Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Bình Hưng Hòa (Có đáp án)

Đề số 1

Câu 1: Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc phát kiến địa lý? Kể tên các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu?(3đ)

Câu 2: Khu vực Đông nam Á gồm bao nhiêu nước ? kể tên các nước đó?(3 đ) Câu 3: Vì sao thành thị trung đại xuất hiện?(2đ)

Câu 4: Vì sao thái hậu họ Dương lại trao áo lông bào cho Lê Hoàn và suy tôn ông lên làm vua? (2đ)

pdf 6 trang Thái Bảo 03/08/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Bình Hưng Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Bình Hưng Hòa (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS BÌNH HƯNG HÒA ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC 2021-2022 Đề số 1 Câu 1: Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc phát kiến địa lý? Kể tên các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu?(3đ) Câu 2: Khu vực Đông nam Á gồm bao nhiêu nước ? kể tên các nước đó?(3 đ) Câu 3: Vì sao thành thị trung đại xuất hiện?(2đ) Câu 4: Vì sao thái hậu họ Dương lại trao áo lông bào cho Lê Hoàn và suy tôn ông lên làm vua? (2đ) ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc phát kiến địa lý? Kể tên các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu?(3đ) - Do nhu cầu sản xuất phát triển cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu , thị trường mới và con đường biển sang các nước phương đông. - Các cuộc phát kiến địa lí: + Năm 1487: Đi a xơ đã đi vòng qua cực nam châu Phi + Năm 1492: Cô lôm Bô tìm ra châu Mĩ + Năm 1498: Va-xco đơ Ga ma cập bến Ca li Cút tây nam Ấn Độ. + Năm 1519-1522: Magien lan lần đầu tiên đã đi vòng quanh trái đất Câu 2: Khu vực Đông nam Á gồm bao nhiêu nước ? kể tên các nước đó?(3 đ) - Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm 11 nước: Việt Nam, lào, CPC, Thái lan, Mianma, Malayxia, Sin gapo, Inđô nê xi a, Philippin, brunay, Đông timo. Câu 3:Vì sao thành thị trung đại xuất hiện?(2đ) Cuối thế kỉ XI do nhu cầu sản xuất,trao đổi mua bán hàng hóa., một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra thị trấn rồi thành thị ra đời. Câu 4: Vì sao thái hậu họ Dương lại trao áo lông bào cho Lê Hoàn và suy tôn ông lên làm vua? (2đ) - Bà đã đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của dòng họ, - Lê Hoàn là người tài giỏi, có chí lớn, mưu lựoc hỏe mạnh, - Đinh Toàn còn nhỏ không thể quản lý được đất nước, trước nạn ngoại xâm nên thái hậu họ Dương đã trao áo và suy tôn ông lên làm vua sớm ổn định tình hình đất nước, lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm. Đề số 2 Câu 1: Em hãy trình bày tên và nội dung bộ luật thời Lý?(3đ) Câu 2: Trình bày nội dung cải cách Lu Thơ (3đ) Câu 3: Khu vực Đông Nam Á gồm bao nhiêu nước? Kể tên các nước đó? (2đ) Câu 4: vì sao nhà Lý lại gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi?(2đ) ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: Em hãy trình bày tên và nội dung bộ luật thời Lý?(3đ) + Năm 1042 ban hành bộ luật Hình Thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
  2. - Nội dung: Quy định việc bảo vệ giai cấp thống trị, của công, tài sản của nhân dân và sản xuất nông nghiệp.Xử phạt nghiêm khắc những người phạm tội. Câu 2: Trình bày nội dung cải cách Lu Thơ (3đ) - Lên án hành vi tham lam đồi bại của giáo hoàng - Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của giáo hội. - Đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki Tô nguyên thủy. Câu 3: Khu vực Đông Nam Á gồm bao nhiêu nước? Kể tên các nước đó? (2đ) Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm 11 nước: Việt Nam, lào, CPC, Thái lan, Mianma, Malayxia, Sin gapo, Inđô nê xi a, Philippin, brunay, Đông timo. Câu 4: Vì sao nhà Lý lại gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi?(2đ) Tạo nên mối quan hệ đoàn kết, khuyến khích, trở thành người một nhà chung tay xây dựng đất nước. Đề số 3 Câu 1: Thành thị trung đại xuấn hiện như thế nào? (3đ) Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc phát kiến địa lý? Kể tên các cuộc phát kiến địa lý?(3đ) Câu 3: Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước, đưa đất nước trở lại yên bình thống nhất? (2đ) Câu 4: vì sao nhân dân Trung Quốc nổi dậy chống nhà Nguyên?(2đ) ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1:Thành thị trung đại xuấn hiện như thế nào? (3đ - Cuối thế kỉ XI do nhu cầu sản xuất,trao đổi mua bán hàng hóa., một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra thị trấn rồi thành thị ra đời. Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc phát kiến địa lý? Kể tên các cuộc phát kiến địa lý?