Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Ở phía bắc châu Âu có dạng địa hình nào sau đây?

A. Núi già.

B. Đồng bằng.

C. Núi trẻ.

D. Các đảo.

Câu 2. Trong nội bộ châu Âu, lao động di cư từ

A. Nam Âu đến Bắc Âu.

B. Đông Âu đến Nam Âu.

C. Tây Âu đến Nam Âu.

D. Đông Âu đến Tây Âu.

Câu 3. Liên minh châu Âu được thành lập chính thức vào năm nào sau đây?

A. 1967.

B. 1993.

C. 1957.

D. 1958.

Câu 4. Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực dưới đây nào?

A. Trung Á.

B. Nam Á.

C. Đông Nam Á.

D. Tây Nam Á.

doc 6 trang Bích Lam 24/02/2023 7160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_va_dia_li_lop_7_sach_chan_t.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa học kì 1 - Chân trời sáng tạo TRƯỜNG THCS Năm học 2022 - 2023 Môn: Lịch sử và Địa lí 7 Thời gian làm bài: 45 phút A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây! Câu 1. Ở phía bắc châu Âu có dạng địa hình nào sau đây? A. Núi già. B. Đồng bằng. C. Núi trẻ. D. Các đảo. Câu 2. Trong nội bộ châu Âu, lao động di cư từ A. Nam Âu đến Bắc Âu. B. Đông Âu đến Nam Âu. C. Tây Âu đến Nam Âu. D. Đông Âu đến Tây Âu. Câu 3. Liên minh châu Âu được thành lập chính thức vào năm nào sau đây? A. 1967. B. 1993. C. 1957. D. 1958. Câu 4. Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực dưới đây nào? A. Trung Á. B. Nam Á. C. Đông Nam Á. D. Tây Nam Á. Câu 5. Lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu chủ yếu từ A. hồ, biển, đại dương. B. sông và nước ngầm. C. đại dương và sông. D. nước ngầm và biển. Câu 6. Dãy núi nào dưới đây cao và đồ sộ nhất châu Âu? A. Py-rê-nê. B. Ban-căng. C. An-pơ.
  2. D. Các-pát. Câu 7. Đô thị hóa ở châu Á không có đặc điểm nào sau đây? A. Đô thị hóa diễn ra sớm. B. Mức độ đô thị hóa cao. C. Độ thị hóa đang mở rộng. D. Trình độ đô thị hóa thấp. Câu 8. Ở châu Âu, mưa lũ gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra ở khu vực nào sau đây? A. Bắc Âu. B. Nam Âu. C. Tây Âu. D. Đông Âu. Câu 9. Các sản phẩm công nghiệp của EU nổi tiếng trên thế giới là A. máy bay, mô tô, thiết bị điện tử và rượu, bia. B. máy bay, ô tô, thiết bị điện tử và thực phẩm. C. máy bay, xe máy, thiết bị điện tử và nông sản. D. máy bay, ô tô, thiết bị điện tử và dược phẩm. Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng với vị trí địa lí của châu Á? A. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam. B. Phía Tây tiếp giáp với châu Mĩ. C. Là một bộ phận của lục địa Á - Âu. D. Giáp Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. Câu 11. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa ở châu Âu có đặc điểm nào dưới đây? A. Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, có tuyết rơi nhiều. B. Mùa đông không lạnh lắm, có mưa, mùa hạ nóng và khô. C. Có mưa lớn ở sườn đón gió, thực vật thay đổi theo độ cao. D. Khí hậu điều hoà, mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng về Liên minh châu Âu? A. Tạo ra một thị trường chung. B. Sử dụng một đồng tiền chung. C. Trung tâm tài chính hàng đầu. D. GDP đứng đầu trên thế giới. II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á. Nêu ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á. B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây! Câu 1. Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị ở Tây Âu thời trung đại đã A. phá vỡ kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.
  3. B. kìm hãm sự phát triển của kinh tế hàng hóa. C. tạo điều kiện cho nền kinh tế tự cấp, tự túc phát triển. D. duy trì và củng cố nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa. Câu 2. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)? A. Tìm ra những vùng đất mới, con đường hàng hải mới, B. Thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các châu lục. C. Thổ dân châu Mĩ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt. D. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản ra đời. Câu 3. Từ thế kỉ XVI, tại các vùng nông thôn ở Tây Âu, nông dân bị mất đất, phải vào làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành A. công nhân nông nghiệp. B. công nhân xí nghiệp. C. công nhân chất lượng cao. D. công nhân canh tác. Câu 4. Thông qua những tác phẩm của mình, các nhà Văn hóa Phục hưng đã A. tuyên truyền giáo lí của Thiên Chúa giáo. B. ca ngợi công lao của các vị Hoàng đế. C. củng cố sự tồn tại của chế độ phong kiến. D. lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo. Câu 5. Sự kiện nào dưới đây được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản để chống lại chế độ phong kiến ở châu Âu? A. Phong trào văn hóa phục hưng. B. Cuộc chiến tranh nông dân Đức. C. Phong trào cải cách tôn giáo. D. Cuộc chiến tranh nông dân Pháp. Câu 6. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến? A. Hồng lâu mộng. B. Tây sương kí. C. Tam quốc diễn nghĩa. D. Thủy hử. Câu 7. Công trình kiến trúc nào là biểu tượng của văn minh Trung Hoa nhưng lại gắn liền với tên tuổi của một người Việt (Nguyễn An)? A. Tử Cấm Thành. B. Hoàng Hạc lâu. C. Phượng Hoàng cổ trấn. D. Di Hòa Viên. Câu 8. Một thành tựu y học thời Gúp-ta liên quan đến y tế cộng đồng ngày nay là biết A. mổ hở. B. chế tạo vắc-xin.
  4. C. giải phẫu cơ thể. D. chế tạo thuốc mê. Câu 9. Dưới thời Vương triều Hồi giáo Đê-li, thực quyền trong xã hội Ấn Độ thuộc về A. người Ấn bản địa theo đạo Hồi. B. người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ. C. người Ấn bản địa theo đạo Hin-đu. D. người Hồi giáo gốc Mông Cổ. Câu 10. Đế quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn phát triển thịnh trị nhất dưới thời kì cai trị của vị vua nào? A. San-đra Gúp-ta I. B. A-sô-ca. C. A-cơ-ba. D. Sa Gia-han. Câu 11. Thế kỉ XIII, tôn giáo nào được du nhập vào Đông Nam Á? A. Thiên Chúa giáo. B. Phật giáo. C. Hin-đu giáo. D. Hồi giáo. Câu 12. Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, tình hình Đông Nam Á có điểm gì nổi bật? A. Hình thành các quốc gia phong kiến. B. Các quốc gia phong kiến phát triển thịnh đạt. C. Các quốc gia phong kiến bước vào thời kì suy yếu. D. Hình thành nhiều vương quốc sơ kì ở lưu vực các dòng sông lớn. II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm): a. Vẽ sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh). b. Hãy cho biết bài thơ nói đến sự kiện lịch sử nào của Việt Nam. Sự kiện này diễn ra trong triều đại nào của phong kiến Việt Nam và phong kiến Trung Quốc? “Đống Đa xưa bãi chiến trường, Ngổn ngang giặc chết vùi xương thành gò. Mùng năm Tết trận thắng to, Gió reo còn vắng tiếng hò ba quân. Mùng năm giỗ trận tưng bừng, Nhớ ngày chiến thắng vang lừng núi sông ” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, trang 47) Đáp án đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo - (Đề số 2) A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
  5. I. Trắc nghiệm Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1-A 2-D 3-B 4-D 5-B 6-C 7-D 8-C 9-D 10-C 11-A 12-D II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm): * Đặc điểm sông ngòi châu Á - Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều. - Ở các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á) sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. - Ở các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á) mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi sâu trong nội địa không có dòng chảy. * Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên - Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy tuy nhiên vào mùa mưa thường có lũ, lụt gây nhiều thiệt hại lớn về người và tài sản. - Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật. B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1-A 2-C 3-A 4-D 5-B 6-B 7-A 8-B 9-B 10-C 11-D 12-B II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm): - Yêu cầu a) Sơ đồ (tham khảo)
  6. - Yêu cầu b) + Bài thơ nói đến sự kiện: vua Quảng Trung lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc xâm lược của nhà Thanh (năm 1789). + Sự kiện trên diễn ra dưới thời: Tây Sơn (ở Việt Nam) và nhà Mãn Thanh (ở Trung Quốc)