Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cao Thắng (Có đáp án)

Câu 1 (6,0 điểm). Trên cơ sở những kiến thức đã học, lập niên biểu các sự kiện thời Lý - Trần theo mẫu sau đây:

Thời gian sự kiện Thời Lý Thời Trần
Niên đại mở đầu và kết thúc
- Vua sáng lập- Tên nước- Kinh đô
- Kháng chiến chống xâmlược
Các danh tướng tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa
Chiến thắng
Nguyên nhân thắng lợi
Ý nghĩa lịch sử

Câu 2 (2,0 điểm). Nêu ý nghĩa và tác dụng của chủ trương "lấy đoàn binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết trong quân đội và khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc " của nhà Trần?

Câu 3 (2,0 điểm). Thế nào là chính sách hạn điền, hạn nô? Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì?

pdf 9 trang Thái Bảo 31/07/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cao Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cao Thắng (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS CAO THẮNG ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC 2021-2022 Đề số 1 Câu 1 (2,0 điểm). Em hiểu thế nào gọi là chính sách "Ngụ binh ư nông" ? Câu 2 (5,0 điểm). Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước mới dưới thời Tiền Lê và rút ra nhận xét. Câu 3 (2,0 điểm). Hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1. Em hiểu thế nào gọi là chính sách “Ngụ binh ư nông”? - Chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông) là hàng năm, chia quân sĩ thành phiên thay nhau đi luyện tập và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất. Khi có chiến tranh, khi cần triều đình sẽ điều động. - Chính sách này có ưu điểm: lực lượng tham gia quân đội là những trai tráng ở các làng (từ 18 tuổi) lại vừa là lực lượng lao động sản xuất chính, với cơ sở này có tác dụng vừa đảm bảo có lực lượng sản xuất nông nghiệp, vừa có lực lượng quân đội dự trữ. Họ vừa có nhiệm vụ sản xuất khi thời bình, đánh giặc khi có chiến tranh. Câu 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước mới dưới thời Tiền Lê: * Nhận xét sơ đồ: - Tổ chức bộ máy cai trị được hoàn thiện hơn (so với thời nhà Đinh). + Ở Trung ương: vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại → hầu hết các quan lại đều là võ tướng. + Ở địa phương: cả nước được chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ, châu. - Nhà Lê chú ý xây dựng quân đội mạnh: 10 đạo và hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương. Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288? Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. Sau 3 lần tấn công xâm lược, với quyết tâm cao, chúng đã huy động một lực lượng hùng mạnh, nhiều tướng giỏi hòng đè bẹp nhân dân Đại Việt nhưng cả ba lần chúng đều thất bại. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nguyên, một kẻ thù mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ để bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Đại Việt. Đề số 2 Câu 1 (6,0 điểm). Trên cơ sở những kiến thức đã học, lập niên biểu các sự kiện thời Lý - Trần theo mẫu sau đây: Thời gian sự kiện Thời Lý Thời Trần Niên đại mở đầu và kết thúc - Vua sáng lập - Tên nước - Kinh đô - Kháng chiến chống xâm lược Các danh tướng tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa Chiến thắng Nguyên nhân thắng lợi Ý nghĩa lịch sử Câu 2 (2,0 điểm). Nêu ý nghĩa và tác dụng của chủ trương "lấy đoàn binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết trong quân đội và khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc " của nhà Trần? Câu 3 (2,0 điểm). Thế nào là chính sách hạn điền, hạn nô? Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1. Trên cơ sở những kiến thức đã học, các em tự lập niên biểu các sự kiện thời Lý - Trần. Thời gian sự Thời Lý Thời Trần kiện Niên đại mở đầu 1010- 1226. 1226- 1400. và kết thúc - Vua sáng lập. - Lý Công Uẩn. - Trần Cảnh. - Tên nước. - Đại Việt. - Đại Việt. Trang | 2