(3đ) Do nhu cầu sản xuất phát triển cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới và con đường biển sang các nước phương đông. Các cuộc phát kiến địa lí: + Năm 1487: Đi a xơ đã đi vòng qua cực nam châu Phi + Năm 1492: Cô lôm Bô tìm ra châu Mĩ + Năm 1498: Va-xco đơ Ga ma cập bến Ca li Cút tây nam Ấn Độ. + Năm 1519-1522: Magien lan lần đầu tiên đã đi vòng quanh trái đất Câu 3: Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước, đưa đất nước trở lại yên bình thống nhất? (2đ) - Ông đã liên kết với các sứ quân Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ tiến đánh các sứ quân khác, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước. Câu 4: vì sao nhân dân Trung Quốc nổi dậy chống nhà Nguyên?(2đ) Thời Nguyên, các vua Mông Cổ đã đưa ra nhiều chính sách phân biệt đối xử giữa các dân tộc. Người Mông Cổ có địa vị cao, hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. người Hán ở địa vị thấp kém, bị cấm đoán đủ thứ, cấm mang vũ khí, cấm luyện tập võ nghệ, cấm họp chợ Đề số 4 Câu 1. Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào?
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai A. Núi và cao nguyên. B. Cao nguyên. C. Đồng bằng. D. Núi. Câu 2. Khi xã hội nguyên thủy tan rã, người phương Đông thường quần tụ ở đâu để sinh sống? A. Vùng trung du. B. Vùng rừng núi. C. Các con sông lớn. D. Vùng sa mạc. Câu 3. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là: A. Nông dân làm thuê. B. Nông dân lĩnh canh. C. Nông nô. D. Nông dân tự canh. Câu 4. Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội? A. Nông dân. B. Quý tộc. C. Nô lệ. D. Chủ nô. Câu 5. Từ thế kỉ IX, Vương quốc nào đã trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất trong khu vực Đông Nam Á? A. Phù Nam. B. Cam-pu-chia. C. Cham-pa. D. Pa-gan. Câu 6. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào? A. Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN. B. Khoảng thiên niên kỉ III - IV TCN. C. Khoảng thiên niên kỉ V - IV TCN. D. Khoảng thiên niên kỉ IV - III. Câu 7. Thần nào dưới đây ở Ấn Độ được gọi là thần bảo hộ? A. Vi-snu. B. Bra-ma. C. Si-va. D. In-đra. Câu 8. Lực lượng đông đảo nhất là thành phần sản xuất chủ yếu của xã hội cổ đại phương Đông là tầng lớp nào? A. Nông nô. B. Nông dân công xã. C. Nông dân tự do. D. Nô lệ. Câu 9. Điều kiện nào làm cho xã hội có sản phẩm dư thừa? A. Con người biết tiết kiệm trong chi tiêu. B. Con người đã chinh phục được tự nhiên. C. Con người hăng hái sản xuất. D. Công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện. Câu 10. Địa bàn sinh sống của những cư dân ở Địa Trung Hải đông nhất ở đâu? A. ở nông thôn. B. ở thành thị. C. ở miền núi. D. ở trung du. Câu 11. Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào? A. Nhà Chu. B. Nhà Tần. C. Nhà Hán. D. Nhà Hạ. Câu 12. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường gọi là gì? A. Chế độ quân điền. B. Chế độ công điền. C. Chế độ tịch điền. D. Chế độ lĩnh canh. Câu 13. Loài người xuất thân từ đâu ? A. Đười ươi. B. Khỉ. C. Vượn cổ. D. Tinh tinh. Câu 14. Phát minh quan trọng nhất của Trung Quốc thời phong kiến: A. La bàn, thuốc súng, kỹ thuật in, kỹ thuật giải phẩu B. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng. C. Giấy, la bàn, thuốc súng, kỹ thuật giải phẩu. D. Nho giáo, thơ Đường, tiểu thuyết, y học. Câu 15. Phương thức kiếm sống của con người xã hội nguyên thủy: A. Săn bắt và hái lượm. B. Trồng trọt và chăn nuôi. C. Săn bắn và hái lượm. D. Trồng trọt và săn bắn. Câu 16. Vì sao người Ai Cập cổ đại giỏi về môn hình học ? A. Do phép đo ruộng đất. B. Cần xây dựng các công trình thủy lợi. C. Cần tính toán để xây dựng Kim tự tháp. D. Do nhu cầu buôn bán. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Trang | 3
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 1.Nguyên nhân của sự xuất hiện tư hữu? Sự xuất hiện tư hữu dẫn đến xã hội biến đổi như thế nào? Câu 2. Vì sao nói thời Đường là đỉnh cao của phong kiến Trung Quốc? Câu 3. Đời sống của các giai cấp trong xã hội phương Đông cổ đại? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA A C B C B A A B D B B A C B A A PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1. (2 điểm) - Nguyên nhân: Sự xuất hiện đồ sắt  năng suất lao động cao  của cải dư thừa  chiếm đoạt làm của riêng  phân hóa giàu nghèo  phân hoá giai cấp - Xã hội biến đổi: Quan hệ cộng đồng tan vỡ, gia đình phụ hệ hay gia đình mẫu hệ, xã hội phân chia giai cấp, chế độ người bóc lột người bắt đầu. Câu 2. (2 điểm) Phong kiến Trung Quốc đạt đỉnh cao dưới thời nhà Đường.  Kinh tế: - Nông nghiệp: thực hiện chính sách quân điền và chế độ tô – dung – điệu. Ruộng tư nhân phát triển. Do vậy kinh tế thời Đường phát triển nhanh hơn so với thời trước. - Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công, luyện sắt, đóng thuyền có đông người làm việc. - Ngoại thương: hình thành con đường tơ lụa, buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh.  Chính trị: chính quyền thời Đường từng bước hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương nhằm tăng cường quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. - Lập thêm chức tước độ sứ (là những thân tộc và công thần) đi cai trị vùng biên cương. - Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (con em địa chủ).  