sánh điểm giống nhau và khác nhau của trùng roi với thực vật. * Giống nhau: Tế bào có chứa hạt diệp lục —> khả năng tự dưỡng. * Khác nhau: Trùng roi Thực vật - Tế bào động vật - Tế bào thực vật - Tự di chuyển được - Không tự di chuyển được - Cùng là sinh vật dị dưỡng - Sinh vật tự dưỡng. ĐỀ SỐ 2. I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Câu 1. Chọn các cụm từ thích hợp điền vào bảng sau: Đại diện Thuỷ tức Sứa San hô Đặc điểm 1. Kiểu đối xứng 2. Cách di truyền 3. Cách dinh dưỡng 4. Cách tự vệ 5. Số lớp tế bào của thành cơ thể 6. Kiểu ruột 7. Sống đơn độc hay tập đoàn
- Cụm lựa chọn Không đối xứng, đối xứng toả tròn, kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu, co bóp dù, không di chuyển, tự dưỡng, dị dưỡng, tự vệ nhờ tế bào gai, tự vệ nhờ di chuyển, ruột túi, ruột phân nhánh, hai lớp, ba lớp. Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: 1.Trùng kiết lị có kích thước: A. Lớn hơn hồng cầu B. Bé hơn hồng cầu C. Bằng tiểu cầu D. Câu B, C 2. Nêu cấu tạo cơ thể trùng roi xanh. A.Cơ thể trùng roi xanh là một tế bào gồm màng, nhân, chất nguyên sinh (có chứa các hạt diệp lục, hạt dự trữ). B. Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù có một roi dài giúp cơ thể di chuyển C. Có điểm mắt giúp trùng roi nhận biết ánh sáng. D. Cả A, B và C đều đúng. 3.Những sinh vật nào sau đây không phải là đại diện thường gặp của ruột khoang? A. Thuỷ tức B. Sứa C. Hải quỳ D. San hô. E.Trùng biến hình 4.Có mấy ngành giun ? A. Ngành giun dẹp B. Ngành giun tròn C. Ngành giun đốt D. Cả A, B và C đều đúng. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. Do đâu trùng roi vừa có khả năng tự dưỡng vừa có khả năng dị dưỡng ? Câu 2. Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang ? Câu 3. Vai trò thực tiễn của ngành Giun đốt ?
- ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Câu 1. Chọn các cụm lựa từ thích hợp điền vào bảng sau: Đặc điểm Thuỷ tức Sứa San hô Đại diện 1. Kiểu đối xứng Toả tròn Toả tròn Toả tròn 2. Cách di truyền Sâu đo, lộn Co bóp dù Không đầu 3. Cách dinh dưõng Dị dưỡng Dị dưỡng Dị dưỡng 4. Cách tự vệ Nhờ tế bào gai Nhờ tế bào Nhờ tế bào gai gai 5. Số lớp tế bào của thành cơ thể 2 2 2 6. Kiểu ruôt Ruột túi Ruột túi Ruột túi 7. Sống đơn độc hay tập đoàn Đơn độc Đơn độc Tập đoàn Câu 2: 1 2 3 4 A D E D II.TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. Trùng roi vừa có khả năng tự dưỡng vừa có khả năng dị dưỡng: - Trùng roi có chứa diệp lục tố trong tế bào nên có thể thực hiện quang hợp khi có ánh sáng mặt trời, do vậy chúng tự dưỡng - Khi không có ánh sáng mặt trời, trùng không thể quang hợp được chúng sẽ mất dần màu xanh lá và sống dị dưõng bằng cách sử dụng chất hữu cơ như các động vật khác. Câu 2. Đặc điểm chung cùa ngành Ruột khoang: Tuy rất khác nhau về kích thước, hình dạng và lối sống nhưng các loài ruột khoang đều có chung đặc điểm: - Đối xứng toả tròn
- - Ruột dạng túi - Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào - Đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công. - Ruột khoang rất đa dạng, phong phú ở biển nhiệt đới và biển nước ta. Chúng tạo nên một trong các cảnh quan độc đáo ở đại dương, có vai trò lớn về mặt sinh thái. Câu 3. Vai trò thực tiễn của ngành Giun đốt: - Làm thức ăn cho người: rươi - Làm thức ăn cho động vật khác: rươi, giun đỏ, giun đất. - Làm cho đất trồng xốp, thoáng: giun đất - Làm màu mỡ đất trồng: giun đất - Làm thức ăn cho cá: giun đỏ, giun đất, rươi - Có hại cho động vật và con người: đỉa, vắt ĐỀ SỐ 3. I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: 1. Hình dạng ngoài của thủy tức. 1, Hình trụ dài 2, Dưới có đế để bám vào giá thể 3, Trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra 4, Cơ thể có đối xứng toả tròn 5, Chúng luôn luôn di chuyển về phía ánh sáng. A.l, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 5. C. 4, 5, 1 D. 1, 2, 4, 5 2. Đặc điểm cấu tạo của hải quỳ ? 1, Cơ thể hình trụ 2, Kích thước từ 2-5 cm 3, Có nhiều tua miệng xếp đối xứng 4, Sống bám ở bờ đá, ăn động vật nhỏ.
- 5, Di chuyển bằng cách co bóp dù. A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 3, 4, 5. 3. Ba ngành giun có chung những đặc điểm nào ? A. Cơ thể có đối xứng hai bên B. Cơ thể có cấu tạo từ ba lá phổi C. Thành cơ thể được cấu tạo bởi ba lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo. D. Cả A, B và C đều đúng. 4. Sán lông sống ở đâu ? A.Thường gặp ở vùng nước ven biển B. Gặp ở ao (ít gặp) C. Gặp ở hồ (ít gặp) D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 2. Hãy điền từ hoặc cụm từ thích họp vào ô trống ( ) thay cho các số 1, 2, 3 trong các câu sau: Thế giới động vật xung quanh chúng ta vô cùng (1) Chúng đa dạng về (2) kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. Nhờ sự (3) cao với điều kiện sống, động vật phân bố ở khắp các (4) như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. So sánh trùng roi, trùng đế giày và trùng biến hình. Câu 2. Vai trò của ngành Ruột khoang ? Câu 3. Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. ĐÁP ÁN I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1. 1 2 3 4 A A D D Câu 2.
- (1) đa dạng và phong phú; (2) số loài; (3) thích nghi; (4) môi trường. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. So sánh trùng roi, trùng đế giày và trùng biến hình * Giống nhau: - Cơ thể đơn bào; sống trong môi trưòng nước; - Sinh sản trực phân (phân đôi) * Khác nhau: Trùng roi Trùng biến hình Trùng đế giày Hình dạng Hình thoi Luôn thay đổi Đế giày Di chuyển Bằng roi Bằng chân giả Tiêm mao Dinh dưỡng Tự dưỡng và dị dưỡng Dị dưỡng Dị dưỡng Sinh sản phân Theo chiều dọc Theo nhiều chiều Theo chiều ngang đôi và tiếp hợp Cấu tạo Có diệp lục Không có diệp lục Không có diệp lục Chưa có cơ quan Chưa có cơ quan Có cơ quan chuyên chuyên hoá chuyên hoá hoá Câu 2. Vai trò của ngành Ruột khoang. -Tạo nên vùng biển san hô có màu sắc phong phú và rất giàu các loài động vật khác cùng chung sống. - Vùng biển san hô vừa là nơi có vẻ đẹp kì thú của biển nhiệt đới, vừa là nơi có cảnh quan độc đáo của đại dương. - Là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức: san hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu - Cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng: san hô đá - Hoá thạch san hô là vật chi thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cứu địa chai. - Làm thức ăn: sứa sen, sứa rô - Mặc dù một số loài sứa gây ngứa và độc cho người, đào ngầm san hô gây cản trở cho giao thông đường biển, nhưng chúng có ý nghĩa về sinh thái đối với biển và đại dương, là tài nguvên thiên nhiên quý giá. Câu 3. Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp.
