Đề ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Quyền (Có đáp án)

Câu 1. Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là:

A. Cri- xtôp Cô –lôm- bô

B. Ma- gien -lăng

C. Va –xcô đờ Ga- ma

D. Đi- a- xơ

Câu 2. Nước ta thời Đinh -Tiền Lê có tên là:

A. Văn Lang

B. Đại Việt

C. Âu Lạc

D. Đại Cồ việt

Câu 3. Bộ luật “Hình Thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều:

A. Ngô

B. Đinh

C. Lý

D. Tiền Lê

Câu 4. Quân đội thời Lý có đặc điểm là:

A. Gồm 2 bộ phận, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, có quân bộ và quân thuỷ.

B. Có hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.

C. Có 4 binh chủng, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”

D. Chọn thanh niên khoẻ mạnh từ 18 tuổi

pdf 12 trang Thái Bảo 29/07/2024 1620
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Quyền (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_on_thi_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Đề ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Quyền (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN ĐỀ ÔN THI GIỮA HK1 MÔN: LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC : 2021 - 2022 Đề 1 I. Trắc nghiệm (5 đ ): khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1. Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là: A. Cri- xtôp Cô –lôm- bô B. Ma- gien -lăng C. Va –xcô đờ Ga- ma D. Đi- a- xơ Câu 2. Nước ta thời Đinh -Tiền Lê có tên là: A. Văn Lang B. Đại Việt C. Âu Lạc D. Đại Cồ việt Câu 3. Bộ luật “Hình Thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều: A. Ngô B. Đinh C. Lý D. Tiền Lê Câu 4. Quân đội thời Lý có đặc điểm là: A. Gồm 2 bộ phận, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, có quân bộ và quân thuỷ. B. Có hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương. C. Có 4 binh chủng, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông” D. Chọn thanh niên khoẻ mạnh từ 18 tuổi Câu 5. Xã hội phong kiến Phương Đông có các giai cấp cơ bản là: A. Lãnh chúa và nông nô B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh C. Địa chủ và nông nô D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh. Câu 6. Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều : A. Nhà Tần B. Nhà Hán C. Nhà Đường D. Nhà Nguyên
  2. Câu 7. Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành: A. Hà Nội B. Phú Xuân C. Thăng Long D. Đông Quan Câu 8. Người sản xuất chính trong lãnh địa là: A. Nô lệ B. Nông nô C. Nông dân tá điền D. Địa chủ Câu 9: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-đa? A. Ấn Độ giáo B. Phật giáo C. Hồi giáo D. Thiên chúa giáo. Câu 10. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì : A. Đây là nơi hội tụ quan yếu của bốn phương B. Đây là một vùng đất rộng và bằng phẳng C. Muôn vật nơi đây đều hết sức tươi tốt, phồn vinh D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 11. Xã hội phong kiến Phương Tây hình thành vào: A. Thế kỷ III TCN B. Thế kỷ V TCN C. Thế kỷ V D. Thế kỉ III Câu 12. Năm 1007 Lý thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách: A. Chớp lấy thời cơ tiêu diệt toàn bộ quân Tống. B. Đánh quân Tống đến sát biên giới. C. Tạm ngưng chiến để quân Tống rút về nước. D. Chủ động giảng hoà, quân Tống rút về nước. Câu 13: Ghép các mốc thời gian ở cột A cho phù hợp với các sự kiện ở cột B A B 1. Năm 1009 a. Lê Hoàn lên ngôi vua 2. Năm 1042 b. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua 3. Năm 968 c. Lý Công Uẩn lên ngôi vua nhà Lý thành lập 4. Năm 979 d. Ban hành luật hình thư
