Đề ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi (Có đáp án)

Đề 1

Câu 1. (3.5 điểm)

Lãnh địa phong kiến là gì? Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa. Câu 2. (3.0 điểm)

Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. Câu 3. (1.5 điểm)

Vì sao nền kinh tế nông nghiệp thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển? Câu 4. (2.0 điểm)

Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống của dân tộc ta do Lê Hoàn chỉ huy?

pdf 10 trang Thái Bảo 31/07/2024 520
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_on_thi_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Đề ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ ÔN THI GIỮA HK1 MÔN: LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC : 2021 - 2022 Đề 1 Câu 1. (3.5 điểm) Lãnh địa phong kiến là gì? Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa. Câu 2. (3.0 điểm) Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. Câu 3. (1.5 điểm) Vì sao nền kinh tế nông nghiệp thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển? Câu 4. (2.0 điểm) Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống của dân tộc ta do Lê Hoàn chỉ huy? ĐÁP ÁN Câu 1: - Lãnh địa phong kiến: là những vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được (0.75) và nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình (0.75). - Đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa: + Lãnh chúa sống sung sướng nhờ vào việc bóc lột sức lao động của nông nô. + Nông nô sống cuộc sống nghèo đói, khổ cực. Câu 2: * Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. - Sản xuất phát triển (0.5), nhu cầu về nguồn nguyên liệu (0.25), hương liệu tăng cao (0.25). - Sự tiến bộ về kĩ thuật (0.25): đóng tàu (0.25), la bàn (0.25), hải đồ (0.25). - Con đường qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm. Câu 3: * Nông nghiệp thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển vì: - Hàng năm vua các vua Đinh - Tiền Lê thường về tận các địa phương tổ chức lễ cày tịch điền. - Khuyến khích việc khai khẩn ruộng đất hoang. - Chú ý đào vét kênh ngòi để thuận tiện cho việc đi lại và tưới tiêu cho đồng ruộng. Câu 4: - Năm 981, quân Tống tiến đánh nước ta theo 2 đường thủy, bộ. - Lê Hoàn cho quân chặn giặc ở cửa sông Bạch Đằng và cầm quân chặn giặc trên đường bộ. - Chiến trận ác liệt à Quân Tống đại bại. - Ý nghĩa: Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta. Đề 2
  2. I.Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Quốc gia thứ 11 của khu vực Đông Nam Á là quốc gia nào? A. Việt Nam B. Đông - Ti- Mo C. Thái Lan D. Mi-an- ma Câu 2: Khu đền tháp Ăng-co-Vát là công trình kiến trúc độc đáo của quốc gia nào? A. Lào. B. Cam Pu Chia. C. Thái Lan. D. Mi-an-ma. Câu 3: Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ai? A.Đinh Bộ Lĩnh B. Ngô Quyền C. Thục Phán D. Khúc Thừa Dụ Câu 4: Đinh Bộ Lĩnh đóng đô tại đâu? A. Thăng Long B. Phú Xuân C. Hoa Lư D. Đại La Câu 5: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào? A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ. B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội. C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua. D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư. Câu 6: Trong xã hội dưới thời Đinh - Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội? A. Tầng lớp nông dân. B. Tầng lớp công nhân. C. Tầng lớp nô tỳ. D. Tầng lớp thợ thủ công. Câu 7: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào? A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý. B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư. C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
  3. D. Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập. Câu 8: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”? A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh. C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng. D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông. Câu 9: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì? A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống. B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt. C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. D. Đánh vào nơi quân Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. Câu 10: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa? A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống. B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân. C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc. D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. II.Tự luận (6 điểm) Câu 1 (3 điểm): Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Vì sao các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từ Châu Âu? Câu 2 (3 điểm): Em hãy cho biết nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? Chỉ ra những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B B A C D C D D D C II. Tự luận Câu 1: -Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý (2đ) + Sản xuất phát triển, cần nguyên liệu, cần thị trường + KHKT phát triển: đóng được những tàu lớn, có la bàn -Các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từChâu Âu (1đ) + Vì các quốc gia châu Âu có nền kinh tế phát triển nhất nên nhu cầu cần nguyên liệu và thị trường là hơn cả.