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Kinh đô. - Đại La - Thăng Long - Thăng Long (Hà Nội). (Hà Nội). - Kháng chiến - Nhà Tống. - Nhà Mông - Nguyên. chống quân xâm lược. Các danh tướng - Lý Thường Kiệt. - Trần Nhân Tông. tiêu biểu cho - Tông Đản. - Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng cuộc khởi nghĩa - Lý Kế Nguyên. Đạo). - Trần Quang Khải. - Trần Khánh Dư. Những tướng - Tống Thần Tông. - Ngột Lương Hợp Thai. giặc sang xâm - Quách Quỳ, Triệu - Thoát Hoan. lược nước ta. Tiết. - Toa Đô. - Hòa Mâu. - Trương Văn Hồ. - Ô Mã Nhi. Chiến thắng. - Thắng địch ở Châu - Chiến thắng Đông Bộ Đầu. Ung, Châu Khâm, Châu - Chiến thắng Tây Kết, Hàm Liêm, hạ thành Ung Tư, Chương Dương. Châu. - Vân Đồn. - Chiến thắng Như - Bạch Đằng. Nguyệt. Nguyên nhân - Ý chí độc lập, tự chủ - Tinh thần đoàn kết toàn dân. thắng lợi. của toàn dân, sức mạnh - Chiến lược, chiến thuật tài đoàn kết dân tộc. tình của vua quan nhà Trần. - Tài mưu lược của anh - Sự đóng góp quan trọng của hùng Lý Thường Kiệt. các danh tướng (Trần Quốc Tuấn). Ý nghĩa lịch sử. - Buộc quân nhà Tống - Đập tan ý chí xâm lược của phải bỏ âm mưu xâm đế chế Nguyên, bảo vệ độc lược Đại Việt. lập chủ quyền dân tộc. - Nền độc lập tự chủ - Góp phần xây dựng truyền đươc bảo vệ. thống quân sự Việt Nam. Củng cố khối đoàn kết toàn dân. Trang | 3
  4. Câu 2. Nêu ý nghĩa và tác dụng của chủ trương "lấy đoàn binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết trong quân đội và khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc" của nhà Trần? Ý nghĩa và tác dụng của chủ trương "lấy đoàn binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết trong quân đội và khoan thư sức dân làm kế sân rễ bền gốc": - Chủ trương này có ý nghĩa: nhà Trần biết "lấy yếu thắng mạnh", "lấy ít thắng nhiều" phát huy sức mạnh đoàn kết quân dân, biết lựa sức mình mà đánh, trên dưới một lòng thì trăm trận trăm thắng. Đó là những yếu tố vô cùng quan trọng để đánh bại kẻ thù xâm lược. Câu 3. Thế nào là chính sách hạn điền, hạn nô? Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì? - Chính sách hạn điền: là hạn chế số ruộng đất của chủ đất theo quy định của nhà nước phong kiến. Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly quy định: trừ đại vương và trưởng công chúa thì không bị hạn chế số ruộng đất tối đa, số còn lại không được quá 10 mẫu. Chính sách hạn nô: Hồ Quý Ly ban hành hạn chế số nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại. Năm 1401, nhà Hồ quy định theo phẩm cấp, các quan lại quý tộc chỉ được nuôi một số gia nô nhất định, số thừa ra sung công. Mỗi gia nô thừa ra được nhà nước đền bù 5 quan tiền. - Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc Trần, hạn chế và xoá bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất đặc biệt là điền trang của các quý tộc Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất và nô tì nhất. Với chính sách hạn điền, hạn nô đã có ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của các tầng lớp nhân dân và xoá bỏ độc quyền quý tộc nhà Trần, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương. Đề số 3 Câu 1 (3,0 điểm). Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần và rút ra nhận xét. Câu 2 (3,0 điểm). So với thời Lý pháp luật thời Trần như thế nào? Câu 3 (4,0 điểm). Trình bày vài nét về thành tựu khoa học - kĩ thuật thời Trần và rút ra nhận xét? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần và rút ra nhận xét. * Sơ đồ:
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nhận xét: Qua sơ đồ ta thấy tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị thời Trần được hoàn chỉnh hơn thời Lý, chứng tỏ chế độ tập quyền thời Trần được củng cố chặt chẽ hơn thời Lý. Câu 2. So với thời Lý pháp luật thời Trần như thế nào? So với thời Lý, nhà Trần rất quan tâm đến pháp luật để tăng cường và hoàn thiện hơn cơ quan pháp luật: - Nội dung luật có thay đổi. Nếu như nội dung luật pháp thời Lý (bộ Hình thư) quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, nghiêm cấm việc giết trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp thì pháp luật thời Trần xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán đất. - Ở nhà Lý không có cơ quan xử lí và thi hành pháp luật mọi việc do vua quyết định thì ở nhà Trần đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo. - Tất cả những việc đó, nhằm làm cho pháp luật nhà nước thực hiện nghiêm minh. Nhờ vậy, pháp luật thời Trần đã góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc củng cố vương triều nhà Trần, ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Câu 3. Trình bày vài nét về thành tựu khoa học - kĩ thuật thời Trần và rút ra nhận xét? - Quốc sử viện - cơ quan viết sử do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272, ông biên soạn xong bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta. - Về quân sự: tác phẩm Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt. - Y học: người thầy thuốc Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân. Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán là những nhà thiên văn học có những đóng góp đáng kể. Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi chế tạo được súng thần cơ, đóng các loại thuyền lớn. Nhận xét: Qua những thành tựu về khoa học - kĩ thuật thời Trần, chúng ta nhận thấy khoa học - kĩ thuật thời Trần phát triển cao hơn nhiều so với thời Lý, khoa học - kĩ thuật đạt những thành tựu rực rỡ, sở dĩ có Trang | 5
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai được điều đó là do giáo dục thời Trần phát triển và kết quả của ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên đã giúp cho Trần Hưng Đạo đúc kết được những kinh nghiệm trong tác phẩm Binh thư yếu lược và Lê Văn Hưu đã biên soạn bộ Đại Việt sử kí, bộ chính sử đầu tiên có giá trị ở nước ta. Đề số 4 Câu 1 (6,0 điểm). Nước Đại Việt thời Lý - Trần đạt được những thành tựu nổi bật gì về các mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật ? Câu 2 (2,0 điểm). Những thành tựu đạt được của nhà Trần trên các lĩnh vực: lịch sử, quân sự, văn học, thiên văn học, kiến trúc và điêu khắc? Câu 3 (2,0 điểm). Nêu một số dẫn chứng để thấy các tầng lớp nhân dân thời Trần đều tham gia kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1. Nước Đại Việt thời Lý - Trần đạt được những thành tựu nỗi bật gì về các mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật. Thành tựu Thời Lý Thời Trần Kinh tế * Nông nghiệp: * Nông nghiệp: khuyến khích sản xuất, mở - Nông dân: có ruộng đất cày cấy. rộng diện tích trồng trọt. Công cuộc khai - Nhà nước khuyến khích khai hoang. hoang, đắp đê được củng cố. Ruộng đất làng Công tác thuỷ lợi được chú ý. xã nhiều. * Thủ công nghiệp: có nhiều nghề. * Thủ công nghiệp: do nhà nước quản lí có nhiều ngành nghề. * Thương nghiệp: buôn bán, trao đổi Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến trong nước và ngoài nước mở mang. và phát triển. * Thương nghiệp: Chợ búa tấp nập. Trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh. Văn hoá - Đạo Phật phát triển mạnh nhất. Các - Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến. Đạo Phật hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú, phát triển. Nho giáo ngày càng phát triển. đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được Các hình thức sinh hoạt văn hoá đa dạng, dân chúng ham chuộng. phong phú. Giáo dục - Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử - Quốc tử giám mở rộng để đào tạo con em và dạy học cho con vua. quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ có trường học. - Mở khoa thi tuyển chọn quan lại. Trong nhân dân ở các làng xã có truờng tư. - Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển. Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều. Khoa học, - Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển. - Cơ quan chuyên viết sử ra đời với bộ Đại nghệ - Một số công trình nghệ thuật có giá trị Việt sử kí. thuật được xây dựng. - Quân sự, với tác phẩm nổi tiếng: Binh thư Trang | 6
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh yếu lược của Trần Quốc Tuấn. thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, - Y học có thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên cứu độc đáo và linh hoạt. thuốc nam để chữa bệnh cho nhân dân. Thiên văn học có những đóng góp đáng kể. Đã chế tạo được súng. - Phát triển công trình kiến trúc mới ra đời. Câu 2 Những thành tựu đạt được của nhà Trần trên các lĩnh vực: Lịch sử, quân sự, văn học, thiên văn học, kiến trúc và điêu khắc?. - Lịch sử: Bộ “Đại Việt sử kí toàn thư” của Lê Văn Hưu. - Quân sự: Tác phẩm Bình thư yếu lược của Trần Hưng Đạo. - Y học: Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây thuốc nam để chữa bệnh trong nhân dân. - Thiên văn học: Nhà thiên văn nổi tiếng Đặng Độ, Trần Nguyên Đán. - Kiến trúc: Xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới: Tháp Phổ Minh (Nam Định); Thành Tây Đô (Thanh Hoá) - Điêu khắc: Lăng mộ vua và quý tộc có nhiều tượng hổ, sư tử, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm Câu 3. Nêu một số dẫn chứng để thấy các tầng lớp nhân dân thời Trần đều tham gia kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. - Khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị đánh nước ta, theo lệnh vua Trần, cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc. - Khi giặc tấn công cả ba lần. nhân dân đều thực hiện "vườn không nhà trống" để làm cho địch gặp nhiều khó khăn và bị động. - Ý chí quyết tâm đánh giặc thể hiện rất cao tại Hội nghị Diên Hồng → các bậc phụ lão đều quyết tâm "đánh", quân sĩ khắc vào tay hai chữ "Sát Thát". - Vua, tôi nhà Trần đều hăng hái đánh giặc: Vua trực tiếp chỉ huy, cận thần cương quyết đánh giặc. Trần Thủ Độ "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Trần Quốc Tuấn "Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng". - Quân dân một lòng bố trí trận địa cọc ngầm đê mai phục địch trên sông Bạch Đằng. Đề số 5 Câu 1 (5,0 điểm). Hãy nêu cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần theo yêu cầu sau: Nội dung Thời Lý Thời Trần Thời gian bắt đầu và kết thúc. Đường lôi kháng chiên. Những tấm gương tiêu biểu. Trang | 7
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Nguyên nhân thắng lợi. Y nghĩa. Câu 2 (3,0 điếm). Nlíững đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần khảng chiến chống Nguvên - Mông? Câu 3 (2,0 điểm). Vì sao thời Trần, Nho giáo ngày càng phát triển? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1. Hãy nêu cuộc khảng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần. Nội dung Thời Lý Thòi Trần Thời gian 1075 - 1077. 1258 - 1288 bắt đầu và kết thúc Đường lối Đánh ngay vào âm mưu Vườn không nhà trống. kháng xâm lược của địch. Đánh lâu dài làm cho địch suy yếu và đánh đòn quyết định. chiến. Phòng ngự và phản công Khai thác chỗ yếu của địch và phát huy thế mạnh của ta. địch ngay khi chúne vào nước ta, giành thắng lợi quyết định. Những tấm Lý Thường Kiệt, Tông Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh gương tiêu Đản, Lí Kế Nguyên. Dư, Trần Nhật Duật, Phạm Nhữ Lão, Nguyễn Khoái, Trần Quốc biểu Toản , Ế Nguyên Y chí độc lập tự chủ của Tinh thân đoàn kêt toàn dân. nhân thắng toàn dân, sức mạnh đoàn Chiến lược, chiến thuật tài tình của vua quan nhà Trần. lợiẽ kết dân tộc. Sự đóng góp quan trọng của các danh tướng. Tài mưu lược của anh hùng Lý Thường Kiệt. Ý nghĩa. Buộc quân nhà Tống phải Đập tan ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập chủ bỏ âm mưu xâm lược Đại quyền dân tộc. Việt. Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam. Nền độc lập tự chủ được Củng cố khối đoàn kết toàn dân. bảo vệ. Câu 2 Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần khảng chiến chổng Nguyên - Mông? - Ông được vua Trần giao cho trọng trách Quốc công tiết chế - chỉ huy cuộc kháng chiến. Soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thân chiên đâu của quân đội. - Trần Quốc Tuấn là một nhà Lý luận quân sự tài ba. ông là tác giả cùa bộ binh thư yếu lược nổi tiếng. Trang | 8
  9. - Trước thế giặc mạnh, ông đều cho lui binh đé bào toàn lực lượng chờ thời cơ để đánh. Với tinh thần "Nếu bệ hạ hàng giặc thì trước hẻt hãy chém đâu thần" đã nói lên ý chí kiên cường cùa ông. - Khi quân địch ở Thăng Long gặp khó khăn, tuyệt vọng phải rút quân, Trần Quổc Tuấn đã quyết định mở cuộc phản công và tiên hành trận mai phục trên sông Bạch Đằng tạo nên chiến thắng quyết định sổ phận quân xâm lược. Câu 3. Vì sao thời Trần, Nho giáo ngày càng phát triển? Thời Trần, Nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xâỵ dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thông trị nhà Nho được trọng dụng và bô nhiệm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Việc quan tâm đến chế độ học tập, thi cử để đào tạo, tuyển dụng quan lại với nội dung học tập là đạo Nho ngày càng trở nên cần thiết ở chế độ phong kiến Việt Nam. Vì thế thời nhà Trần, Nho giáo ngày càng phát triển. Nhiều nhà Nho được triều đình trọng dụng như Trương Hán Siêu, Đoàn Nhữ Hài, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, đặc biệt là thầy giáo Chu Văn An.