- Giun dẹp dù sống kí sinh hay tự do đều có chung những đặc điểm như: - Cơ thể dẹp - Đối xứng 2 bên và phân biệt đầu đuôi, lung bụng. - Ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn. - Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: giác bám, cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian. ĐỀ SỐ 4. I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1. Cấu tạo sán lông ? A. Cơ thể hình lá. hơi dài, dẹp theo hướng lưng bụng. B. Đầu bàng, đuôi hơi nhọn C. Miệng nằm ở mặt bụng, có nhánh ruột, chưa có hậu môn. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 2. Thuỷ tức di chuyển bằng những cách nào ? A. Di chuyển bằng roi bơi và lông bơi B. Di chuyển bằng sâu đo C. Di chuyển kiểu lộn đầu. D. Câu B và C Câu 3. Cách sinh sản của trùng roi ? A. Trùng roi xanh sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể. B. Trùng roi xanh sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. C. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể. D. Cả A, B và C đều sai Câu 4. Trùng biến hình có cấu tạo và di chuyển như thế nào ? A. Là cơ thể đơn bào đơn giản nhất. B. Cơ thể gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân C. Di chuyển nhờ dòng nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả.
- D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 5. Amip là loại trùng roi, đế giày hay biến hình ? A. Trùng roi B. Trùng đế giày C. Trùng biến hình D. Cả A, B và C đều sai. Câu 6. Vi sinh vật nào sau đây vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng ? A. Trùng roi B. Trùng đế giày C. Trùng biến hình D. Cả A, B và C đều sai. Câu 7. Khi nào vi sinh vật kết bào xác ? A. Khi môi trường không có thức ăn B. Khi khí hậu không phù hợp C. Khi gặp bất lợi về điều kiện sống. D. Khi môi trường sống thiếu nước Câu 8. Động vật nguyên sinh là những động vật cấu tạo xuất hiện sớm nhất trên hành tinh, nhưng khoa học lại phát hiện chúng tương đối muộn. A.chỉ gồm một tế bào. B. gồm nhiều tế bào C. rất đơn giản D. Hiển vi II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào ? Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người ? Câu 2. Phân biệt thành phần tế bào lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng của từng loại tế bào này ? Câu 3. Đặc điểm chung của ngành Giun tròn ? ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
- 1 2 3 4 5 6 7 8 D D A D C A C A II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. * Sự giống và khác nhau về dinh dưỡng ở trùng kiết lị và trùng sốt rét: - Giống nhau: Kí sinh trên sinh vật khác - Khác nhau: Trùng kiết lị Trùng sốt rét Nuốt và tiêu hoá hồng cầu để sinh Chui vào trong hồng cầu, dùng chất dinh trưởng và sinh sản. dưỡng của hồng cầu để sinh trưởng, sinh sản rồi phá hồng cầu chui ra. *Trùng kiết lị có hại với sức khoẻ con người. Người bị kiết lị thường mất nước nghiêm trọng, khả năng hồi phục của ruột sau khi bị viêm nhiễm rất thấp làm cho người bệnh bị suy kiệt. Nếu trùng có quá nhiều trong cơ thể có thể gây hại ở những bộ phận liên quan trong hệ tiêu hoá. Câu 2. Phân biệt thành phần tế bào lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thuỷ tức và chức năng cùa từng loại tế bào này: Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào: - Lớp trong: Tế bào Cấu tạo Chức năng Mô cơ - tiêu Tế bào có 2 roi, có không bào tiêu Tiêu hoá thức ăn hoá hoá. - Lớp ngoài: Tế bào Cấu tạo Chức năng Mô bì - cơ - Mô che chở -Che chở, bảo vệ - Mô liên kết tạo sợi cơ dọc Gai - Tế bào hình túi có gai cảm giác - Phóng chất độc vào con mồi. -Tế bào gai rỗng dài, nhọn, cuộn xoắn lộn vào trong.
- Thần kinh -Tế bào hình sao có gai nhô ra ngoài, - Tạo nên mạng thần kinh phía trong toả nhánh hình lưới Sinh sản - Tế bào tuyến hình cầu (cái) - Sinh sản hữu tính tạo thuỷ tức mới. - Tế bào tuyến hình vú (đực) Câu 3. Đặc điểm chung của ngành Giun tròn: Giun đũa, giun kim, giun móc câu thuộc ngành Giun tròn, có các đặc điểm chung như: - Cơ thể hình trụ thường thuôn 2 đầu - Đa số có vỏ cuticun, có khoang cơ thể chưa chính thức - Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. - Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do. HẾT .