Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Mây (Có đáp án)
Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt là do
A. công nghệ khai thác khoáng sản còn lạc hậu.
B. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu.
C. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.
D. tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu toàn cầu.
Câu 2. Ở các quần cư thành thị có hoạt động kinh tế chủ yếu nào sau đây?
A. Công nghiệp và dịch vụ. B. Công nghiệp, nông nghiệp.
C. Nông - lâm - ngư nghiệp. D. Dịch vụ, nông - lâm nghiệp.
Câu 3. Chủng tộc Môn-gô-lô-it có đặc điểm ngoại hình nào sau đây?
A. Da đen, tóc đen. B. Da trắng, tóc xoăn.
C. Da vàng, tóc đen. D. Da vàng, tóc vàng.
Câu 4. Trên thế giới dân cư thường phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?
A. Ven biển, các con sông lớn. B. Hoang mạc, miền núi, hải đảo.
C. Các vùn đồng bằng rộng lớn. D. Dọc các trục giao thông lớn
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_dia_li_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truo.pdf
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Mây (Có đáp án)
- ĐỀ THI GIỮA HK1 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021-2022 NGÔ MÂY MÔN ĐỊA LÍ 7 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1. I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt là do A. công nghệ khai thác khoáng sản còn lạc hậu. B. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu. C. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. D. tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu toàn cầu. Câu 2. Ở các quần cư thành thị có hoạt động kinh tế chủ yếu nào sau đây? A. Công nghiệp và dịch vụ. B. Công nghiệp, nông nghiệp. C. Nông - lâm - ngư nghiệp. D. Dịch vụ, nông - lâm nghiệp. Câu 3. Chủng tộc Môn-gô-lô-it có đặc điểm ngoại hình nào sau đây? A. Da đen, tóc đen. B. Da trắng, tóc xoăn. C. Da vàng, tóc đen. D. Da vàng, tóc vàng. Câu 4. Trên thế giới dân cư thường phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây? A. Ven biển, các con sông lớn. B. Hoang mạc, miền núi, hải đảo. C. Các vùn đồng bằng rộng lớn. D. Dọc các trục giao thông lớn. Câu 5. Khí hậu của môi trường xích đạo ẩm có đặc điểm nổi bật nào sau đây? A. Lạnh, khô. B. Nóng, ẩm. C. Khô, nóng. D. Lạnh, ẩm. Câu 6. Sông ngòi ở vùng khí hậu nhiệt đới có chế độ nước thế nào? A. Điều hòa, ổn định. B. Nhiều nước quanh năm. C. Ít nước quanh năm. D. Phân hóa theo mùa.
- Câu 7. Loại gió nào sau đây mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa? A. Gió mùa Tây Nam. B. Gió Tín phong. C. Gió Đông Nam. D. Gió mùa Đông Bắc. Câu 8. Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa gây ra thiên tai nào sau đây? A. Bão, lốc xoáy. B. Động đất, núi lửa. C. Hạn hán, lũ lụt. D. Sóng thần. Câu 9. Thảm thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo A. độ cao. B. mùa. C. chất đất. D. vùng. Câu 10. Cây cà phê được trồng phổ biến ở khu vực nào sau đây? A. Tây Phi. B. Bắc Mĩ. C. Đông Á. D. Đông Nam Á. II. TỰ LUẬN Câu 1 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH DÂN SỐ CỦA THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1960 - 2020 (Đơn vị: triệu người) Năm 1960 1980 2000 2010 2020 Dân số 3 010 4 415 6 143 6 956 7 795 (Nguồn: Danso.org) a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình số dân trên thế giới, giai đoạn 1960 - 2020. b) Nhận xét tình hình số dân trên thế giới qua biểu đồ đã vẽ. Câu 2 (2,5 điểm). a) Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất? b) Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt? ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
- Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp B A C B B D A C A D án II. TỰ LUẬN (5 điểm) CÂU NỘI DUNG a) Vẽ biểu đồ - Yêu cầu biểu đồ phải đầy đủ các yếu tố sau: + Tên biểu đồ, đơn vị. + Số liệu ở các cột và có tính thẩm mĩ. 1 + Bảng chú giải (nếu nhiều đối tượng). - Lưu ý: Nếu thiếu 1 yếu tố ở phần yêu cầu thì trừ 0,25 điểm. - Biểu đồ
- BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA SỐ DÂN TRÊN THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1960 - 2020 b) Nhận xét - Dân số trên thế giới ngày càng tăng. - Giai đoạn 1960 - 2020 số dân thế giới tăng thêm 4785 triệu người (60 năm). - Trung bình một năm tăng 79,75 triệu người. a) Giải thích Đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất vì - Rất khô hạn: Lượng mưa dưới 500mm. - Khí hậu rất khắc nghiệt: Biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn. 2 - Có rất ít người sinh sống, động thực vật nghèo nàn. b) Đặc điểm giới thực vật và động vật ở đới lạnh - Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh: + Chống lạnh chủ động: Có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau. + Chống lạnh thụ động: Ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông. - Thực vật: Khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh. ĐỀ SỐ 2. Phần trắc nghiệm Câu 1: Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết đặc điểm nào? A. Số người sinh, tử của một năm. B. Số người dưới tuổi lao động.
- C. Các độ tuổi của dân số. D. Số lượng nam và nữ. Câu 2: Sự bùng nổ dân số diễn ra vào năm nào dưới đây? A. 1927. B. 1950. C. 1500. D. 1804. Câu 3: Nguyên nhân dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng do: A. khí hậu mát mẻ, ổn định. B. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản. C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. D. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế. Câu 4: Châu lục nào có tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới? A. châu Âu. B. châu Á. C. châu Phi. D. châu Mĩ. Câu 5: Đới nóng trên Trái Đất có giới hạn nào dưới đây? A. Từ vĩ tuyến 40oN - B đến 2 vòng cực Nam - Bắc. B. Từ xích đạo đến vĩ tuyến 20o Bắc - Nam. C. Nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam. D. Từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 40o Bắc. Câu 6: Gió Tín phong thổi quanh năm ở đới nào?
- A. Đới ôn hòa. B. Đới nóng. C. Đới lạnh. D. Đới cận cực. Câu 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào? A. Nam Á, Đông Nam Á B. Tây Nam Á, Nam Á. C. Bắc Á, Tây Phi. D. Nam Á, Đông Á Câu 8: Vào thời kì mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa có hướng gió chủ yếu nào dưới đây? A. Đông Nam. B. Tây Bắc. C. Tây Nam. D. Đông Bắc. Câu 9: Ở môi trường nhiệt đới gió mùa, cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng là: A. cây lúa mì. B. cây lúa nước. C. cây ngô. D. cây cao lương. Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không đúng về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng? A. Các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía, ). B. Phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ. C. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- D. Vùng thuận lợi sản xuất cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp. Phần tự luận Câu 1 (3 điểm). Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết? Câu 2 (2 điểm). Trình bày hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông? ĐÁP ÁN Phần trắc nghiệm Câu 1: Hình dáng của tháp tuổi không cho ta có thể biết số người sinh ra, mất đi của một nước hay một địa phương. Chọn: A. Câu 2: Xem kiến thức sách giáo khoa trang 5, phần 3 sự bùng nổ dân số, dòng đầu tiên từ trên xuống. Sự bùng nổ dân số diễn ra vào năm 50 của thế kỉ XX. Chọn: B. Câu 3: Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, giao thông đi lại dễ dàng, thuận lợi cho trao đổi giao lưu với các vùng khác nên thu hút dân cư đông đúc. Chọn: D. Câu 4: Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là châu Á, có Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có dân cư đông đúc nhất với các cường quốc dân số trên 1 tỉ người như Trung Quốc, Ấn Độ, Chọn: B. Câu 5:
- Đới nóng có phạm vi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Chọn: C. Câu 6: Loại gió thổi quanh năm ở đới nóng là gió tín phong (tín phong Đông Bắc và tín phong Đông Nam). Chọn: B. Câu 7: Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á. Chọn: A. Câu 8: Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra theo hướng Đông Bắc, đem theo không khí khô và lạnh cho môi trường nhiệt đới gió mùa. Chọn: D. Câu 9: Cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng của vùng nhiệt đới gió mùa là cây lúa nước. Chọn: B. Câu 10: Đới nóng thuận lợi cho canh tác cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp; các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía, ), hình thành nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn. Chăn nuôi ở đới nóng phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ. Nhưng nhìn chung chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt. Chọn: C. Phần tự luận Câu 1:
- - Bùng nổ dân số xảy ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. (1 điểm) - Nguyên nhân: Do tỉ suất sinh lớn, tỉ suất tử thấp. Trong những năm này, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. (1 điểm) - Hậu quả: Gánh nặng cả vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, do có nhiều trẻ em và thanh niên. (0.5 điểm) - Phương hướng giải quyết: Ngăn chặn sự bùng nổ dân số bằng các biện pháp: Kiểm soát sinh đẻ, phát triển giáo dục, cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hóa, (0,5 điểm) Câu 2: - Hướng gió ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á: + Về mùa hạ: Hướng gió chủ yếu thổi vào Nam Á và Đông Nam Á là tây nam; khi thổi lên phía bắc, hướng gió đổi sang đông nam. (0,75 điểm) + Về mùa đông: Hướng gió chủ yếu thổi vào Nam Á và Đông Nam Á là đông bắc; khi thổi xuống phía nam, hướng gió đổi sang tây nam. (0,75 điểm) - Giải thích: Mùa hạ mưa nhiều do gió Tây Nam thổi qua vùng biển xích đạo mang theo nhiều hơi nước; mùa đông mưa rất ít do gió Đông Bắc thổi từ lục địa về, có tính chất khô. (0,5 điểm) ĐỀ SỐ 3. Phần trắc nghiệm Câu 1: Dân số thế giới khoảng 6 tỉ người vào năm? A. 2001 B. 2002 C. 2000 D. 2003 Câu 2: Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số?
- A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao. B. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm. C. Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm. D. Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm. Câu 3: Chủng tộc Môn-gô-lô-it có đặc điểm ngoại hình thế nào? A. Da đen, tóc đen. B. Da trắng, tóc xoăn. C. Da vàng, tóc đen. D. Da vàng, tóc vàng. Câu 4: Trên thế giới dân cư thường phân bố thưa thớt ở những khu vực nào? A. ven biển, các con sông lớn. B. hoang mạc, miền núi, hải đảo. C. các vùn đồng bằng rộng lớn. D. các trục giao thông lớn. Câu 5: Khí hậu của môi trường xích đạo ẩm có đặc điểm nổi bật nào dưới đây? A. lạnh, khô. B. nóng, ẩm. C. khô, nóng. D. lạnh, ẩm. Câu 6: Cảnh quan nào dưới đây là cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm? A. rừng lá kim. B. xa van, cây bụi lá cứng. C. rừng lá rộng. D. rừng rậm xanh quanh năm.
- Câu 7: Loại gió mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. gió mùa Tây Nam. B. gió Tín phong. C. gió Đông Nam. D. gió mùa Đông Bắc. Câu 8: Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai nào sau đây? A. bão, lốc. B. động đất, sóng thần. C. hạn hán, lũ lụt. D. núi lửa. Câu 9: Ở các vùng đồi núi chủ yếu trồng cây lương thực nào dưới đây? A. cây ngô. B. cây sắn. C. cây khoai lang. D. cây lúa nước. Câu 10: Cây cà phê được trồng phổ biến ở khu vực nào sau đây? A. Đông Nam Á. B. Nam Mĩ. C. Nam Á. D. Tây Phi. Phần tự luận Câu 1 (2,5 điểm). Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây: Năm Số dân thế giới (triệu người) Năm Số dân thế giới (triệu người)
- 1000 288 1960 3.010 1500 463 1980 4.415 1850 1.181 1990 5.292 1900 1.647 1995 5.716 1940 2.265 2011 6.987 a) Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của số dân trên thế giới, giai đoạn 1000 - 2011. b) Qua biểu đồ rút ra những nhận xét cơ bản nhất về dân số thế giới. Câu 2 (2,5 điểm). Trình bày sự khác nhau của các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng? ĐÁP ÁN Phần trắc nghiệm Câu 1: Kiến thức SGK/4, phần 2, dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX. Năm 2001 dân số thế giới khoảng 6,16 tỉ người. Chọn: A. Câu 2: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên phụ thuộc vào tỉ lệ sinh và tử nên dân số tăng nhanh khi tỉ lệ sinh cao, cùng với đó là tỉ lệ tử giảm. Chọn: B. Câu 3: Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là da vàng, tóc đen. Chủng tộc này chủ yếu là người châu Á. Chọn: C.
- Câu 4: Những nơi có điều kiện sống thuận lợi như gần các trục giao thông lớn, ven biển, các con sông lớn, vùng đồng bằng, dân cư tập trung đông. Những khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc, khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp. Chọn: B. Câu 5: Khí hậu của môi trường xích đạo ẩm có đặc điểm nổi bật là ẩm và nóng. Chọn: B. Câu 6: Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là rừng rậm xanh quanh năm. Chọn: D. Câu 7: Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa. Chọn: A. Câu 8: Môi trường nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường, mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, có năm nhiều dễ gây ra hạn hán hay lũ lụt. Chọn: C. Câu 9: Vùng đồi núi khu vực đới nóng thích hợp để trồng cây sắn. Chọn: B. Câu 10: Cây cà phê được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Chọn: A.
- Phần tự luận Câu 1: a) Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của số dân trên thế giới, giai đoạn 1000 - 2011. (1,5 điểm) - Yêu cầu: Biểu đồ phải đầy đủ các yếu tố: Tên biểu đồ, đơn vị, số liệu ở các cột và có tính thẩm mĩ. - Lưu ý: + Do là một đối tượng (dân số) nên không nhất thiếu phải có bảng chú giải. + Nếu thiếu 1 yếu tố ở phần yêu cầu thì trừ 0,25 điểm. - Biểu đồ tham khảo: b) Một số nhận xét cơ bản về dân số thế giới (1 điểm) - Từ năm 1000 đến năm 2011 số dân thế giới ngày càng tăng. - Trong khoảng thời gian 1011 năm, số dân thế giới tăng là 6699 triệu người. - Trung bình một năm tăng 6,626 triệu người (tăng 0,09 %/năm). Câu 2: - Làm nương rẫy: (0,75 điểm)
- + Rừng hay xavan bị đốt làm nương rẫy. + Sử dụng công cụ thô sơ, ít chăm bón, năng suất thấp, làm đất bạc màu. - Làm ruộng, thâm canh lúa nước: (0,75 điểm) + Ở những nơi có nguồn lao động dồi dào và chủ động tưới tiêu, người ta làm ruộng, thâm canh lúa nước. + Thâm canh lúa cho phép tăng vụ, tăng năng suất, nhờ đó sản lượng cũng tăng lên. - Sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn (trang trại, đồn điền): (1 điểm) + Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi chuyên môn hóa theo quy mô lớn xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. + Tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa lớn và có giá trị cao, nhưng phải bám sát nhu cầu của thị trường. ĐỀ SỐ 4. Phần trắc nghiệm Câu 1: Sự bùng nổ dân số không diễn ra ở các châu lục nào dưới đây? A. Châu Đại Dương. B. Bắc Mĩ. C. Châu Âu. D. Nam Mĩ. Câu 2: Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất thế giới? A. Châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Á. D. Châu Âu.
- Câu 3: Dân cư thưa thớt ở khu vực nào dưới đây? A. Đông Nam Á. B. Bắc Á. C. Đông Nam Bra-xin. D. Tây Âu và Trung Âu. Câu 4: Đặc điểm bên ngoài nào dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc? A. màu da. B. môi. C. bàn tay. D. lông mày. Câu 5: Khí hậu nhiệt đới có đặc trưng nào dưới đây? A. nhiệt độ cao, thời tiết khô hanh quanh năm. B. nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ. C. nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn. D. nóng ẩm quanh năm, lượng mưa và độ ẩm rất lớn. Câu 6: Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào dưới đây? A. Môi trường nhiệt đới. B. Môi trường ôn đới. C. Môi trường xích đạo ẩm. D. Môi trường nhiệt đới gió mùa. Câu 7: Ở các cao nguyên, thường phổ biến: A. các đồn điền mía. B. các đồn điền cao su, cà phê. C. các đồn điền trồng cây dừa
- D. các đồn điền trồng cây hằng năm. Câu 8: Trong các đồn điền, người ta thường trồng các loại cây nào? A. Cây lương thực. B. Cây lấy gỗ sản xuất. C. Cây hoa màu. D. Cây công nghiệp dài ngày. Câu 9: Vấn đề nào cần quan tâm hàng đầu về tài nguyên nước ở các nước đới nóng hiện nay? A. khô hạn, thiếu nước sản xuất. B. xâm nhập mặn. C. thiếu nước sạch. D. sự cố tràn dầu trên biển. Câu 10: Châu lục nào được mệnh danh là châu lục nghèo đói nhất thế giới? A. châu Mĩ. B. châu Phi. C. châu đại dương. D. châu Á. Phần tự luận Câu 1(2 điểm). Mật độ dân số là gì? Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng và nhận xét? Tên nước Diện tích (km2) Dân số (triệu người) Việt Nam 329314 78,7 Trung Quốc 9597000 1273,3
- In-đô-nê-xi-a 1919000 206,1 Câu 2(3 điểm). Trình bày ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp? ĐÁP ÁN Phần trắc nghiệm Câu 1: Sự bùng nổ dân số đang diễn ra ở các châu lục châu Á, châu Phi và Nam Mĩ. Chọn: A. Câu 2: Châu Âu là châu lục có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhấ trong các châu lục. Có nhiều nước ở châu Âu còn có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm. Chọn: D. Câu 3: Dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Bắc Á (phía Bắc Liên Bang Nga), nguyên nhân là do khu vực này hầu như có tuyết bào phải quanh năm, khí hậu khắc nghiệt. Chọn: B. Câu 4: Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là màu da: Môn- gô-lô-it (da vàng), Nê-grô-it (da đen), Ơ-rô-pê-ô-it (da trắng). Chọn: A. Câu 5: Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9), càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài. Chọn: C. Câu 6:
- Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường môi trường nhiệt đới. Chọn: A. Câu 7: Các đồn điền cao su, cà phê của nước ta phố biến ở dạng địa hình cao nguyên. Ở Việt Nam, cà phê và cao su được trồng nhiều ở các cao nguyên của vùng Tây Nguyên. Chọn: B. Câu 8: Trong các đồn điền, người ta thường trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, điều, ca cao, Chọn: D. Câu 9: Ở đới nóng, vấn đề cần quan tâm hiện nay về tài nguyên nước là thiếu nước sạch cho đời sống. Hơn 700 triệu người dân đới nóng không được dùng nước sạch, khoảng 80% số người mắc bệnh do thiếu nước sạch. Chọn: C. Câu 10: Châu Phi là châu lục nghèo đói nhất thế giới. Chọn: B. Phần tự luận Câu 1: - Mật độ dân số là số cư dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ (đơn vị: người/km2). (0,5 điểm) - Cách tính: Mật độ dân số = dân sô/diện tích (đơn vị: người/km2). (1 điểm) Với công thức trên, ta tính được mật độ dân số các nước: + Việt Nam: 239 người/km2. + Trung Quốc: 13 người/km2.
- + In-đô-nê-xi-a: 107 người/km2. - Nhận xét: Việt Nam có diện tích và dân số ít hơn Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a, nhưng lại có mật độ dân số cao hơn. (0,5 điểm) Câu 2: - Thuận lợi: + Nhiệt độ trung bình năm cao trên 20°C và nắng quanh năm làm cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm. (0,5 điểm) + Nhiệt ẩm dồi dào tạo điều kiện cho sinh vật sinh trưởng thuận lợi, thực hiện được các biện pháp tăng vụ, gối vụ, xen canh, thâm canh. (0,5 điểm) + Sự phân mùa khí hậu làm cho sản phẩm nông nghiệp đa dạng. (0,5 điểm) - Khó khăn: + Nhiệt ẩm dồi dào nên có nhiều dịch bệnh phá hoại mùa màng và vật nuôi. (0,5 điểm) + Lượng mưa tập trung vào một mùa dẫn đến lũ lụt, một mùa ít mưa dẫn đến khô hạn, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. (0,5 điểm) + Lượng mưa lớn trong điều kiện rừng cây bị phá trụi ở miền núi làm đất đai bị xói mòn. Khô hạn trong mùa khô làm mở rộng hoang mạc hóa đất đai. (0,5 điểm) HẾT .