  3. II. Tự luận (5 đ) Câu 1 (1,5đ): Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước? Câu 2 (3,5đ): Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm (5 đ) Bảng trả lời trắc nghiệm – Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 B D C A B A C B B D C D Câu 13: Mỗi câu ghép đúng 0,25đ 1 ghép với c; 2 ghép với d; 3 ghép với b; 4 ghép với a II. Tự luận (5 đ) Câu 1: (3,5đ): Học sinh trình bày các ý cơ bản sau - Diễn biến + Chờ mãi không thấy quân thủy tới, quân Tống nhiều lần vượt sông, đánh (0,5đ) + Thất bại chán nản, bị động (0,5đ) + Đêm cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt chỉ huy đại quân đánh bất ngờ (0,5đ) + Kết quả: - Quân Tống thua to (0,5đ) - Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà Quân Tống rút về nước ( 0,5đ) + Ý nghĩa: Trình bày đủ 2 ý nghĩa (1đ) Câu 2: (1,5đ): - Nông nghiệp: Chia ruộng đất cho nông dân cày, mở rộng khai hoang, nạo vét kênh ngòi - Thủ công nghiệp: Lập xưởng thủ công nhà nước: Đúc tiền, rèn vũ khí phục vụ vua quan; thủ công cổ truyền phát triển - Thương nghiệp: Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng que được hình thành; buôn bán với nước ngoài. Đề 2 I. Trắc nghiệm Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc-man tràn xuống xâm chiếm? A. Cuối thế kỉ VI B. Cuối thế kỉ V C. Đầu thế kỉ V D. Đầu thế kỉ IV
  4. Câu 2: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội? A. Nô lệ B. Nông dân C. Nô lệ và nông dân D. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh Câu 3: Trong lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính là A. nông nô B. thợ thủ công C. nông dân D. thương nhân Câu 4: Bốn phát minh quan trong mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là A.Giấy, kĩ thuật in, la bàn, dệt. B. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng. C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. D. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, đại bác. Câu 5: Một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Đường là A.Tư Mã Thiên, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần. B. La Quán Trung, Thi Lại Am, Tào Tuyết Cần. C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị. D. Đỗ Phủ, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần. Câu 6: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng từ rất sớm, phổ biến nhất là A.chữ Hán B. chữ Phạn C. chữ Ả Rập D. chữ Hin-đu Câu 7: Loạn 12 sứ quân diễn ra vào thời điểm A. cuối thời nhà Ngô B. cuối thời nhà Đinh C. đầu thời nhà Đinh D. Đầu thời nhà Tiền Lê Câu 8: Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là A.Đại Ngu B. Đại Cồ Việt. C. Đại Việt . D. Đại Nam. Câu 9: Nhà Lý ban hành bộ luật
  5. A.Hình luật B. Hình thư C. Hình văn D. Hoàng triều luật lệ Câu 10: Quân đội nhà Lý gồm A.Cấm quân B. Quân địa phương C. Quân thường trực D. Cấm Quân và quân địa phương II. Tự luận Câu 1: Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với nền kinh tế trong lãnh địa? Câu 2: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? Rút ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến và trình bày quan điểm của em về vấn đề biển Đông hiện nay? (3đ) Câu 3: Vì sao nói cuộc tiến công của nhà Lý vào châu Ung, châu Khâm, châu Liêm chỉ là một cuộc tiến công tự vệ? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ. án B C A C C B A B B D II. Tự luận Câu 1: Kinh tế trong lãnh địa Kinh tế trong thành thị -Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp -Sản xuất chủ yếu là các nghề thủ công. - Sản xuất mang tính chất đóng kín “tự cấp, - Sản xuất được trao đổi, buôn bán tạo nên tự túc”. nền kinh tế hành hóa. - Kinh tế trong lãnh địa kìm hãm sự phát - KT trong thành thị tạo điều kiện cho XHPK triển của XHPK phát triển Câu 2 * Biểu hiện: - Kinh tế: Phát triển cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt đặc biệt là chính sách quân điền - Xã hội: Ổn định , đạt đến sự phồn thịnh - Đối ngoại : Tăng cường mở rộng bờ cõi bằng các cuộc chiến tranh xâm lược => Dưới thời Đường Trung Quốc trở thành quốc gia phát triển cường thịnh nhất châu Á. * Điểm chung trong chính sách đối ngoại là bành chướng mở rộng lãnh thổ - Quan điểm của HS về Biển Đông: Biển Đông là biểu hiện của đường lối đối ngoại có từ thời phong kiến của Trung Quốc .cần nên án.
  6. Câu 3 - Trước âm mưu của nhà Tống, nhà Lý đã chủ công tiến công trước để tiêu hao sinh lực của địch, phá hủy các căn cứ quân sự, các kho lương thảo của địch. Sau khi đạt được mục đích tiến công tự vệ, nhà Lý đã rút quân về nước. - => Đây là nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. Đề 3 Câu 1: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại: A. Các công tước, hầu tước. B. Các chủ nô Rô ma. C. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. D. Các tướng lĩnh quân sự. Câu 2: Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại: A.Các tù binh. B. Nô lệ. C.Nông dân. D. b và c đúng. Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến những cuộc phát kiến địa lý? A. Do khát vọng tìm những “Mảnh đất có vàng”. B.Do yêu cầu phát triển của sản xuất. C. Do muốn tìm những con đường mới. C. Cả 3 cầu trên đều sai. Câu 4: Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ: A. Thế kỉ III. B. Thế kỉ II. C.Thế kỉ III TCN .D.Thế kỉ II TCN Câu 5: Khu đền tháp Ăng-co-Vát là công trình kiến trúc độc đáo của: A.Lào. B.Cam pu chia. C.Thái Lan. D. Mi-an-ma. Câu 6: “Loạn 12 sứ quân” là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời: A. Ngô. B. Đinh. C. Lý. D.Trần. Câu 7: Lê Hoàn lên ngôi vua là do: A. Lật đổ được triều Đinh. B.Đánh bại được quân xâm lược Tống. C. Các tướng lĩnh và quân đội suy tôn lên. D.Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 8 :Tại sao các nhà sư được trọng dụng? A. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. B.Số người được đi học rất ít, chủ yếu là các nhà sư. C.Cả hai ý a và b đều đúng. D. Cả hai ý a và b đều sai. Câu 9: Mỗi lãnh chúa đều có A. Một lãnh địa riêng B. Một trang trại riêng C. Một lâm ấp riêng C. Một điền trang riêng Câu 10: Nước trước đây có tên gọi là Phơ-răng hiện nay là nước A. Anh B.Pháp C. I-ta-li-a D. Đức Câu 11: Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp: A. Tăng lữ quý tộc và nông dân B.Lãnh chúa và nông nô C. Chủ nô và nô lệ D. Địa chủ và nông dân Câu 12: Trong thời kì phong kiến ở châu Âu đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản là: A. Lãnh địa B. Phường thủ công C. Làng xã D. Tỉnh lị
