Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS An Lạc (Có đáp án)

Câu 1: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào triều đại nào ?

A. Thời Hán B. Thời Đường

C. Thời Tống D. Thời Minh.

Câu 2: Công cuộc thống nhất đất nước của Tần Thuỷ Hoàng đã

A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh, loạn lạc ở Trung Quốc.

B. tạo điều kiện xác lập chế độ phong kiến

C. tập trung quyền hành vào tay nhà vua

D. Hai câu A và B đúng

Câu 3: Hệ tư tưởng, công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền ở Trung Quốc là

A. Phật Giáo B. Lão Giáo

C. Nho Giáo D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Chế độ “quân điền” ở Trung Quốc thời Đường có ý nghĩa là :

A. lấy ruộng đất của quan lại, địa chủ chia cho nông dân.

B. lấy ruộng đất của nhà giàu chia cho nông dân nghèo.

C. lấy ruộng tịch điền chia cho nông dân.

D. lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân

pdf 11 trang Thái Bảo 31/07/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS An Lạc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS An Lạc (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS AN LẠC ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC 2021-2022 Đề số 1 Câu 1: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào triều đại nào ? A. Thời Hán B. Thời Đường C. Thời Tống D. Thời Minh. Câu 2: Công cuộc thống nhất đất nước của Tần Thuỷ Hoàng đã A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh, loạn lạc ở Trung Quốc. B. tạo điều kiện xác lập chế độ phong kiến C. tập trung quyền hành vào tay nhà vua D. Hai câu A và B đúng Câu 3: Hệ tư tưởng, công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền ở Trung Quốc là A. Phật Giáo B. Lão Giáo C. Nho Giáo D. Tất cả đều đúng Câu 4: Chế độ “quân điền” ở Trung Quốc thời Đường có ý nghĩa là : A. lấy ruộng đất của quan lại, địa chủ chia cho nông dân. B. lấy ruộng đất của nhà giàu chia cho nông dân nghèo. C. lấy ruộng tịch điền chia cho nông dân. D. lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. Câu 5: Ai là người sáng lập nhà Minh ? A. Lưu Bá Ôn B. Chu Nguyên Chương C. Lý Tự Thành D. Lý Uyên Câu 6: Ai là người sáng lập ra Nho Giáo? A. Mạnh Tử B. Khổng Minh C. Lão Tử D. Khổng Tử Câu 7: Nhà Thanh đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào? A. Mở rộng hợp tác B. Bế quan toả cảng C. Mở cửa tự do D. Thu hút đầu tư Câu 8: Bốn phát minh quan trọng mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là: A. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng. B. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, dệt. C. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng. D. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, đại bác Câu 9: Vào những năm (319 -467) vương triều nào đã thống nhất miền Bắc và làm chủ gần như toàn bộ miền trung Ấn Độ? A. Gúpta B. Mô gôn C. Hác sa D. Đê Li Câu 10: Đạo Hinđu ở Ấn Độ ra đời và phát triển chủ yếu thờ 3 vị thần chính: A. Thần Sáng tạo, Thần thiện, Thần ác Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai B. Thần núi, Thần thiện, Thần ác C. Thần lửa, Thần núi, Thần Siva D. Thần Siva, Thần Visnu, Thần Brama Câu 11: Văn hoá Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng mạnh nhất ở đâu? A. Đông Bắc Á B. Đông Nam Á C. Trung Quốc D. Ba nước Đông Dương Câu 12: Thực dân phương Tây nào đầu tiên xâm lược Ấn Độ? A. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha B. Bồ Đào Nha và Anh C. Tây Ban Nha và Anh D. Bồ Đào Nha và Đức Câu 13: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển nhất vào thời gian nào? A. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII B. Từ thế kỉ VIII đến X C. Từ thế kỉ VII đến XI D. Từ thế kỉ VI đến IX Câu 14: Địa bàn sinh sống ban đầu của cư dân Campuchia ở đâu? A. Trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Nam B. Trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công C. Trên cao nguyên Cò Rạt và mạn hạ lưu sông Mê Công D. Trên cao nguyên Cò Rạt và mạn hạ lưu sông Mê Nam Câu 15: Kinh đô đầu tiên của Campuchia được xây dựng ở: A. Tây bắc Biển Hồ B. Đông bắc Biển Hồ C. Bắc Biển Hồ D. Tây nam Biển Hồ Câu 16: Cư dân chính của vương quốc Lào cổ là: A. Người Lào Thơng B. Người Lào Lùm C. Người Lào gốc D. Người Lào Thượng Câu 17: Ý nghĩa tên nước “Lang Xang” của vương quốc Lào cổ là gì? A. Triệu Ngựa B. Triệu voi C. Triệu Hổ D. Cả a,b Câu 18: Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của: A. Thái Lan và Mianma. B. Campuchia và Ấn Độ C. Campuchia và Việt Nam D. Campuchia và Mianma Câu 19: Cuối thế kỉ V, đế quốc Rôma bị ai xâm lược? A. Người Giecman xâm lược B. Người da đỏ xâm lược C. Người phương tây xâm lược D. Người Ai Cập xâm lược Câu 20: Lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời vào thời gian nào? A. Giữa thế kỷ X B. Giữa thế kỷ IX C. Giữa thế kỷ XI D. Giữa thế kỷ VIII TỰ LUẬN Tại sao nói : Thời kì phát triển nhất của Campuchia là từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV ? Lấy ví dụ minh họa ? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Trang | 2
  3. Đáp án phần tự luận:( 3 điểm) Thời kì phát triển nhất của Campuchia là từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV vì: - Kinh tế phát triển vững chắc và xã hội ổn định - Xây dựng kinh đô Ăng - co, xây dựng nhiều đền tháp như Ăng co Vát, Ăng co ThomVữ ng vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Chinh phục các nước láng giềng trở thành cường quốc khu vực ? Lấy ví dụ minh họa : Năm 1190 đánh Chăm pa, sau đó thu phục trung và hạ lưu sông Mê Nam, tiến sát biên giới Mian Câuma 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đề số 2 Đáp A D C D B D B C A A B B A B A A B D A B A.Trắc nghiệmán.(4 ,0 điểm). Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng. Câu 1. Lãnh chúa phong kiến đư ợc hình thành từ những tầng lớp A. chủ nô Rô-ma. B. quí tộc Rô-ma. C. tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man. D. nông dân công xã. Câu 2.Vì sao thành thị trung đại xuất hiện ở châu Âu ? A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán. B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa. C. Sản xuất bị đình đốn. D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị. Câu 3: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là A. quan hệ thân thiện với các nước láng giềng. B. đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ. C. chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”. D. liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ. Câu 4: Chữ viết phổ biến nhất của người Ấn Độ thời phong kiến là A. chữ tượng hình B. chữ Hin đu C. chữ Nho D. chữ Phạn Câu 5. Ngô Quyền lên ngôi vua đã chọn A. Thăng Long làm kinh đô. B. Hoa Lư làm kinh đô. C. Cổ Loa làm kinh đô. D. Thanh Hóa ( Tây Đô ) làm kinh đô. Câu 6. Tại sao Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua? A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất. B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược. C. Thế lực Lê Hoàn mạnh. D. Các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn. Câu 7. Nhà Lý ban hành bộ luật A. hình văn. B. hình luật. Trang | 3
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C. hoàng triều luật lệ. D. hình thư. Câu 8. Nhận xét về việc nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc A. kết thân với các tù trưởng, tăng thêm uy tín, quyền lực của mình. B. củng cố khối đoàn kết dân tộc, nền thống nhất quốc gia, bảo vệ Tổ quốc. C. với tay tới các vùng dân tộc ít người. D. kéo các tù trưởng về phía mình, tăng thêm sức mạnh chống ngoại xâm. B. Phần tự luận:( 6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày những nét chính về cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ phong kiến? Câu 2 (4,0 điểm): Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống nhằm mục đích gì? Đánh giá nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A.Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A B D C B D B B. Tự luận: Câu Yêu cầu nội dung - Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây). - Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô sản xuất. Câu 1 - Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô. - Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển. */ Mục đích : - Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lí Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo “ tiến công trước để tự vệ” Câu 2 - Nhà Tống đem quân đánh sang đất Tống nhằm mục đích tự vệ, bảo vệ đất nước. */ Đánh giá cách đánh giặc độc đáo của Lí Thường Kiệt - Cách đánh giặc của Lí Thường Kiệt như: tiến công trước để tự vệ; dựa vào lợi thế của tự nhiên (xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt); dùng thơ văn làm nhụt chí quân thù; đề nghị “giảng hòa” trên thế thắng Trang | 4