  4. + Có nền KHKT phát triển nhất so với các khu vực còn lại trên thế giới. Câu 2: - Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích + Giải quyết những khó khăn trong nước: Tài chính cạn kiệt, nhân dân đói khổ, nội bộ mâu thuẫn, - Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. + Chủ động tấn công trước để phòng vệ + Xây dựng phòng tuyến vững chắc trên sông Như Nguyệt. + Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ qua bài thơ Sông núi nước Nam. + Chủ động giảng hòa trong thế thắng. Đề 3 Câu 1: (3,5điểm) Tổ chức quân đội của nhà Trần như thế nào? Phương sách xây dựng quân đội thời Trần có gì giống và khác nhau so với thời Lý? Câu 2: (2,5điểm) Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế? Tác dụng của nó đối với sự phát triển của đất nước dưới thời Trần? Câu 3: (4 điểm) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước? ĐÁP ÁN Câu 1: Tổ chứcquân đội của nhà Trần: - Quân đội gồm có cấm quân và quân ở các lộ, ở làng xã có hương binh. Ngoài ra còn có quân của các vương hầu. - Quân đội được tuyển theo chính sách: “ngụ binh ư nông; quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”. - Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ. - Bố trí tướng giỏi, quân đông ở vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc. * Phương sách xây dựng quân đội thời Trần giống và khác nhau so với thời Lý là: - Giống nhau: Cùng thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” - Khác nhau: + Quân đội thời Trần chia thành hai loại: Cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân bảo vệ kinh thành, triều đình và vua.Chính binh đóng ở các lộ đồng bằng, phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở làng xã. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu. + Quân đội nhà Trần được xây dựng theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”. + Quân đội thời Lý chỉ được phân chia thành hai loại: cấm quân và quân địa phương. Câu 2: Nhà Trần phục hồi và phát triển kinh tế :
  5. - Về nông nghiệp: Đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp; nông dân được nhà nước quan tâm nên tích cực cày cấy. - Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng. - Thương nghiệp: Nhà nước có nhiều chính sách phát triển nội thương và ngoại thương như lập chợ ở các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống . . .) * Tác dụng: Kinh tế được nhanh chóng phục hồi và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố quốc phòng an ninh đất nước; nhân dân thêm tin tưởng vào nhà Trần. Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. * Nguyên nhân thắng lợi: - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước . . . - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. - Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội. - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần. * Ý nghĩa: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc. - Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. - Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. *Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước: + Giống: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. + Khác: Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông- Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó khăn. - Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc. Đề 4 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 (2 điểm). Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: 1. Quê hương của phong trào văn hóa Phục Hưng là nước: A. Pháp B. Ý C. Đức D. Thụy Sĩ
  6. 2. Vào khoảng thời gian nào chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành? A. Thế kỷ I TCN B. Thế kỷ III TCN C. Thế kỷ II TCN D. Thế kỷ IV TCN 3. Tên kinh thành Thăng Long gắn với đời vua nào? A. Lý Nhân Tông B. Lý Thánh Tông C. Lý Thái Tổ D. Lý Thái Tông 4. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị Vua kiệt xuất, Ông là ai? A. A-cơ-ba B. A-sô-ca C. Sa-mu-đra-Gúp-ta D. Mi-hi-ra-cu-la Câu 2 (1 điểm). Qua những mốc lịch sử sau, hãy ghi những biến cố xảy ra trong lịch sử nước ta? Năm 939: Năm 968: Năm 981: Năm 1054: B. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (3 điểm). Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa Phục Hưng? Nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục Hưng? Câu 2 (2 điểm). Nêu cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1076)? Câu 3 (2 điểm). Trong các nhân vật lịch sử mà em đã được học ở lớp 7, em ấn tượng nhất với nhân vật lịch sử nào? Hãy giải thích lý do vì sao em lựa chọn nhân vật ấy? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm. (3 điểm) Câu 1. (2 điểm). Mỗi ý học sinh trả lời đúng cho 0,5 điểm. 1 2 3 4 B B C A Câu 2. (1 điểm). Mỗi ý học sinh trả lời đúng cho 0,25 điểm. Năm 939: Ngô Quyền lên ngôi vua. Chọn Cổ Loa làm kinh đô. Năm 968: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàn đế. Đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt. Năm 981: Kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi.
  7. Năm 1054: Nhà Lý đổi tên nước ta là Đại Việt. II. Tự luận Câu 1: Nguyên nhân, nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục Hưng * Nguyên nhân: - Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội - Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế song không có địa vị xã hội -> đấu tranh giành địa vi xã hội -> Phong trào văn hóa Phục hưng . * Nội dung : - Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội Ki-tô - Đề cao giá trị con người,con người phải được tự do phát triển. - Đề cao khoa học tự nhiên,xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ. Câu 2: Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt - Lý Thường Kiệt đã chủ động tấn công phòng vệ. - Đoán được nơi địch đi qua để xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt. - Đánh vào tinh thần của giặc (Cho người đọc bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà). Câu 3: Nhân vật lịch sử yêu thích GV lưu ý: Đây là câu hỏi mở cho học sinh có cơ hội thể hiện quan điểm và bảo vệ quan điểm của mình. Khi chấm bài làm của học sinh lớp 7 giáo viên không yêu cầu quá cao. Nên chú ý động viên, khuyến khích điểm cho những học sinh trình bày tốt. - Học sinh nêu đúng một nhân vật lịch sử yêu thích đã học ở lớp 7. - Đưa ra quan điểm phù hợp với lịch sử. Đề 5 I. Trắc nghiệm (5 đ ): khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1. Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là: A. Cri- xtôp Cô –lôm- bô B. Ma- gien -lăng C. Va –xcô đờ Ga- ma D. Đi- a- xơ Câu 2. Nước ta thời Đinh -Tiền Lê có tên là: A. Văn Lang B. Đại Việt C. Âu Lạc D. Đại Cồ việt Câu 3. Bộ luật “Hình Thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều: A. Ngô
  8. B. Đinh C. Lý D. Tiền Lê Câu 4. Quân đội thời Lý có đặc điểm là: A. Gồm 2 bộ phận, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, có quân bộ và quân thuỷ. B. Có hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương. C. Có 4 binh chủng, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông” D. Chọn thanh niên khoẻ mạnh từ 18 tuổi Câu 5. Xã hội phong kiến Phương Đông có các giai cấp cơ bản là: A. Lãnh chúa và nông nô B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh C. Địa chủ và nông nô D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh. Câu 6. Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều : A. Nhà Tần B. Nhà Hán C. Nhà Đường D. Nhà Nguyên Câu 7. Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành: A. Hà Nội B. Phú Xuân C. Thăng Long D. Đông Quan Câu 8. Người sản xuất chính trong lãnh địa là: A. Nô lệ B. Nông nô C. Nông dân tá điền D. Địa chủ Câu 9: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-đa? A. Ấn Độ giáo B. Phật giáo C. Hồi giáo D. Thiên chúa giáo. Câu 10. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì : A. Đây là nơi hội tụ quan yếu của bốn phương B. Đây là một vùng đất rộng và bằng phẳng
  9. C. Muôn vật nơi đây đều hết sức tươi tốt, phồn vinh D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 11. Xã hội phong kiến Phương Tây hình thành vào: A. Thế kỷ III TCN B. Thế kỷ V TCN C. Thế kỷ V D. Thế kỉ III Câu 12. Năm 1007 Lý thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách: A. Chớp lấy thời cơ tiêu diệt toàn bộ quân Tống. B. Đánh quân Tống đến sát biên giới. C. Tạm ngưng chiến để quân Tống rút về nước. D. Chủ động giảng hòa, quân Tống rút về nước. Câu 13: Ghép các mốc thời gian ở cột A cho phù hợp với các sự kiện ở cột B A B a. Lê Hoàn lên ngôi vua 1. Năm 1009 b. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua 2. Năm 1042 c. Lý Công Uẩn lên ngôi vua nhà Lý thành 3. Năm 968 lập 4. Năm 979 d. Ban hành luật hình thư II. Tự luận (5 đ) Câu 1 (1,5 đ): Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước? Câu 2 (3,5 đ): Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm (5 đ) Bảng trả lời trắc nghiệm – Mỗi câu trả lời đúng 0,25 đ Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu 3 Câu 4 1 2 5 6 7 8 9 10 11 12 D C A B A C B B D C D B Câu 13: Mỗi câu ghép đúng 0,25 đ 1 ghép với c; 2 ghép với d; 3 ghép với b; 4 ghép với a II. Tự luận (5 đ)
  10. Câu 1: (3,5 đ): Học sinh trình bày các ý cơ bản sau + Diễn biến - Chờ mãi không thấy quân thủy tới, quân Tống nhiều lần vượt sông, đánh (0,5 đ) - Thất bại chán nản, bị động (0,5 đ) - Đêm cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt chỉ huy đại quân đánh bất ngờ (0,5 đ) + Kết quả: - Quân Tống thua to (0,5 đ) - Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa Quân Tống rút về nước ( 0,5 đ) + Ý nghĩa: Trình bày đủ 2 ý nghĩa (1 đ) Câu 2: (1,5 đ): - Nông nghiệp: Chia ruộng đất cho nông dân cày, mở rộng khai hoang, nạo vét kênh ngòi - Thủ công nghiệp: Lập xưởng thủ công nhà nước: Đúc tiền, rèn vũ khí phục vụ vua quan; thủ công cổ truyền phát triển - Thương nghiệp: Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng que được hình thành; buôn bán với nước ngoài