Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hòa Hùng (Có đáp án)

Câu 1: Electron không có đặc điểm nào sau đây?

A. mang điện tích dương. B. mang điện tích âm.

C. kí hiệu là e. D. tồn tại ở lớp vỏ nguyên tử.

Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là + 8. Tổng số hạt mang điện của X là

A. 9. B. 16 C. 8. D. 11.

Câu 3: Trong một nguyên tử có số proton bằng 8, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là

A. 1, 2, 5. B. 2, 5. C. 2, 6. D. 2, 2, 2.

Câu 4: Nguyên tử X có 12 electron và 12 neutron. Khối lượng hai nguyên tử X tính theo amu là

A. 24. Câu 5: Copper và carbon là các B. 23. C. 48. D. 46.

A. hợp chất. B. hỗn hợp.

C. nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. D. nguyên tố hóa học.

Câu 6: Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện là 28. Tên gọi của M là

(Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Si = 28, Ca = 40, Na = 23, K = 39)

A. Silicon. B. Calcium

C. Sodium D. Potassium

pdf 17 trang Thái Bảo 03/08/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hòa Hùng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_canh_dieu_n.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hòa Hùng (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CD HÒA HƯNG NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Electron không có đặc điểm nào sau đây? A. mang điện tích dương. B. mang điện tích âm. C. kí hiệu là e. D. tồn tại ở lớp vỏ nguyên tử. Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là + 8. Tổng số hạt mang điện của X là A. 9. B. 16 C. 8. D. 11. Câu 3: Trong một nguyên tử có số proton bằng 8, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là A. 1, 2, 5. B. 2, 5. C. 2, 6. D. 2, 2, 2. Câu 4: Nguyên tử X có 12 electron và 12 neutron. Khối lượng hai nguyên tử X tính theo amu là A. 24. B. 23. C. 48. D. 46. Câu 5: Copper và carbon là các A. hợp chất. B. hỗn hợp. C. nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. D. nguyên tố hóa học. Câu 6: Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện là 28. Tên gọi của M là (Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Si = 28, Ca = 40, Na = 23, K = 39) A. Silicon. B. Calcium C. Sodium D. Potassium Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 20 . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. ô thứ 20, chu kì 3, nhóm IIA. B. ô thứ 20, chu kì 3, nhóm IIIA. C. ô thứ 20, chu kì 4, nhóm IA. D. ô thứ 20, chu kì 4, nhóm IIA. Câu 8: Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm IIIA. Số proton trong X là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 9: Chọn phát biểu đúng? A. Số thứ tự chu kì bằng số electron lớp ngoài cùng. B. Nguyên tử của nguyên tố hydrogen có khối lượng nhỏ nhất trong các nguyên tử. C. Một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số electron
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm. Câu 10: Tổng số hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Kí hiệu hóa học của M và vị trí của M (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn là Biết ZC = 6, ZBe = 4, ZN = 7, ZCl = 17 A. Cl, chu kì 3, nhóm VIIA. B. Be, chu kì 2, nhóm IIA. C. C, chu kì 2, nhóm IVA. D. N, chu kì 2 , nhóm VA. Câu 11: Tốc độ của ô tô là 40 km/h, tốc độ của xe máy là 12m/s, của tàu hỏa là 600m/phút. Cách sắp xếp theo thứ tự tốc độ giảm dần là: A. tàu hỏa – ô tô – xe máy B. ô tô – tàu hỏa – xe máy C. tàu hỏa – xe máy – ô tô D. xe máy – ô tô – tàu hỏa Câu 12: Sau khi sét đánh, sau 2,5 giây ta nghe tiếng sấm. Khi đó khoảng cách từ nơi có sét đến ta là bao nhiêu? Biết âm thanh truyền đi trong không khí với tốc độ 340 m/s. A. 136m B. 580m C. 850m D. 960m Câu 13: Để đo tốc độ của vật sau va chạm trong phòng thí nghiệm bằng đồng hồ hiện số và cổng quang điện, một bạn học sinh tiến hành đo 3 lần thu được kết quả lần lượt như sau: Xác định giá trị trung bình của tốc độ sau 3 lần đo A. 23,52 cm/s B. 24,06 cm/s C. 25,00 cm/s D. 24,20 cm/s Câu 14: Camera của một thiết bị “bắn tốc độ” ghi hình và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 20m là 0,83s. Nếu tốc độ giới hạn quy định trên làn đường là 70 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép hay không? Nếu có thì vượt bao nhiêu km/h so với tốc độ cho phép? A. không. B. có; 12km/h. C. có; 15km/h. D. có; 16,7km/h. Câu 15: Trong chuyển động đều, đồ thị quãng đường – thời gian có dạng hình gì? A. đường cong khép kín. B. đường thẳng, nằm nghiêng C. đường tròn. D. đường thẳng, nẳm ngang.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 16: Cho đồ thị quãng đường - thời gian của vật dưới đây. Mô tả chuyển động cho đồ thị này là A. Vật chuyển động có tốc độ không đổi. B. Vật đứng yên. C. Vật đang chuyển động, sau đó dừng lại rồi lại tiếp tục chuyển động. D. Vật chuyển động với tốc độ thay đổi. Câu 17: Cho biết ý nghĩa của biển báo hình bên. A. Trong điều kiện khô ráo, trên đường cao tốc tốc độ tối thiểu 70km/h, tối đa 120km/h. B. Trong điều kiện trời mưa, đường trơn trên đường cao tốc tốc độ tối đa là 100km/h. C. Trong điều kiện trời mưa, đường trơn trên đường cao tốc tốc độ tối đa là 120km/h. D. A, B đúng. Câu 18: Hình vẽ dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một ô tô trong 4h. Tốc độ chuyển động của ô tô này là: A. 50km/h B. 80km/h C. 60km/h D. 40km/h
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 19: Vào ngày thời tiết đang khô ráo, một ô tô di chuyển trên cao tốc với tốc độ 97,2 km/h. Ước lượng khoảng cách an toàn của xe này với một ô tô đang di chuyển cùng chiều phía trước, biết khoảng thời gian cần thiết để phản ứng của lái xe là 3 giây. A. 75m B. 81m C. 291,6m D. 90m Câu 20: Trên một cung đường dốc gồm ba đoạn: lên dốc, đường bằng và xuống dốc. Một ô tô lên dốc hết 30 min, chạy trên đoạn đường bằng với tốc độ 60km/h trong 10 min, xuống dốc cũng trong 10 min. Biết tốc độ khi lên dốc bằng nửa tốc độ trên đoạn đường bằng, tốc độ khi xuống dốc gấp 1,5 lần tốc độ trên đoạn đường bằng. Tính độ dài cung đường trên. A. 30km B. 60km C. 50km D. 40km Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sản phẩm của hô hấp tế bào? A. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt). B. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Khí carbon dioxide, đường và năng lượng (ATP + nhiệt). C. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Nước, khí carbon dioxide và đường. D. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt). Câu 22: Khi trồng trọt, người nông dân cần xới tơi đất trồng giúp A. Giúp nước mưa dễ thẩm vào đất, cây không bị mất nước. B. Giúp cây hấp thu tốt phân bón. C. Giúp đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng. D. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các loài động vật có lợi cho cây trồng phát triển. Câu 23: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình hô hấp? A. quá trình hô hấp đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển. B. quá trình hô hấp làm sạch môi trường. C. quá trình hô hấp tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật. D. quá trình hô hấp chuyển hóa gluxit thành CO2, H2O và năng lượng. Câu 24: Nếu hàm lượng carbon dioxide tăng lên thì quang hợp tăng nhưng A. nếu hàm lượng carbon dioxide tăng cao quá thì quang hợp giảm. B. nếu hàm lượng carbon dioxide giảm quá thấp thì quang hợp tăng. C. nếu hàm lượng carbon dioxide tăng cao quá thì quang hợp không thay đổi. D. nếu hàm lượng carbon dioxide giảm quá thấp thì quang hợp giảm.
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 25: Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng. A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng. B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiềuánh sáng. C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng. D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh. Câu 26: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước trong quá trình quang hợp? A. Nước là nguyên liệu quang hợp. B. Nước ảnh hưởng đến quang phổ. C. Điều tiết khí khổng. D. Tất cả các nhận định trên đều sai. Câu 27: Với cây xanh, quang hợp có những vai trò nào sau đây? (1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây. (2) Điều hòa không khí. (3) Tạo chất hữu cơ và chất khí. (4) Giữ ấm cho cây. A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (3), (4). Câu 28: Quang hợp không có vai trò nào sau đây? A. Điều hòa tỷ lệ khí O2 / CO2 của khí quyển. B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng. D. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi. Câu 29: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển? A. Carbon dioxide. B. Hydrogen dioxide. C. Oxygen. D. Nitrogen. Câu 30: Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là A. Cơ năng thành hóa năng. B. Hóa năng thành cơ năng. C. Hóa năng thành nhiệt năng. D. Cơ năng thành nhiệt năng. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 1.A 2.B 3.C 4.C 5.D 6.A 7.D 8.B 9.B 10.C 11.D 12.C 13.B 14.D 15.B 16.A 17.D 18.C 19.B 20.D 21.B 22.C 23.C 24.A 25.B 26.D 27.B 28.B 29.A 30.B
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ SỐ 2 Câu 1: Phát biểu nào sai khi nói về neutron? A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử. B. Kí hiệu n. C. Mang điện tích dương. D. Không mang điện. Câu 2: Phát biểu nào không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo? A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử. B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron. C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron. D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm. Câu 3: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong A là A. 12. B. 24. C. 13. D. 6. Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 13. Số electron lớp ngoài cùng của X là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố beryllium có số electron là 4, số neutron là 5. Khối lượng một nguyên tử beryllium tính theo amu là A. 10. B. 8. C. 9. D. 11. Câu 6: Tên của những nguyên tố nào có kí hiệu lần lượt là H, Cl, Al, Ca? A. Hydrogen, chlorine, aluminium, calcium. B. Hydrogen, carbon, argon, calcium. C. Hydrogen, chlorine, aluminium, carbon. D. Hydrogen, boron, argon, calcium. Câu 7: Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố A là 82, trong đó số hạt không mang điện là 30. Xác định nguyên tố A? (Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Ca = 40, S = 32, K = 39, Fe = 56) A. Ca. B. K. C. S. D. Fe. Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X thuộc chu kì 3, và có 5 electron lớp ngoài cùng. X có điện tích hạt nhân là A. +13. B. +12. C. +11. D. +15.
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 9. Vị trí và tính chất của X trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 2, nhóm VIIA, là phi kim. B. chu kì 2, nhóm VIIA, là kim loại. C. chu kì 3, nhóm IIA, là kim loại. D. chu kì 3, nhóm IIA, là phi kim. Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khối lượng nguyên tử tập chung ở hạt nhân nguyên tử. B. Số thứ tự nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng. C. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. D. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có tính chất hóa học giống nhau. Câu 11: Một xe đạp đi với tốc độ 10 km/h. Con số đó cho ta biết A. thời gian đi của xe đạp. B. quãng đường đi của xe đạp. C. xe đạp đi 1 giờ được 10 km. D. mỗi giờ xe đạp đi được 1000m. Câu 12: Một ô tô chạy với tốc độ 50 km/h trong 2 giờ. Ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu? A. 25km B. 52km C. 75km D. 100km Câu 13: Có 3 vật chuyển động với các vận tốc tương ứng: v1=54km/h;v2=10m/s;v3=0,02km/s. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng với thứ tự tăng dần của vận tốc. A. v1 < v2 < v3 B. v2 < v1 < v3 C. v3 < v2 < v1 D. v2 < v3 < v1 Câu 14: Lớp của Nam vào học lúc 8 giờ 00 phút, sáng nay Nam đi xe đạp đến trường với tốc độ 5m/s từ 7 giờ 35 phút. Biết trường Nam cách nhà 4 km. Nam đến trường lúc: A. 8h 00min B. 7h 48min 20s C. 8h 05min 30s D. 7h 45min Câu 15: Để xác định tốc độ của chuyển động cần phải biết điều gì? A. Thời điểm bắt đầu chuyển động B. Quãng đường di chuyển C. Thời gian di chuyển D. Quãng đường và thời gian di chuyển