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Cách đánh giặc đó vừa độc đáo, sáng tạo vừa phù hợp - Thấy được tài năng của Lí Thường Kiệt - Tên tuổi của ông là niềm tự hòa dân tộc Đề số 3 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm): Câu 1: Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu: A. Thành lập các vương quốc mới B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội. C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man Câu 2: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào? A. Chủ nô Rô-ma B. Quí tộc Rô-ma C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man. D. Nông dân công xã Câu 3: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào? A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh. B. Nông dân C. Nô lệ D. Nô lệ và nông dân Câu 4: Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất: A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm. B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến. C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất. D. Thành thị là nơi buôn bán. Trang | 5
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 5: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào E. A. Tăng lữ quí tộc và nông dân.B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. C. Chủ nô và nô lệ.D. Địa chủ và nông dân. Câu 6: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại? A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán. B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa. C. Sản xuất bị đình đốn. D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị. Câu 7: Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế A. Ngô Quyền B. Lê Hoàn C. Đinh Bộ Lĩnh D. Ngô Xương Văn Câu 8: Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm: A. 8 lộ. B.10 lộ; C. 12 lộ; D. 24 lộ. Câu 9: Năm 1075, Lý Thường kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào của đất Tống? A. thành Ung Châu, Châu Khâm B. thành Châu Khâm, Châu Liêm C. thành Ung Châu D. thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm Câu 10: Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long vào năm nào? Để thờ ai? A. Năm 1075 thờ Chu Văn An. B. Năm 1010 thờ Lý Công Uẩn. C. Năm 1070 thờ Khổng Tử. D. Năm 1072 thờ Mạnh Tử. Câu 11 : Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào? A.1008 C. 1009 B. 1010 D. 1005 Câu 12 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống Năm 1353, một tộc trưởng người Lào tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng gọi là ( nghĩa là ) A. Lan-xang/ Triệu voi. B. Xiêm/ Sukhothay. C. Ăng-co/ Cam-pu-chia. D. Pa-gan/ Myanmar. B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa? Câu 2: (3 điểm) : Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta như thế nào?.Em có nhận xét gì về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt ?. Câu 3: (2 điểm) Trình bày tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Trang | 6
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án B C D A B A Câu Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Đáp án C B C C C A B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu Đáp án a, Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại Thế kỷ XI, do hàng thủ công sản xuất nhiều -> một số thợ thủ công đã lập xưởng sản xuất, cửa hàng ở những nơi đông người -> lập ra các thị trấn sau trở Câu 1 thành thành thị trung đại. 2đ b, Điểm khác giữa nền kinh tế thành thị với nền kinh tế lãnh địa. - Kinh tế lãnh địa đặc trưng là nền kinh tế tự cung tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa. - Nền kinh tế thành thị là sản xuất và trao đổi, buôn bán - Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn: nội bộ mâu thuẫn, nông dân nổi lên khởi nghĩa, vùng biên ải phía Bắc Tống bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu Đối với Đại Việt, nhà Tống quyết định dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước và đưa nước ta trở lại chế độ đô hộ như trước. - Nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh lên từ phía Nam, còn ở biên giới phía Bắc của Câu 2 Đại Việt chúng ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ, mua chuộc các tù trưởng dân tộc 3đ làm phản. Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt rất độc đáo. Để đảm bảo mối quan hệ bang giao, hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo hòa bình dài lâu. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta - GD: Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, năm 1076, mở Quốc tử giám. -> Nhà nước rất quan tâm giáo dục, khoa cử. + Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. - Tôn giáo: Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc Câu 3 chuông 2đ - Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian; kiến trúc, điêu khắc đều phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt; tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý, Trang | 7
