Đề ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Văn Trị (Có đáp án)

Câu 1: Ý nào không thể hiện đúng tình hình đất nước khi Ngô Xương Văn mất như thế nào?

A. Đất nước bị chia cắt.

B. Các tướng lĩnh chiếm cứ các đại phương đánh lẫn nhau.

C. Nhà Tống lăm le xâm lược.

D. Đất nước thống nhất, yên bình.

Câu 2: “Cờ lau tập trận” là nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam A. Lê Hoàn.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Đinh Bộ Lĩnh.

D. Trần Thủ Độ.

Câu 3: Đinh Bộ Lĩnh gây dựng căn cứ ở đâu?

A. Hoa Lư (Ninh Bình).

B. Lam Sơn (Thanh Hóa).

C. Triệu Sơn (Thanh Hóa).

D. Cẩm Khê (Phú Thọ).

Câu 4: Nhà Tiền Lê đã tổ chức các đơn vị hành chính trong cả nước như thế nào?

A. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.

B. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và huyện.

C. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có châu và huyện.

D. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có huyện và xã.

pdf 13 trang Thái Bảo 26/07/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Văn Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_on_thi_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Đề ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Văn Trị (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS PHAN VĂN TRỊ ĐỀ ÔN THI GIỮA HK1 MÔN: LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC : 2021 - 2022 Đề 1 Phần I: Trắc nghiệm Câu 1: Ý nào không thể hiện đúng tình hình đất nước khi Ngô Xương Văn mất như thế nào? A. Đất nước bị chia cắt. B. Các tướng lĩnh chiếm cứ các đại phương đánh lẫn nhau. C. Nhà Tống lăm le xâm lược. D. Đất nước thống nhất, yên bình. Câu 2: “Cờ lau tập trận” là nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam A. Lê Hoàn. B. Trần Quốc Tuấn. C. Đinh Bộ Lĩnh. D. Trần Thủ Độ. Câu 3: Đinh Bộ Lĩnh gây dựng căn cứ ở đâu? A. Hoa Lư (Ninh Bình). B. Lam Sơn (Thanh Hóa). C. Triệu Sơn (Thanh Hóa). D. Cẩm Khê (Phú Thọ). Câu 4: Nhà Tiền Lê đã tổ chức các đơn vị hành chính trong cả nước như thế nào? A. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu. B. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và huyện. C. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có châu và huyện. D. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có huyện và xã. Câu 5: Quân đội thời Tiền Lê có những bộ phận nào? A. Bộ binh, tượng binh và kị binh. B. Cấm quân và quân địa phương. C. Quân địa phương và quân các lộ. D. Cấm quân và quân các lộ. Câu 6: Lý do nào không phải nguyên nhân nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc? A. Củng cố khối đoán kết dân tộc. B. Tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. C. Củng cố nền thống nhất quốc gia. D. Vì ý nguyện của các công chúa.
  2. Câu 7: Ý nghĩa bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” là A. khẳng định độc lập, chủ quyền của nước Nam. B. khẳng định nước Đại Việt có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. C. thể hiện nước Đại Việt có nhiều nhân tài. D. biểu hiện lòng yêu nước của dân tộc Đại Việt. Câu 8: Năm 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào cửa nhà Tống? A. Thành Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu. B. Thành Ung Châu, Liêm Châu, Kinh Châu. C. Thành Kinh Châu, Ích Châu, Khâm Châu. D. Thành Kinh Châu, Ích Châu, Ung Châu. Câu 9: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khiêm và châu Liêm vào mục đích gì? A. Đánh vào bộ chỉ huy của quân Tống. B. Đánh vào nơi tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. C. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt. D. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. Câu 10: Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò? A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. B. Đạo phật được đề cao, nên cấm sát sinh. C. Trâu bò là động vật quý hiếm. D. Trâu bò là động vật linh thiêng. Phần II: Tự luận Câu 1: (2 điểm) Nhận xét nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt? Câu 2: (3 điểm) Trình bày luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý? ĐÁP ÁN Phần I: Trắc nghiệm 1. D 2. C 3. A 4. A 5. B 6. D 7. A 8. A 9. B 10. A Phần II: Tự luận Câu 1: Nhận xét nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt với nội dung sau: - Chủ động mở cuộc tấn công vào đất Tống, tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy các kho tàng của giặc rồi rút quân về nước. - Chủ động kết thúc chiến tranh: Trong khi quân Tống đang nguy khốn thì ông lại không mở cuộc tấn công mà chọn cách giảng hòa, để kết thúc chiến tranh.
  3. Bằng cách đó ta vẫn đuổi được quân Tống về nước, bảo vệ được nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ bang giao, hoàng hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của một nước lớn như nước Tống, đảm bảo hòa bình lâu dài. Câu 2: Luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý: - Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật bằng văn bản đầu tiên ở nước ta. - Quân đội thời Lý được chia làm hai bộ phận: cấm quân bảo vệ vua và kinh thành và quân địa phương có nhiệm vụ canh phòng các lộ, phủ. Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông, quan sĩ thay phiên nhau về cày ruộng. - Đối nội: gả công chúa và ban tước cho các tù trưởng dân tộc, song kiên quyết trấn áp những người có ý định tách ra khỏi Đại Việt. - Đối ngoại: Triều Lý giữ mối giao hòa với nhà Tống và Cham-pa, song rất kiên quyết dẹp tan các cuộc quấy phá biên giới do Cham-pa gây ra. Đề 2 Phần I: Trắc nghiệm Câu 1: Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân nào? A. Trần Lãm. B. Ngô Nhật Khánh. C. Nguyễn Thu Tiệp. D. Nguyễn Siêu. Câu 2: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì? A. Bắc Bình Vương. B. Vạn Thắng Vương. C. Bình Định Vương. D. Bố Cái Đại Vương. Câu 3: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước? A. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, tài năng của Đinh Bộ Lĩnh và sự liên kết với các sứ quân. B. Nhờ may mắn nên Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước. C. Đinh Bộ Lĩnh cầu viện bên ngoài để dẹp các sứ quân. D. Các sứ quân tôn Đinh Bộ Lĩnh làm Hoàng đế, chấm dứt loạn lạc. Câu 4: Hãy cho biết những nghề thủ công phát triển dưới thời Đinh Tiền Lê? A. Đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, dệt vải, làm đồ gốm. B. Đúc đồng, luyện kim, làm đồ trang sức. C. Đức đồng, rèn sắt, dệt vải. D. Đúc đồng, rèn sắt, làm đồ trang sức, làm đồ gốm. Câu 5: Nhà Tống xúi dục Cham-pa đánh Đại Việt nhằm mục đích gì? A. Làm suy yếu lực lượng của Cham-pa và lực lượng của Đại Việt đồng thời phá vỡ quan hệ Đại Việt- Cham – pa.
  4. B. Cham – pa có lực lượng quân đội áp đảo Đại Việt, có thể thắng Đại Việt mà nhà Tống không phải động binh. C. Giúp Cham – pa mở rộng lãnh thổ. D. Muốn kích động để Đại Việt quay ngược trở lại xâm lược và tiêu diệt Cham-pa. Câu 6: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt thực hiện phương án quân sự nào? A. Xây phòng tuyến bên bờ sông Như Nguyệt chống quân Tống. B. Củng cố thành Thăng Long, chuẩn bị kháng chiến. C. Xây dựng nhiều thành trì dọc đường từ Thăng Long đến biên giới. D. Tập trung quân xây dựng công sự tại biên giới chuẩn bị chống quân Tống. Câu 7: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào? A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh. D. Đề nghị “ giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ. Câu 8: Tại sao Lý Thường Kiệt là chủ động giảng hòa? A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước là truyền thống nhân đạo của dân tộc. B. Lý thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống. C. Để bảo toàn lực lượng của nhân dân. D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Câu 9: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì? A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc. C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình. D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền. Câu 10: Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì? A. Xúi dục vua Cham –Pa đánh lên từ phía nam, ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước và dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới. B. Gửi thư yêu cầu vua Đại Việt chầu hoàng đế nhà Tống. C. Liên minh với Liêu Hạ đánh Đại Việt. D. Chấn chỉnh quân đội, khẩn trương tấn công Đại Việt. Phần II: Tự luận Câu 1: (3 điểm) Thời Lý trong xã hội có những tầng lớp trong cư dân nào? Đời sống của họ ra sao? Câu 2: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê ĐÁP ÁN Phần I: Trắc nghiệm 1. A 2. B 3. A 4. A 5. A
  5. 6. A 7. A 8. A 9. B 10. A Phần II: Tự luận Câu 1: Thời Lý trong xã hội có những tầng lớp trong cư dân nào? Đời sống của họ ra sao? - Vua quan: bộ phận chính trong giai cấp thống trị, được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. - Địa chủ: Quan lại, hoàng tử, công chúa, một số thường dân: được cấp ruộng và có nhiều ruộng, dẫn đến việc tạo nên địa chủ có thế lực ở địa phương. - Nông dân: chiếm đa số. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội nhưng bị bóc lột nặng nề. - Những người làm nghề thủ công, buôn bán: họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với vua. - Nô tỳ vốn là tù binh hoặc những người bị tội nặng, nợ nần hoặc bán thân, họ phải phục vụ trong cung điện hoặc các nhà quan. Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê: - Đất nước ta đã giành được độc lập dân tộc, các thợ thủ công lành nghề không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc làm việc như thời Bắc thuộc. - Đức tính cần cù, chịu khó của những người thợ và kinh nghiệm sản xuất lâu đời của nhân dân ta truyền lại. - Sự trao đổi, buôn bán giữa nước ta với các nước đã kích thích các ngành thủ công nghiệ trong nước phát triển, sản phẩm không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng. Đề 3 I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc-man tràn xuống xâm chiếm? A. Cuối thế kỉ VI. B. Cuối thế kỉ V C. Đầu thế kỉ V. D. Đầu thế kỉ IV Câu 2: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội? A.Nô lệ. B.Nông dân. C.Nô lệ và nông dân. D.Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh. Câu 3: Trong lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính là A.nông nô. B. thợ thủ công. C.nông dân. D. thương nhân. Câu 4: Bốn phát minh quan trong mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là A.Giấy, kĩ thuật in, la bàn, dệt. B. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng. C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. D. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, đại bác. Câu 5: Một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Đường là
  6. A.Tư Mã Thiên, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần. B. La Quán Trung, Thi Lại Am, Tào Tuyết Cần. C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị. D. Đỗ Phủ, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần. Câu 6: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng từ rất sớm, phổ biến nhất là A.chữ Hán. B. chữ Phạn. C. chữ Ả Rập. D. chữ Hin-đu Câu 7: Loạn 12 sứ quân diễn ra vào thời điểm A. cuối thời nhà Ngô. B. cuối thời nhà Đinh C. đầu thời nhà Đinh. D. Đầu thời nhà Tiền Lê Câu 8: Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là A.Đại Ngu. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Việt. D. Đại Nam. Câu 9: Nhà Lý ban hành bộ luật A.Hình luật. B. Hình thư. C. Hình văn. D. Hoàng triều luật lệ Câu 10: Quân đội nhà Lý gồm A.Cấm quân. B. Quân địa phương C. Quân thường trực. D. Cấm Quân và quân địa phương II. Tự luận (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với nền kinh tế trong lãnh địa? Câu 2 (3 điểm): Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? Rút ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến. Câu 3 (1 điểm): Vì sao nói cuộc tiến công của nhà Lý vào châu Ung, châu Khâm, châu Liêm chỉ là một cuộc tiến công tự vệ? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B C A C C B A B B D II. Tự luận Câu 1 Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với kinh tế trong lãnh địa? - Kinh tế trong lãnh địa: + Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp + Sản xuất mang tính chất đóng kín “tự cấp, tự túc” + Kinh tế trong lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến - Kinh tế trong thành thị: + Sản xuất chủ yếu là các nghề thủ công. + Sản xuất được trao đổi, buôn bán tạo nên nền kinh tế hành hóa.
  7. + Kinh tế trong thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển Câu 2 Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? Rút ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến. * Biểu hiện của sự thịnh vượng dưới thời Đường - Kinh tế: Phát triển cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt - Xã hội: Ổn định , đạt đến sự phồn thịnh - Đối ngoại : Tăng cường mở rộng bờ cõi bằng các cuộc chiến tranh xâm lược => Dưới thời Đường Trung Quốc trở thành quốc gia phát triển cường thịnh nhất châu Á * Điểm chung trong chính sách đối ngoại là: gây chiến tranh nhằm bành chướng mở rộng lãnh thổ Câu 3 - Trước âm mưu của nhà Tống, nhà Lý đã chủ công tiến công trước để tiêu hao sinh lực của địch, phá hủy các căn cứ quân sự, các kho lương thảo của địch. Sau khi đạt được mục đích tiến công tự vệ, nhà Lý đã rút quân về nước. => Đây là nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. Đề 4 Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm) Câu 1. Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất dưới triều đại A. Nhà Tần. B. Nhà Hán. C. Nhà Đường. D. Nhà Minh. Câu 2. Trung Quốc thời nhà Minh – Thanh A.Phát triển thủ công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, đúc vũ khí. B. Xuất hiện mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. C. Đời sống nhân dân ổn định. D. Có nhiều phát minh. Câu 3. Tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-đa là A. Hinđu giáo. B. Phật giáo. C. Thiên chúa giáo. D.Ấn Độ giáo. Câu 4. Chủ nhân đầu tiên trên đất Lào là A. Lào Thơng. B. Lào Lùm. C. Pha Ngừm. D. Lạng Xạng. Câu 5. Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng rộng rãi đồ A. Đồng. B. Nhôm. C. Sắt. D. Thiếc. Câu 6. Quốc gia nào là quốc gia phong kiến điển hình ở phương Đông? A.Việt Nam. B. Lào. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc. Câu 7. Giai cấp nào là giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến ở phương Đông? A. Nông nô. B. Nông dân. C. Địa chủ. D. Lãnh chúa. Câu 8. Tôn giáo nào là nền tảng tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị ở nhiều quốc gia Đông Nam Á?
  8. A. Nho giáo. B. Ki-tô giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo. Câu 9. Quốc gia phong kiến có thể chế quân chủ hoàn chỉnh nhất ở phương Đông là A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Chân Lạp. D. Việt Nam. Câu 10. Xã hội phong kiến là chế độ tiếp sau A. Xã hội nguyên thủy. B. Xã hội chiếm hữu nô lệ. C. Xã hội cổ đại. D. Xã hội trung đại. Câu 11. Căn cứ của nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh được xây dựng ở vùng nào? A. Cổ Loa (Hà Nội). B. Hoa Lư (Ninh Bình). C. Phong Châu (Phú Thọ). D. Thuận Thành (Bắc Ninh). Câu 12. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã xây dựng đất nước theo mô hình thể chế chính trị nào? A. Dân chủ chủ nô. B. Quân chủ chuyên chế. C. Quân chủ lập hiến. D. Cộng hòa quý tộc. Câu 13. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là A. hệ thống chính quyền trung ương mục nát. B. các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh. C. nội bộ triều đình phân hóa do cạnh tranh tìm người kế vị. D. nhà Tống xâm lược, triều đình rơi vào rối loạn. Câu 14. Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì? A. Đại Cồ Việt. B. Đại Ngu. C. Đại Nam. D. Đại Việt. Câu 15. Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô? A. Có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư. B. Địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt. C. Là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, địa hình hiểm trở, thuận lợi cho phòng thủ đất nước. D. Tập trung nhiều nhân tài có thể giúp vua xây dựng đất nước. Câu 16. Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành là Thăng Long vào năm A.1008. B.1008. C.1010. D.1011. Câu 17. Lí do chủ yếu mà Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô của nhà Lý vì. A. giao thông đường thủy thuận tiện cho nhà vua ngồi trên thuyền rồng đi ngắm cảnh. B. Thăng Long gần với quê hương của ông (Từ Sơn – Bắc Ninh). C. đất Thăng Long hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm của đất nước. D. Lý Công Uẩn không thích đất Hoa Lư và muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với nhà Tiền Lê Câu 18. Thông tin chính xác nhất về chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà Lý là A. nhà nước cho thanh niên trai tráng đăng kí tên tham gia quân đội, nhưng chỉ bảo vệ xóm làng, đồng ruộng nơi mình sinh sống. B. nhà nước cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ, nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần thì triều đình sẽ điều động.
  9. C. nhà nước cho quân sĩ đăng kí tham gia quân đội, khi được tuyển chọn thì yêu cầu họ tập trung về kinh thành để huấn luyện. D. chỉ khi nào có chiến tranh thì nhà Lý mới cho quân sĩ đăng kí tham gia quân đội và hướng dẫn họ tập luyện chiến đấu. Câu 19. Lễ cày tịch điền dưới thời Lý là A. lễ cúng được mùa, do các quan lại triều đình tiến hành. B. lễ tế thần Nông, do các bô lão tiến hành. C. lễ tế thần Nông, do nhà vua tiến hành, sau khi tế xong thì nhà vua đích thân xuống ruộng cày vài đường tượng trưng. D. lễ tế Trời và thần Nông do đích thân nhà vua tiến hành. Câu 20. Công trình được xây dựng trên một cột đá lớn, dựng giữa hồ, tượng trưng cho một bông sen nở trên mặt nước là A. chùa Tây Phương – Hà Nội. B. chùa Dâu – Bắc Ninh. C. tháp Phổ Minh – Hà Nội. D. chùa Một Cột – Hà Nội. Phần II. Tự luận (4,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở các nước phương Đông và phương Tây có những điểm khác nhau. Em hãy hoàn thành bảng so sánh dưới đây: So sánh Các nước phương Đông Các nước phương Tây Thời gian hình thành Thời kỳ phát triển Quá trình suy vong Câu 2 (2.0 điểm). Nhà Lý đã làm gì để củng cố và phát triển quốc gia thống nhất? Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý? ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm 1 - C 2 - B 3 - B 4 - A 5 - C 6 - D 7 - C 8 - A 9 - B 10 - C 11 - B 12 - B 13 - B 14 - A 15 - C 16 - C 17 - C 18 - B 19 - C 20 - D Phần II. Tự luận Câu 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở các nước phương Đông và phương Tây có những điểm khác nhau. Em hãy hoàn thành bảng so sánh dưới đây: * Thời gian hình thành: - Các nước phương Đông: sớm, như ở Trung Quốc vào những thế kỷ trước công nguyên. - Các nước phương Tây: xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỷ V và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X.
  10. *Thời kì phát triển: - Các nước phương Đông: phát triển khá chậm chạp như ở Trung Quốc tới thời Đường (khoảng thế kỷ VII – VIII), ở Đông Nam Á (từ sau thế kỷ X) - Các nước phương Tây: phát triển khá nhanh chóng, đạt tới sự toàn thịnh từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV. * Quá trình suy vong: - Các nước phương Đông: quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài từ thế kỷ XVI cho tới giữa thế kỷ XIX. - Các nước phương Tây: thế kỷ XV – XVI là thời kỳ bắt đầu suy vong, chủ nghĩa tư bản được hình thành ngay trong lòng chế độ phong kiến. Câu 2: Nhà Lý đã làm gì để củng cố và phát triển quốc gia thống nhất? Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý? - Nhà Lý quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long để xây dựng nơi đây thành một đô thị phồn thịnh, trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục của cả nước. - Đổi tên nước là Đại Việt, củng cố và kiện toàn bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương: đứng đầu nhà nước là vua nắm mọi quyền hành (theo chế độ cha truyền con nối), các chức vụ quan trọng của triều đình đều là những người thân cận của vua. Dưới địa phương là 24 lộ, phủ do các tri phủ và tri châu (đều là con cháu của vua, hoặc các đại thần) cai quản. + Ban hành luật thành văn “Hình thư” để quan lại và nhân dân thực hiện, ai phạm tội đều bị xử phạt rất nghiêm khắc. + Để bảo vệ quốc gia thống nhất, quân đội nhà Lý được chia làm hai bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua và kinh thành) và quân địa phương, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông, khi cần triều đình sẽ huy động). Quân đội đều có kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo. + Để ổn định tình hình biên giới và miền núi, các vua Lý còn gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi. Nhưng nếu họ có ý định chống đối, làm phản thì sẽ kiên quyết trấn áp. + Về ngoại giao, nhà Lý vừa giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, Cham-pa, vừa đem quân dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Đề 5 Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm) Câu 1. Công cụ lao động bằng sắt đã xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời A. Xuân Thu – Chiến Quốc. B. Thời Tam Quốc. C. Thời Tần. D. Thời Hán. Câu 2. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường có tên gọi là A. Chế độ công điền. B. Chế độ quân điền. C. Chế độ tịch điền. D. Chế độ lĩnh canh. Câu 3. Thời Hán đã A. Thi hành chính sách cai trị hà khắc. B. Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc. C. Mở rộng khoa thi chọn nhân tài. D. Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân. Câu 4. Những nước nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí? A. Mĩ, Anh. B. Anh, Pháp.
  11. C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Pháp, Đức. Câu 5. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang đến sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu? A. Quý tộc, thương nhân. B. Nông nô, tăng lữ. C. Công nhân, quý tộc. D. Tăng lữ, quý tộc. Câu 6. Văn hóa Phục hưng nghĩa là gì? A. Nền văn hóa phục vụ cho giai cấp tư sản. B. Nền văn hóa phục vụ cho các tầng lớp trên. C. Nền văn hóa bị chi phối bởi Giáo hội. D. Phục hồi lại văn hóa Hi Lạp và Rô-ma. Câu 7. Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo? A. Can-vanh. B. Lu-thơ. C. Mikenlăngiơ. D. Sếch-xpia. Câu 8. Cây lương thực chính và chủ yếu của cư dân các quốc gia Đông Nam Á là A. Cây lúa mì. B. Cây ăn củ và quả. C. Cây ngô. D. Cây lúa nước . Câu 9. Quốc gia có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ - trung đại là A. Thái Lan. B. Cam-pu-chia. C. Việt Nam. D. Lào. Câu 10. Giai cấp nào là giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến ở phương Tây? A. Nông dân. B. Lãnh chúa. C. Địa chủ. D. Quý tộc. Câu 11. So với các nước phương Tây, xã hội phong kiến phương Đông ra đời tương đối sớm nhưng lại phát triển rất A. nhanh chóng. B. chậm chạp. C. rực rỡ. D. hoàn chỉnh. Câu 12. Tôn giáo nào là nền tảng tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị ở nhiều quốc gia Đông Nam Á? A. Nho giáo. B. Ki-tô giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo. Câu 13. Ai là người đã có công dẹp “Loạn 12 sứ quân”? A. Ngô Quyền. B. Lê Hoàn. C. Lí Công Uẩn. D. Đinh Bộ Lĩnh. Câu 14. Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào? A. Đất nước thái bình. B. Nội bộ triều đình rối loạn, chia nhiều phe cánh. C. Nhà Tống (Trung Quốc) đang lăm le xâm phạm bờ cõi. D. Đất nước trong thời gian bị phương Bắc đô hộ. Câu 15. Công lao lớn nhất của các triều đại phong kiến thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đối với dân tộc là A. Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. B. Phát triển kinh tế nông nghiệp. C. Củng cố và giữ vững nền độc lập dân tộc. D. Ổn định xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
  12. Câu 16. Các công trình kiến trúc, nghệ thuật của nước ta thời Lý đều chịu ảnh hưởng của A. Nho giáo. B. văn hóa Trung Quốc và Cham-pa. C. Đạo giáo. D. đạo Phật và dấu ấn riêng của văn hóa Đại Việt. Câu 17. Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống những năm 1075-1077 A. Lý Công Uẩn. B. Lý Nhân Tông. C. Lý Thánh Tông. D. Lý Thường Kiệt. Câu 18. Mùa xuân năm 1077 gắn với sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta? A. Lê Hoàn đánh bại quân nhà Tống. B. Vua tôi nhà Trần đánh bại quân Mông – Nguyên. C. Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống. D. Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long. Câu 19. Các vua nhà Lý thường về địa phương để làm gì? A. Thăm hỏi nông dân. B. Cày tịch điền. C. Thu thuế nông nghiệp. D. Chia ruộng đất cho nông dân. Câu 20. Văn miếu được xây dựng dưới triều vua nào? A. Lý Thái Tổ. B. Lý Nhân Tông. C. Lý Thánh Tông. D. Lý Thái Tông. Phần II. Tự luận (4,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Tại sao nói dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á? Câu 2 (2,0 điểm). Vì sao bước sang thế kỉ XI, nhà Tống lại đẩy mạnh âm mưu xâm lược Đại Việt? Hãy trình bày những nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc Tống của Lý Thường Kiệt? ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm 1 - A 2 - B 3 - B 4 - C 5 - A 6 - D 7 - B 8 - D 9 - C 10 - B 11 - B 12 - A 13 - D 14 - C 15 - C 16 - B 17 - D 18 - C 19 - B 20 - C Phần II. Tự luận Câu 1 Tại sao nói dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á? - Chính trị: bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. - Kinh tế: nhà nước thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân. Nông nghiệp có điều kiện được phát triển.
  13. - Đối nội: cử người thân tín đi cai trị ở các địa phương; tổ chức khoa cử để tuyển chọn người tài - Đối ngoại: đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục Câu 2: Vì sao bước sang thế kỉ XI, nhà Tống lại đẩy mạnh âm mưu xâm lược Đại Việt? Hãy trình bày những nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc Tống của Lý Thường Kiệt? * Nguyên nhân nhà Tống xâm lược Đại Việt: - Thế kỉ XI, nhà Tống liên tiếp gặp khó khăn trong việc ổn định tình hình xã hội: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ dẫn đến nhiều nơi nổi dậy đấu tranh, các vùng biên cương phía bắc giáp với hai nước Liêu và Hạ bị quấy nhiễu, - Trước tình hình đó, Tể tướng Vương An Thạch đã xúi giục vua Tống đem quân xâm lược Đại Việt để giải quyết tình trạng khủng hoảng, đồng thời hai nước Liêu và Hạ phải kiêng nể, không dám quấy nhiễu nữa. * Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự: - Lý Thường Kiệt đã đưa ra và thực hiện chủ trương “tiên phát chế nhân” với phương châm: “ngồi yên đợi giặc không vằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Kết quả, lực lượng quân Tống bị suy yếu, buộc chúng bị động và phải lùi lại kế hoạch xâm lược Đại Việt. - Sau khi làm cho lực lượng quân Tống suy yếu, Lý Thường Kiệt rút quân về nước và tích cực chuẩn bị xây dựng phòng tuyến đánh giặc. Ông chọn khúc sông Như Nguyệt (sông Cầu) cho quân dân xây dựng phòng tuyến vững chắc, ngày đêm chỉ đạo quân sự tập luyện, sẵn sàng đánh giặc khi chúng kéo quân vào nước ta. - Phong chức tước cao cho các tù trưởng miền núi, cho phép họ được quyền chiêu mộ binh lính để đánh trả các cuộc quấy phá của nhà Tống. - Khi quân Tống bị chặn đứng bởi phòng tuyến Như Nguyệt, lợi dụng quân giặc mệt mỏi, cuối mùa xuân năm 1077, ông chỉ huy quân ta vượt qua sông Cầu bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân Tống thua to, “mười phần thì chết đến năm sáu phần”. - Khi quân Tống lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” (tiến không được mà rút lui cũng không xong), Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Chỉ huy quân Tống là Quách Quỳ như “chết đuối vớ được cọc” liền chấp nhận ngay và rút về nước.