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 16: Hình vẽ dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian của một chuyển động. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong 1 h đầu, vật chuyển động với tốc độ 25 km/h. B. Từ 1 h đến 1 h 30 min, vật không chuyển động. C. Từ 1 h 30 min đến 2 h 30 min, vật chuyển động với tốc độ 10 km/h. D. Tốc độ trung bình của vật trong cả quá trình là 10 km/h. Câu 17: Lúc 1 h sáng, một đoàn tàu hỏa chạy từ ga A đến ga B với tốc độ 60 km/h, đến ga B lúc 2 h và dừng ở ga B 15 min. Sau đó, đoàn tàu tiếp tục chạy với tốc độ cũ thì đến ga C lúc 3 h 15 min. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của đoàn tàu nói trên? A. Hình A. B. Hình B. C. Hình C. D. Hình D. Câu 18: Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả mối liên hệ A. tốc độ - quãng đường B. quãng đường – thời gian C. thời gian – tốc độ D. sự nhanh chậm – tốc độ
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 19: Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một xe buýt xuất phát từ trạm A, chạy theo tuyến cố định đến trạm B, cách A 80km. Quãng đường đi được của xe buýt sau 1h kế từ lúc xuất phát là: A. 20km B. 40km C. 60km D. 80km Câu 20: Khoảng cách nào sau đây là khoảng cách an toàn theo Bảng 11.1 đối với xe ô tô chạy với tốc độ 25 m/s. A. 35 m. B. 55 m. C. 70 m. D. 100 m. Câu 21: Quá trình phân giải đường glucose trong hô hấp tế bào tạo ra năng lượng được tích trữ trong? A. Carbohydrate. B. Protein. C. NADPH. D. ATP. Câu 22: Các hoạt động ở con người (đi lại, chơi thể thao ) đều cần năng lượng. Năng lượng đó được hấp thụ từ đâu? A. Thức ăn. B. Nước uống. C. Sự chuyển hóa quang năng thành động năng. D. Sự chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong tế bào.
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 23: Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao? A. Năng lượng cơ thể bị thất thoát qua hô hấp trong quá trình nghỉ ngơi. B. Khi cơ thể nghỉ ngơi sẽ không tiêu tốn năng lượng. C. Các cơ quan trong cơ thể vẫn hoạt động trong quá trình nghỉ ngơi, vẫn tiêu tốn năng lượng. D. Cơ thể sinh vật chỉ thực hiện tích trữ năng lượng trong qus trình nghỉ ngơi. Câu 24: Những sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp trong điều kiện có ánh sáng ? (1) Tảo lục. (2) Thực vật. (3) Ruột khoang. (4) Nấm. (5) Trùng roi xanh. A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (2), (4), (5). Câu 25: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước trong quá trình quang hợp? A. Nước là nguyên liệu quang hợp. B. Nước ảnh hưởng đến quang phổ. C. Điều tiết khí khổng. D. Tất cả các nhận định trên đều sai. Câu 26: Ý kiến “Không có cây xanh thì không có sự sống của sinh vật hiện nay trên Trái Đất” đúng hay sai? A. Đúng. Vì mọi sinh vật trên Trái Đất hô hấp đều cần ôxi do cây xanh thải ra trong quang hợp. B. Đúng. Vì mọi sinh vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ do cây xanh quang hợp tạo ra. C. Đúng. Vì con người và hầu hết các loài động vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí ôxi do cây xanh tạo ra. D. Không đúng. Vì không phải tất cả mọi sinh vật đều phải sống nhờ vào cây xanh. Câu 27: Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ “ Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ”. A. Mùa xuân là mùa có cảnh quan đẹp nhất trong năm. B. Mùa xuân đất nước có ý nghĩa quan trọng. C. Khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn. D. Cả 2 phương án A, B đều đúng. Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sản phẩm của hô hấp tế bào? A. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt). B. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Khí carbon dioxide, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).
  11. C. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Nước, khí carbon dioxide và đường. D. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt). Câu 29: Khi trồng trọt, người nông dân cần xới tơi đất trồng giúp A. Giúp nước mưa dễ thẩm vào đất, cây không bị mất nước. B. Giúp cây hấp thu tốt phân bón. C. Giúp đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng. D. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các loài động vật có lợi cho cây trồng phát triển. Câu 30: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình hô hấp? A. quá trình hô hấp đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển. B. quá trình hô hấp làm sạch môi trường. C. quá trình hô hấp tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật. D. quá trình hô hấp chuyển hóa gluxit thành CO2, H2O và năng lượng. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 1.C 2.B 3.A 4.B 5.C 6.A 7.D 8.D 9.A 10.C 11.C 12.D 13.B 14.B 15.D 16.A 17.B 18.B 19.B 20.C 21.D 22.A 23.B 24.A 25.C 26.C 27.C 28.B 29.C 30.C