Đối ngoại: tiếp tục chính sách xâm lược: Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An Nam, lãnh thổ được mở rộng. Câu 3. (2 điểm) Xã hội cổ đại phương đông phân hóa thành các giai cấp: - Nông dân công xã: là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn; nhận ruộng đất canh tác và nộp tô thuế. - Quý tộc: vua, quan lại và tăng lữ là giai cấp bóc lột có nhiều của cải và quyền thế. - Nô lệ: số lượng không nghiều chủ yếu phục vụ, hầu hạ quý tộc. Đề số 5 Câu 1: Các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rôma đã có những đóng góp gì cho nền văn hóa nhân loại? Tại sao nói các hiểu biết khoa học của con người đến đây mới trở thành khoa học? (4đ). Câu 2 : Trình bày sự ra đời, phát triển, văn hóa vương quốc Campuchia? Hãy đánh giá mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia (3đ). Trang | 4
  5. Câu 3 : Nguyên nhân, hệ quả phát kiến địa lý? Trình bày chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển mà em biết (3đ). ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1: Lịch và chữ viết - Lịch: + Tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4. Trái đất hình cầu, 1 năm lần lượt có 31, 30 ngày, tháng 2 có 28 ngày. Như vậy, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Rô-ma cổ đại đã rất gần với hiểu biết ngày nay - Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C, lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại. Sự ra đời của khoa học - Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa. Văn học - Chủ yếu là kịch. Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin, - Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc. Nghệ thuật - Nghệ thuật điêu khắc: xây đền đài đạt đến đỉnh cao. Tiêu biểu đền Pác-tê-nông - Nghệ thuật tạc tượng: tượng lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần A- tê- na, Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề Câu 2: Sự ra đời và phát triển - Như một lòng chảo khổng lồ được bao bọc bởi rừn g và cao nguyên + Đáy chảo là biển Hồ + Phụ cận là những đồng bằng phì nhiêu màu mỡ do sông Mêcong bồi đắp - Dân cư: Đa số là người Khơme - Campuchia đươc hị nh thà nh vào thế ki thử VI - Thời ki ng - co ( 802 - 1432) là thời kì pha t triển thinh vượ ng nhất cụ a nước Cpc - Kinh tế : chủ yêu là trồng lúa nước , đánh cá các nghề khác như : săn bắn , khai thác lâm sản thủ công nghiêp : lạ m đò trang sức và cham khắc đạ -Ắng-co chinh phục các nước láng giềng và trở thành 1 cường quốc mạnh trong khu vực. -Từ 1432-1863: là thời kì suy thoái do tranh giành quyền lực. - Năm 1863, bị thực dân Pháp xâm lược. Văn hóa - Chữ viết: thế kỉ VII đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn - Văn học dân gian và văn học viết phát triển phản ánh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước - Kiến trúc phát triển gắn chặt với những tôn giáo được truyền bá vào đây, xuất hiện nhiều công trình tiêu biểu như ngcoVat, ngcoThom
  6. Đánh giá mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia: HS viết theo hiểu biết của mình nhưng phải đảm bảo các ý chính: - Là mối quan hệ song phương giữa hai nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia - Là hai quốc gia láng giềng gần gũi, có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, nhân dân hai nước là anh em gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi ngày 24/6/1967 hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao - 1976 : cùng kề vai sát cánh, đồng cam, cộng khổ cùng nhau tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống lại bè lũ diệt chủng Pôn Pốt - 2012 là Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Mối tình hữu nghị đoàn kết keo sơn giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia ngày càng phát triển. Cả hai nước đã có những bước tiến trong việc tạo dựng mối quan hệ hữu nghị bền chặt về hợp tác kinh tế, văn hóa, thương mại, khoa học và kỹ thuật nhằm phục vụ phát triển kinh tế hai nước → Với quyết tâm của Lãnh đạo cấp cao, sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân hai nước, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia sẽ tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Câu 3 : Nguyên nhân: - Nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng cao. - Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A Rập độc chiếm. Điều kiê - Khoa học – kĩ thuật có nhiều tiến bộ: + Ngành hàng hải đã có những hiểu biết về địa lí, đại dương, sử dụng la bàn. + Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới. Hệ quả: - Đem lại hiểu biết mới về trái đất, những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau. - Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho CNTB ra đời. - Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ Cuộc phát kiến địa lí: -1519-1522, Magienlan là người đã thực hiên chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển