Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Cao Vân (Có đáp án)

Câu 1: Cho biết mục đích sử dụng của cây lúa A. Làm lương thực, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (bún, miến, phở...) xuất khẩu ra nước ngoài. B. Làm lương thực, làm bánh kẹo từ ngô: một phần có thể làm thức ăn cho gia súc. C. Làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu ra nước ngoài, làm phân bón. D. Làm gia vị, chữa bệnh

Câu 2: Đâu là phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam A. Trồng trọt ngoài tự nhiên B. Trồng trọt trong nhà có mái che C. Trồng trọt kết hợp D. Tất cả ý trên

Câu 3: Căn cứ để phân loại cây trồng ở Việt Nam là A. Theo mục đích sử dụng B. Theo thời gian sinh trưởng C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai

pdf 7 trang Thái Bảo 26/07/2024 1500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Cao Vân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_cong_nghe_lop_7_nam_hoc_2023_2024_t.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Cao Vân (Có đáp án)

  1. SỞ GDĐT ĐỀ THI GIỮA HK1 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Công nghệ 7 Thời gian làm bài:45 phút; không kể thời gian giao đề Câu 1: Cho biết mục đích sử dụng của cây lúa A. Làm lương thực, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (bún, miến, phở ) xuất khẩu ra nước ngoài. B. Làm lương thực, làm bánh kẹo từ ngô: một phần có thể làm thức ăn cho gia súc. C. Làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu ra nước ngoài, làm phân bón. D. Làm gia vị, chữa bệnh Câu 2: Đâu là phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam A. Trồng trọt ngoài tự nhiên B. Trồng trọt trong nhà có mái che C. Trồng trọt kết hợp D. Tất cả ý trên Câu 3: Căn cứ để phân loại cây trồng ở Việt Nam là A. Theo mục đích sử dụng B. Theo thời gian sinh trưởng C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 4: So với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che, phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên có ưu điểm nào sau đây? A. Việc chăm sóc cây trồng diễn ra thuận lợi hơn. B. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn. C. Giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn D. Đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn. Câu 5: Đâu không phải ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên A. Đơn giản B. Dễ thực hiện
  2. C. Tránh tác động của sâu bệnh D. Thực hiện trên diện tích lớn Câu 6: Ưu điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che A. cây trồng ít bị sâu bệnh. B. cây trồng cho năng suất cao. C. Có thể trồng được các loại rau trái vụ. D. Cả 3 đáp án trên Câu 7: Đất trồng là môi trường? A. Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxy B. Giúp cây đứng vững C. Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxy, nước D. Đáp án B và C Câu 8: Đâu không phải cách bón phân lót A. bón theo hàng B. bón theo hốc trồng C. bón phun lá D. bón lên mặt ruộng Câu 9: Trong các phương án dưới đây, đâu là thứ tự đúng khi làm đất trồng cây? A. Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất → Lên luống B. Cày đất → Lên luống→ Bừa hoặc đập nhỏ đất C. Bừa hoặc đập nhỏ đất → Cày đất → Lên luống D. Lên luống→ Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất Câu 10: Nên bón phân lót cho cây ăn quả bằng loại phân nào? A. Phân chuồng ủ hoai B. Phân hoá học là đủ C. Phân hữu cơ kết hợp phân hoá học D. Phân hữu cơ và phân vi lượng Câu 11: Cách nào sau đây không được dùng để bón phân lót cho cây trồng?
  3. A. Rắc đều phân lên mặt ruộng B. Bón phân theo hàng C. Bón phân theo hố trồng cây D. Pha loãng với nước rồi tưới vào gốc cây. Câu 12: Thành phần khí của đất có vai trò nào sau đây? A. Hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ B. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng C. Cung cấp khí nitrogen cho cây trồng D. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng Câu 13: Khi cây bị ngập úng, bộ phận nào của cây sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất? A. Lá cây B. Thân cây C. Rễ cây D. Hoa và quả Câu 14: Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí cho cây trồng có tác dụng gì sau đây? A. Tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng B. Xua đuổi sâu, bệnh hại cây trồng C. Tăng sức chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng D. Tránh thời kì sâu, bệnh hại phát triển mạnh. Câu 15: Có mấy nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Khi nào cần tỉa cây? A. Cây mọc không đồng đều B. Cây mọc quá dày C. Cây mọc quá thưa
  4. D. Cây trồng bị thiếu nước Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bón phân thúc cho cây trồng? A. Bón phân vào đất trước khi trồng cây. B. Bón phân trước khi làm cỏ dại C. Bón phân sau khi thu hoạch D. Bón phân vào một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Câu 18: Chăm sóc cây trồng gồm mấy công việc? A. 1 B. 3 C. 5 D. 7 Câu 19: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt đúng thời điểm, đúng phương pháp nhằm mục đích nào sau đây? A. Đảm bảo sự tổn thất nhỏ nhất và chất lượng sản phẩm thu được tốt nhất. B. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao C. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và nâng cao chất lượng sản phẩm thu được. D. Nâng cao khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng. Câu 20: Phương pháp nhổ không áp dụng với cây trồng nào sau đây? A. Nhãn B. Sắn C. Lạc D. Su hào Câu 21: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt vào thời điểm nào sau đây là đúng nhất? A. Thu hoạch càng sớm càng tốt B. Thu hoạch đúng thời điểm C. Thu hoạch càng muộn càng tốt D. Thu hoạch khi con người có nhu cầu sử dụng Câu 22: Hình ảnh dưới đây là phương pháp bảo quản sản phẩm trồng trọt nào?
  5. A. Bảo quản lạnh B. Bảo quản bằng hút chân không C. Bảo quản kín D. Bảo quản thường trong kho Câu 23: Có mấy phương pháp bảo quản sản phẩm trồng trọt phổ biến? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24: Con người thường thu hoạch khoai tây, khoai lang bằng phương pháp A. Hái B. Cắt C. Xúc D. Đào Câu 25: Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính A. Lai tạo giống B. Giâm cành C. Ghép mắt D. Chiết cành Câu 26: Phương pháp giâm cành: A. Cắt đoạn bánh tẻ có đủ mắt, nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, cắm xuống đất. B. Dùng bộ phận sinh dưỡng của cây ghép vào cây khác rồi bó lại. C. Chọn cây khỏe mạnh, lấy dao tách đoạn vỏ, dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất bó vào đoạn vừa tách, bọc nylon và dùng dây buộc chặt.
  6. D. Cả 3 đáp án trên Câu 27: Hình ảnh dưới đây mô tả phương pháp nhân giống vô tính nào? A. Giâm cành B. Ghép C. Chiết D. Nuôi cấy mô Câu 28: Nhân giống vô tính thường không áp dụng cho đối tượng cây trồng nào sau đây? A. Cây ăn quả như táo, xoài, bưởi B. Cây hoa như hoa hồng, hoa lan, hoa cúc C. Cây lấy hạt như lúa, ngô, lạc (đậu phộng) D. Cây lấy gỗ như cây keo, bạch đàn Câu 29: Đoạn cành giâm được cắt như thế nào là đạt yêu cầu? A. Đoạn cành giâm phải có nhiều lá B. Đoạn cành giâm phải ngắn, không có chồi (mắt) C. Đoạn cành giâm phải có chồi (mắt), được cắt vát và tỉa bớt lá D. Đoạn cành giâm cắt dài và tỉa hết lá, không chồi (mắt) Câu 30: Phương pháp chiết: A. Cắt đoạn bánh tẻ có đủ mắt, nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, cắm xuống đất. B. Dùng bộ phận sinh dưỡng của cây ghép vào cây khác rồi bó lại. C. Chọn cây khỏe mạnh, lấy dao tách đoạn vỏ, dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất bó vào đoạn vừa tách, bọc nylon và dùng dây buộc chặt. D. Được thực hiện trong các điều kiện nghiêm ngặt của phòng thí nghiệm.
  7. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A D C D C D D C A C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D B C C C B D C A A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 B D D D A A A C C C