  12. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: Cấu tạo nguyên tử gồm A. vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. B. vỏ nguyên tử và hạt electron. C. hạt electron và neutron. D. hạt nhân nguyên tử và proton. Câu 2: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử của nguyên tố nitrogen như sau: Số electron và khối lượng nguyên tử theo amu của nguyên tử nitrogen lần lượt là A. 7, 13. B. 6, 14. C. 7, 14. D. 6, 13. Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện là 16. Số lớp eletron và số electron lớp ngoài cùng của X lần lượt là A. 2, 6. B. 3, 5. C. 2, 5. D. 3, 6. Câu 4: Cho các phát biểu sau: (a) Vỏ nguyên tử được tạo bởi một hay nhiều electron chuyển động xung quanh hạt nhân. (b) Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử và mang điện tích âm. (c) Theo mô hình của Rơ – dơ – pho – Bo (Rutherford – Bohr) trong nguyên tử, các electron chuyển động trên quỹ đạo xác định xung quanh hạt nhân. (d) Nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số proton. (e) Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần về khối lượng nguyên tử. (f) Thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. Số phát biểu sai là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 13. Số neutron trong X bằng 14. Tên gọi của nguyên tố X là (Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Al = 27, S = 32, K = 39, O = 16) A. Aluminium. B. Sulfur. C. Potassium. D. Oxygen. Câu 6: Kí hiệu hóa học của các nguyên tố hydrogen, carbon, sodium, phosphorus lần lượt là: A. H, Ca, Na, F. B. H, C, Na, P. C. H, C, Ca, P. D. H, Ca, C, F.
  13. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 7: Khối lượng nguyên tử của nguyên tố X bằng 19 amu, số electron của nguyên tử đó là 9. Số neutron của nguyên tử X là A. 8. B. 9. C. 10. D. 11. Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố M có 3 lớp electron và có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Vị trí của M và tính chất của M trong bảng tuần hoàn là A. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA, là phi kim. B. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA, là kim loại. C. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA, là phi kim. D. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA, là phi kim. Câu 9: Các nguyên tố nào dưới đây cùng thuộc một chu kì? (Biết ZLi = 3, ZNa = 11, ZAl =13, Z N = 7, ZC = 6, ZBe = 4, ZO = 8) A. Li, Na, N. B. Li, O, C. C. Li, Na, N. D. Li, Be, Al. Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt là 34. Số hạt không mang điện chiếm 35,3% tổng số hạt. Vị trí của B trong bảng tuần hoàn là A. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA, là phi kim. B. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA, là kim loại. C. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IIA, là phi kim. D. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IIA, là kim loại. Câu 11: Công thức tính tốc độ là A. v s. t t B. v s s C. v t s D. v t 2 Câu 12: Bạn An chạy 100 m trong thời gian 30 giây, bạn Bình chạy 120 m trong thời gian 40 giây. Bạn nào chạy nhanh hơn? A. An chạy nhanh hơn. B. Bình chạy nhanh hơn. C. An và Bình chạy nhanh bằng nhau. D. Chưa đủ dữ liệu để kết luận.
  14. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 13: Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72 m/min. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Bạn An đi nhanh nhất. B. Bạn Bình đi nhanh nhất. C. Bạn Đông đi nhanh nhất. D. Ba bạn đi nhanh như nhau. Câu 14: Năm 1946 người ta đo khoảng cách Trái Đất - Mặt Trăng bằng kĩ thuật phản xạ sóng rada. Tín hiệu rada phát đi từ Trái Đất truyền với vận tốc 3.1083.108 phản xạ trên bề mặt của Mặt Trăng và trở lại Trái Đất. Tín hiệu phản xạ được ghi nhận sau 2,5s kể từ lúc truyền. Tính khoảng cách giữa hai tâm của Trái Đất và Mặt Trăng? Cho bán kính của Mặt Đất và Mặt Trăng lần lượt là Rđ = 6400 km và RT = 1740 . A. 383140 km. B. 758140 km. C. 37500 km. D. 750000 km. Câu 15: Nên sử dụng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ trong tình huống nào dưới đây? A. Tốc độ chạy của học sinh trong nội dung chạy 100m giờ thể dục. B. Tốc độ của ô tô trên cao tốc. C. Tốc độ sau va chạm của 2 vật trong phòng thí nghiệm. D. Tốc độ của các vệ tinh trên quỹ đạo. Câu 16: Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta không thể xác định được thông tin nào sau đây? A. Thời gian chuyển động. B. Quãng đường đi được. C. Tốc độ chuyển động. D. Hướng chuyển động. Câu 17: Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?