  7. Câu 13: Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XI được thực hiện chủ yếu bằng: A.Đường bộ B. Đường hàng không C. Đường biển D. Đường thủy Câu 14: Năm 1519 đoàn thám hiểm do ai dẫn đầu đã đi vòng quanh trái đất: A. Đi-a-xơ B. Ma-gien-lan C. Cô-lôm-bô D. Va-cô đơ Ga-ma Câu 15: Năm 1847 Đi-a-xơ vòng qua điểm cực Nam: A.Châu Phi B. Châu Á C. Châu Mĩ D. Châu Âu Câu 16: Các cuộc phát kiến địa lí mang lại sự giàu có cho giai cấp: A.Tăng lữ, quý tộc B. Công nhân C. Qúy tộc, nông dân D. Thương nhân, quý tộc Câu 17: Quê hương của nền văn hóa phục hưng là A. Nước Ý B. Nước Anh C. Nước Pháp D. Đức Câu 18: Văn hóa Phục hưng đề cao: A. Trật tự xã hội B. Gía trị chân chính của con người C. Thần thánh D. Kinh thánh của nhà thờ Câu 19: Nông dân bị mất ruộng phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy gọi là: A. Nông dân tự canh B. Nông dân lĩnh canh C. Nông dân làm thuê D. Nông nô Câu 20: Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc năm: A. 218 TCN B.219 TCN C.220 TCN D. 221 TCN Câu 21: Đạo Phật ở Ân Độ ra đời vào: A. Thế kỉ III TCN B. Thế kỉ IV TCN C. Thế kỉ V TCN D. Thế kỉ VI TCN Câu 22: Bộ kinh Vê-đa đượcviết bằng: A. Chữ Phạn B. Chữ tượng hình C. Chữ Nho D. Chữ la-tinh Câu 23: Đông Nam Á hiện nay bao gồm bao nhiêu quốc gia: A. 9 quốc gia B. 10 quốc gia C. 11 quốc gia D. 12quốc gia Câu 24: Vào những thế kỉ đầu công nguyên cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại A.Sắt B. Đồng C. Chì D. Vàng Câu 25: Vương quốc Phù Nam Được thành lập ở vùng: A. Trung Bộ Việt Nam B. Hạ lưu sông Mê Nam C. Hạ lưu sông Mê Công D. Thượng nguồn sông Mê Công Câu 26: Dưới thừi Ngô Quyền kinh đô của nước ta đặt ở: A. Hoa Lư B. Cổ Loa C. Mê Linh D. Phú Xuân Câu 27: Ngô Quyền đã xây dựng chính quyền độc lập như thế nào? A. Ngô Quyền xưng vương B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ C. Lập triều đình theo chế độ quân chủ D. Cả 3 đáp án trên Câu 28: Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là: A.Đinh Bộ Lĩnh B. Lê Hoàn C. Ngô Quyền D. Đinh Công Tráng
  8. Câu 29: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế năm A. Năm 966 B. Năm 967 C. Năm 968 D. Năm 969 Câu 30: Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước ta là gì? A. Đại Việt B. Đại Nam C. Âu lạc D. Đại Cồ Việt ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 C D B C B A C D A B B A C B A 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 D A B A D D A C A C B D A C D Đề 4 I/ Trắc nghiệm ( 4 đ) Chọn sự kiện liên quan đến Ngô Quyền và Đinh bộ Lĩnh điền vào chỗ trống Đại cồ Việt, Hoa Lư, năm 938, năm 967, quân Nam Hán, Bãi cọc ngầm, loạn 12 sứ quân, Cổ Loa, Bãi bỏ chức tiết độ sứ, Cờ lau tập trận, Sông bạch đằng Ngô Quyền Đinh Bộ Lĩnh II/ Tự luận ( 6 đ) Câu 1(2đ):Thế nào là lãnh địa phong kiến? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa? Câu 2(2đ): Mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến? Em hiểu thế nào là chế độ quân chủ? Câu 3 (2đ): Nêu hiểu biết của em về công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ĐÁP ÁN Câu 1(2đ): - Lãnh địa phong kiến: Là những vùng đất đai mà quý tộc chiếm đoạt được -> bị họ biến thành khu đất riêng. (1đ) - Kinh tế: Nông nghiệp + Thủ công nghiệp. (0,5đ) - Giải thích nền kinh tế mang tính chất tự cấp - tự túc. (0,5đ). Câu 2: (2đ).
  9. - Mối quan hệ giữa các giai cấp: (1đ). + Giai cấp địa chủ và Lãnh chúa: Là giai cấp bóc lột.(0,5đ). + Giai cấp Nông dân và Nông nô: Là giai cấp bị bóc lột. (0,5đ). - Thể chế Nhà nước do Vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp các giai cấp khác. Được gọi là chế độ quân chủ.(1đ). Câu 3: ( 2đ) Công lao của Ngô quyền (1đ) + đánh tan quân Nam Hán trên Sông Bạch Đằng + Xây dựng nền độc lập tự chủ cho đất nước Công lao ĐBL (1đ) + Dẹp loạn 12 sứ quân + Thống nhất đất nước Đề 5 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Người sản xuất chính trong lãnh địa là: A. Nô lệ B. Nông nô C. Nông dân tá điền D. Địa chủ Câu 2. Xã hội phong kiến phương Tây hình thành vào: A. Thế kỉ III TCN B. Thế kỉ V TCN C. Thế kỉ V D. Thế kỉ III Câu 3. Xã hội phong kiến phương Đông có các giai cấp cơ bản là: A. Lãnh chúa và nông nô B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh C. Địa chủ và nông nô D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh Câu 4.Ý nào dưới đây không phản ánh các chính sách mà Vương triều Mô-gôn đã thi hành? A. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo. B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo. C. Ra sức cấm đoán đạo Hin-đu. D. Khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa. Câu 5. Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là A. Vạn Thắng vương. B. Bắc Bình vương. C. Bình Định vương. D. Bố Cái Đại vương. Câu 6. “Loạn 12 sứ quân” là thời kì như thế nào? A. 12 địa phương hợp nhất thành một nước. B. 12 tướng lĩnh giúp sức Ngô Quyền xây dựng đất nước. C. Đất nước phát triển với thế lực của 12 vùng địa phương. D. Đất nước chia cắt, 12 tướng lĩnh chiếm các vùng cát cứ. Câu 7. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới thời Vương triều Gúp-ta? A. Đúc được tượng Phật bằng sắt cao tới 2m và không gỉ. B. Chế tạo kim hoàn và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên ngà voi.
  10. C. Dệt được những tấm vải mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai. D. Đúc được cột sắt không gỉ và những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m. Câu 8. Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là: A. Cri – xtôp Cô – lôm – bô B. Ma – gien – lăng C. Va – xcô đờ Ga – ma D. Đi – a – xơ Câu 9. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh. D. Đề nghị “giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ. Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV? A. Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng. B. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. C. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức. D. Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất. Câu 11. Tại sao phong trào Cải cách tôn giáo lại đòi thay đổi và tổ chức lại Giáo hội? A. Giai cấp phong kiến dựa vào Giáo hội để loại bỏ lợi ích của giai cấp tư sản. B. Giáo hội không đáp ứng những nguyện vọng của giai cấp tư sản. C. Giai cấp phong kiến và giáo hội phản bội lại quyền lợi của giai cấp tư sản. D. Giáo hội thống trị nhân dân về mặt tinh thần và cản trở sự phát triển của tư sản. Câu 12. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành? A. Đại Việt B. Đại Cồ Việt C. Đại Ngu D. Đại Nam Câu 13. Bộ luật “Hình thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều: A. Ngô B. Đinh C. Lý D. Tiền Lê Câu 14. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Tây và phương Đông tương ứng với A. mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. B. quyền lực của lãnh chúa. C. quyền lực của địa chủ. D. đặc điểm chính trị. Câu 15. Văn Miếu được xây dựng dưới triều vua nào? A. Lý Thái Tổ B. Lý Nhân Tông C. Lý Thánh Tông D. Lý Thái Tông Câu 16. Ông vua kiệt xuất của Vương triều Mô-gôn là ai? A. Vua A-sô-ca. B. Vua A-cơ-ba. C. Vua Hác-sa. D. Vua Gúp-ta. Câu 17. Ý nào dưới đây phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của Vương quốc Lan Xang? A. Giữ quan hệ hòa hiếu với nước láng giềng nhưng cũng kiên quyết chống xâm lược. B. Mở rộng lãnh thổ đánh chiếm các nước lân cận.
  11. C. Liên kết với các nước trong khu vực tấn công Thái Lan. D. Thần phục các nước láng giềng và tạo điều kiện cho Pháp trên đất Lào. Câu 18. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng lí do Italia là quê hương đầu tiên của phong trào Văn hóa Phục hưng? A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện sớm ở Italia. B. Italia là quê hương của nền văn hóa Hy Lạp, La Mã cổ đại. C. Khôi phục lại các giá trị văn hóa tạo nên tinh thần dân tộc Italia. D. Giai cấp phong kiến ở Italia muốn củng cố lại nền văn hóa. Câu 19. Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều: A. Nhà Tần B. Nhà Hán C. Nhà Đường D. Nhà Nguyên Câu 20. Điểm khác biệt lớn nhất giữa kinh tế lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại châu Âu là gì? A. Đóng kín nền kinh tế trong các lãnh địa, còn thành thị tự do trao đổi hàng hóa. B. Đóng kín nền kinh tế trong các thành thị, còn lãnh địa tự do trao đổi hàng hóa. C. Lãnh địa là đơn vị chính trị độc lập, còn thành thị dưới quyền cai quản của vua. D. Thành thị là đơn vị chính trị độc lập, lãnh địa dưới quyền cai quản của vua. Câu 21. Các bộ tộc Lào được tập hợp và thống nhất vào thời gian nào? A. Năm 1353. B. Năm 1253. C. Năm 1535. D. Năm 1350. Câu 22. Nhà Lý gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi với mục đích gì? A. Ràng buộc và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. B. Bị các tù trưởng miền núi ép buộc. C. Chuẩn bị để đem quân thôn tính các vùng biên giới. D. Thực hiên chính sách đa dân tộc. Câu 23. Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu Sử học một cách độc lập ở Trung Quốc là ai? A. Thi Nại Am. B. La Quán Trung. C. Tào Tuyết Cần. D. Tư Mã Thiên. II. TỰ LUẬN Câu 24. Trong hệ tư tưởng Nho giáo ở Trung Quốc, quan điểm về "Tam cương" và "Ngũ thường" là gì? Các nhân vật gắn liền với sự phát triển của Nho giáo là ai? Câu 25. Nhà Đinh làm gì để xây dựng đất nước? Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Trung Quốc có ý nghĩa gì? ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM 1B 2C 3B 4C 5A 6D 7D 8B 9A 10B 11D 12A 13C 14A 15C 16B 17A 18C 19A 20A 21A 22A 23D
  12. Câu 24 Phương pháp: sgk trang 14, suy luận. Cách giải: - Quan điểm của Nho giáo về quan hệ "Tam cương" là quan hệ giữa vua – tôi, chồng - vợ, cha - con. - Quan hệ "Ngũ thường" nói về nhân – lễ - nghĩa - trí - tín. - Khổng Tử muốn lập kỉ cương xã hội thông qua các mối quan hệ trên. - Các nhân vật gắn với sự phát triển của Nho giáo là: Khổng Tử, Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư. Câu 25 Phương pháp: sgk trang 28 – 29, phân tích Cách giải: * Nhà Đinh xây dựng đất nước: - Năm 968 công cuộc thống nhất đất nước đã hoàn thành, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế ( Đinh Tiên Hoàng) - Đặt tên nước là Đại Cồ Việt , đóng đô tại Hoa Lư - Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống - Đinh Bộ Lĩnh phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh ( Đinh Điền, Nguyễn Bặc, ) nắm giữ các chức vụ chủ chốt - Xây dụng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước - Đối với những kẻ phạm tội thì dùng những khung hình phạt khắc nghiệt: ném vào vạc dầu sôi, vứt vào chuồng hổ * Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Trung Quốc, thể hiện: - Khẳng định độc lập, chủ quyền của nước ta. - Thể hiện nước ta ngang hàng với Trung Quốc, không phải là nước phụ thuộc.