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai => Những thành tựu về văn hóa - nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long. Đề số 4 A. Trắc nghiệm. Câu 1. Lịch sử là gì? A.Là những gì diễn ra trong quá khứ. B.Là những gì diễn ra trong tương lai. C.Là những gì diễn ra trong quá khứ, tương lai. D.Là những gì diễn ra trong hiện tại. Câu 2. Học lịch sử giúp em A.biết thêm nhiều truyện hay về lịch sử dân tộc. B.hiểu được cội nguồn dân tộc và xã hội loài người. C.biết ơn và kính trọng các thế hệ đi trước đã dựng xây và bảo vệ đất nước. D.biết được nhiều anh hùng đã có công với nước trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Câu 3: Người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng A. 2 đến 3 triệu năm. B. 3 đến 4 triệu năm. C.4 đến 5 triệu năm. D.5 đến 6 triệu năm Câu 4. Người xưa làm ra Âm lịch bằng cách A. dựa vào chu kì quay của trái đất xung quanh mặt trăng. B dựa vào chu kì quay của mặt trăng xung quanh trái đất. C.dựa vào chu kì quay của trái đất xung quanh mặt trời. D.dựa vào chu kì quay của mặt trời xung quanh trái đất. Câu 5: Xã hội nguyên thuỷ là: A.XH loài người, mới xuất hiện, còn nguyên sơ không khác động vật lắm. B. XH loài người bắt đầu phát triển. C. XH loài người thời công nghệ cao. D.XH loài người, mới xuất hiện. Câu 6. Ở Phương Đông vua chuyên chế có quyền hành gì? A. Thần thánh ở dưới trần gian. B. Có quyền cao nhất trong mọi công việc, quyết định mọi vấn đề. C. Chỉ nắm quyền chỉ huy quân đội. D. Nắm quyền về lập pháp. Câu 7: Trong xã hội cổ đại “những công cụ biết nói” là tên gọi của giai cấp A. Chủ nô. B. Quý tộc. C. Nô lệ. D. Nông dân. Câu 8: Vườn treo Ba-bi-lon kì quan của thế giới là thành tựu của người A. Hi Lạp B. Ấn Độ C. Ai Cập D. Lưỡng Hà B. Tự luận Trang | 8
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 1: (3,0 điểm) Các dân tộc Phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì? Theo em thành tựu văn hóa nào thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay? Câu 2: (2,0 điểm) So sánh sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn về cấu tạo cơ thể, đời sống kinh tế và đời sống xã hội. Câu 3:(1,0 điểm)Tại sao gọi là bầy người nguyên thủy? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B A C A B C D B. PHẦN TỰ LUẬN Đáp án: Câu 1: (3,0 điểm) - Biết làm lịch và dùng lịch âm, biết làm đồng hồ đo thời gian bằng bóng nắng mặt trời.(0,5 điểm) - Sáng tạo chữ viết gọi là chữ tượng hình, viết trên giấy pa-pi-rut, trên mai rùa. (0,25 điểm) - Toán học: phát minh các phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số Pi bằng 3,16.(0,75 điểm) - Kiến trúc: Các công trình kiến trúc đồ sộ: Kim Tự tháp ở Ai Cập; thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà. (.0,5 điểm) Các công trình văn hóa thời cổ đại còn sử dụng đến ngày nay là :Lịch,phép đếm,số 0,số pi,các công trình kiến trúc như Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba- bi- lon,thu hút khách gần xa vv( 1,0 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) Nội dung so sánh Người tối cổ Người tinh khôn Điểm Cấu tạo cơ thể Dáng đi cúi Dáng đi thẳng 0,5 điểm Nhiều lông Ít lông Cằm nhô, trán lùi Cằm thụt vào, trán nhô Não nhỏ Não lớn hơn Đời sống kinh tế Săn bắt, hái lượm Săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi, 1,0 điểm Ngủ hang động, mái đá, lều cỏ làm đồ gốm, dệt vải, đồ trang hoặc lá cây sức Sử dụng công cụ lao động bằng Công cụ đá được ghè đẽo, mài, đá, ghè đẽo thô sơ về sau sử dụng công cụ kim loại. Đời sống xã hội Sống theo bầy đàn Sống theo nhóm nhỏ vài chục 0,5điểm gia đình (thị tộc) Câu 3:Vì họ sống theo từng bầy ,sống lang thang nhờ săn bắt và hái lượm,cuộc sống rât gần với động vật Đề số 5 Câu 1: Kinh tế của lãnh địa mang tính chất gì? Trang | 9