  15. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai A. Hình A B. Hình B. C. Hình C. D. Hình D. Câu 18: Tác dụng của đồ thị quãng đường – thời gian A. tìm ra hiện tượng mới B. tìm ra quy luật hiện tượng C. dự đoán hiện tượng D. mô tả trực quan mối liên hệ giữa các đại lượng trong hiện tượng. Câu 19: Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của ba học sinh A, B và C đi xe đạp trong công viên. Học sinh đạp xe chậm nhất là: A. Học sinh A. B. Học sinh B. C. Học sinh C. D. Chưa đủ dữ kiện để xác định.
  16. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 20: Cho các hoạt động sau: a) Tuân thủ giới hạn về tốc độ. b) Cài dây an toàn khi ngồi trong ô tô. c) Giữ đúng quy định về khoảng cách an toàn. d) Giảm khoảng cách an toàn khi thời tiết đẹp. e) Giảm tốc độ khi trời mưa hoặc thời tiết xấu. g) Vượt đèn đỏ khi không có cảnh sát giao thông. h) Nhường đường cho xe ưu tiên. i) Nhấn còi liên tục. Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động đúng về phương diện an toàn giao thông? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 21: Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi? A. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn. B. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người. C. Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể. D. Phương án A, C đúng. Câu 22: Em hãy cho biết trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động nào sau đây? (1) Lấy thức ăn.(2) Nghiền nhỏ thức ăn. (3) Biến đổi thức ăn.(4) Thải ra. (5) Tăng nhiệt độ. A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4). Câu 23: Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là A. Cơ năng thành hóa năng. B. Hóa năng thành cơ năng. C. Hóa năng thành nhiệt năng. D. Cơ năng thành nhiệt năng. Câu 24: Với cây xanh, quang hợp có những vai trò nào sau đây? (1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây. (2) Điều hòa không khí. (3) Tạo chất hữu cơ và chất khí.
  17. (4) Giữ ấm cho cây. A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (3), (4). Câu 25: Quang hợp không có vai trò nào sau đây? A. Điều hòa tỷ lệ khí O2 / CO2 của khí quyển. B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng. D. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi. Câu 26: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển? A. Carbon dioxide. B. Hydrogen dioxide. C. Oxygen. D. Nitrogen. Câu 27: Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ “ Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ”. A. Mùa xuân là mùa có cảnh quan đẹp nhất trong năm. B. Mùa xuân đất nước có ý nghĩa quan trọng. C. Khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn. D. Cả 2 phương án A, B đều đúng. Câu 28: Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh thường có phiến lá thường nhỏ, màu xanh nhạt và mọc ở nơi A. quang đãng. B. ẩm ướt. C. khô hạn. D. có bóng râm. Câu 29: Trong các yếu tố kể sau đây, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp? A. Ánh sáng, nhiệt độ. B. Hàm lượng khí carbon dioxide. C. Nước. D. Tất cả các yếu tố trên. Câu 30: Quang hợp và hô hấp tế bào khác nhau ở điểm nào? A. Quang hợp giải phóng ATP, còn hô hấp tế bào dự trữ ATP. B. Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide. C. Quang hợp giải phóng năng lượng, còn hô hấp tế bào tích trữ năng lượng. D. Quang hợp sử dụng oxygen, còn hô hấp tế bào tạo ra oxygen. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 1.A 2.C 3.A 4.A 5.A 6.B 7.C 8.A 9.B 10.B 11.C 12.A 13.A 14.A 15.A 16.D 17.D 18.D 19.C 20.C 21.D 22.D 23.B 24.B 25.B 26.A 27.C 28.A 29.D 30.B