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai A. Buôn bán trao đổi với lãnh địa khác B. Tự cung, tự cấp. C. Phụ thuộc vào thành thị. D. Nông dân vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công. Câu 2: Lãnh chúa phong kiến được hình thành tư các tầng lớp nào của xã hội? A. Tất cả các thành phần trên. B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc có nhiều ruộng đất. C. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất. D. Nô lệ được giải phóng. Câu 3: Lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng phần đất đai nào trong lãnh địa A. Đất đai xung quanh lâu dài gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy B. Đất đai xung quanh lâu dài gồm ao hồ, đầm lầy, sông ngòi C. Đất đai gồm đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy. D. Đất đai xung quanh lâu dài gồm đất canh tác Câu 4: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào? A. Tăng lữ quý tộc và nông dân. B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. C. Chủ nô và nô lệ. D. Địa chủ và nông dân. Câu 5: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô? A. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa. B. Nông nô phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác. C. Nông nô phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa. D. Cũng giống như nô lệ, nông dân không có quyền xây dựng gia đình riêng. Câu 6: Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở châu âu? A. Sản xuất bị đình trệ. B. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại. C. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa. D. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán. Câu 7: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì? A. Dân số gia tăng. B. Sự xâm nhập của người Giéc-man. C. Công cụ sản xuất được cải tiến. D. Kinh tế hàng hóa phát triển. Câu 8: Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia cho thành phần nào nhiều nhất? A. Dòng tộc của mình. B. Những người thân trong gia đình. C. Phân đều cho mọi người. D. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Câu 9: Lãnh địa phong kiến là gì? A. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô B. Vùng đất rộng lớn của nông dân C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến D. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự Câu 10: Mục đích ra đời của các phường hội, thương hội? A. Cùng nhau sản xuất và buôn bán. Trang | 10
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai B. Tổ chức triển lãm giới thiệu hàng hóa của mình. C. Tổ chức các hội chợ trao đổi hàng hóa D. Cùng nhau trao đổi hàng hóa Câu 11: Quá trình phong kiến hóa ở châu Âu có nội dung gì? A. Hình thành các lãnh địa phong kiến. B. Quý tộc trở thành lãnh chúa C. Nô lệ và nông dân trở thành nông nô D. Tất cả các câu trên đều đúng Câu 12: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc - man tràn xuống xâm chiếm? A. Cuối thế kỉ V. B. Cuối thế kỉ IV. C. Đầu thế kỉ IV. D. Đầu thế kỉ V. Câu 13: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là A. Chủ nô và nô lệ B. Lãnh chúa và nông nô C. Địa chủ và nông dân D. Tư sản và nông dân Câu 14: Nước Anh trước đây gọi là Vương quốc gì? A. Ăng-glô Xắc-xông. B. Đông Gốt. C. Phơ-răng. D. Tây Gốt. Câu 15: Vương quốc Phơ-răng sau này phát triển thành nước nào? A. Tây Ban Nha. B. Anh. C. Pháp. D. I-ta-li-a Câu 16: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu là gì? A. Lãnh địa B. Dân Phường thủ công. C. Làng xã. D. Tỉnh. Câu 17: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại? A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán. B. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa. C. Sản xuất bị đình đốn. D. Câu A và B đúng. Câu 18: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội? A. Nô lệ. B. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh. C. Nô lệ và nông dân. D. Nông dân. Câu 19: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là A. Nô lệ B. Nông dân tự do C. Nông nô D. Lãnh chúa Câu 20: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào? A. Nông dân tự do B. Chủ nô Rô-ma C. Quý tộc Rô-ma D. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 1 B 5 D 9 C 13 B 17 D 2 B 6 D 10 A 14 A 18 C 3 A 7 B 11 D 15 C 19 C 4 B 8 D 12 A 16 A 20 D Trang | 11