Đề kiểm tra học kỳ I môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Huệ Chi (Có đáp án)

Câu 1 (0,3đ): Các lý do khiến chúng ta cần phải sử dụng đất trồng hợp lí không bao gồm:

A. Diện tích đất trồng có hạn.

B. Dân số ngày càng tăng.

C. Diện tích đất trồng ngày càng tăng.

D. Nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng.

Câu 2 (0,3đ): Phân bón là:

A. thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng.

B. thức ăn tự nhiên của cây trồng.

C. thức ăn do cây trồng tự tạo ra cho mình.

D. chất thải từ các loài động vật.

Câu 3 (0,3đ): Loại đất không cần thiết phải cải tạo là:

A. đất chua.

B. đất mặn.

C. đất bạc màu.

D. đất phù sa màu mỡ.

Câu 4 (0,3đ): Biện pháp sử dụng đất không bao gồm:

A. Bỏ đất hoang

B. Chọn cây trồng phù hợp với đất.

C. Không bỏ đất hoang.

D. Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo.

Câu 5 (0,3đ): Các chất dinh dưỡng chính trong phân bón bao gồm:

A. đạm, lân, oxi.

B. đạm, lân, kali.

C. đạm, kali, oxi.

D. lân, kali, oxi.

docx 13 trang Thái Bảo 16/07/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Huệ Chi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_cong_nghe_lop_7_nam_hoc_2021_2022_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Huệ Chi (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I CÔNG NGHỆ 7 TỔ TOÁN - LÝ Năm học 2021 – 2022 Ngày kiểm tra: 20/12/2021 Đề chính thức Thời gian làm bài: 45 phút Phần mềm kiểm tra Google form Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau: Câu 1 (0,3đ): Các lý do khiến chúng ta cần phải sử dụng đất trồng hợp lí không bao gồm: A. Diện tích đất trồng có hạn. B. Dân số ngày càng tăng. C. Diện tích đất trồng ngày càng tăng. D. Nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng. Câu 2 (0,3đ): Phân bón là: A. thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. B. thức ăn tự nhiên của cây trồng. C. thức ăn do cây trồng tự tạo ra cho mình. D. chất thải từ các loài động vật. Câu 3 (0,3đ): Loại đất không cần thiết phải cải tạo là: A. đất chua. B. đất mặn. C. đất bạc màu. D. đất phù sa màu mỡ. Câu 4 (0,3đ): Biện pháp sử dụng đất không bao gồm: A. Bỏ đất hoang B. Chọn cây trồng phù hợp với đất. C. Không bỏ đất hoang. D. Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo. Câu 5 (0,3đ): Các chất dinh dưỡng chính trong phân bón bao gồm: A. đạm, lân, oxi. B. đạm, lân, kali. C. đạm, kali, oxi. D. lân, kali, oxi. Câu 6 (0,3đ): Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học và: A. phân đạm. B. phân chuồng. C. phân vi sinh. D. phân rác. Câu 7 (0,3đ): Bón phân vào đất trước khi gieo trồng được gọi là: A. bón thúc. B. bón lót. C. bón rải. D. bón theo hàng Câu 8 (0,3đ): Khi sử dụng phân bón: A. không cần chú ý tới tính chất của chúng.
  2. B. chỉ cần chú ý đến giá cả của chúng. C. phải chú ý tới đặc điểm, tính chất của chúng. D. phải hỏi ý kiến nhà sản xuất. Câu 9 (0,3đ): Chọn đáp án đúng nhất: Giống cây trồng tốt có tác dụng gì? A. Tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản. B. Tăng năng suất, tăng vụ. C. Tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng. D. Tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng. Câu 10 (0,3đ): Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng không bao gồm: A. Phương pháp chọn lọc. B. Phương pháp lai. C. Phương pháp gây đột biến. D. Phương pháp kiểm dịch thực vật. Câu 11 (0,3đ): Sử dụng giống mới ngắn ngày sẽ giúp: A. tăng năng suất cây trồng. B. tăng chất lượng nông sản. C. tăng vụ gieo trồng trong năm. D. tăng tính kháng bệnh của cây. Câu 12 (0,3đ): Trong phương pháp chọn tạo giống nào người ta lấy phấn hoa của cây dùng làm bố thụ phấn cho nhụy hoa cây dùng làm mẹ? A. Phương pháp chọn lọc. B. Phương pháp lai. C. Phương pháp gây đột biến. D. Phương pháp nuôi cấy mô. Câu 13 (0,3đ): Những tác nhân vật lí và hóa học được dùng để gây đột biến trong tạo giống cây trồng là: A. tia anpha, tia gamma. B. các chất hóa học. C. tia anpha, tia gamma và các chất hóa học. D. các loài virus. Câu 14 (0,3đ): Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường được áp dụng cho cây nào? A. Cây ngô. B. Cây bưởi. C. Cây táo. D. Cây cam. Câu 15 (0,3đ): Trong quy trình bốn năm sản xuất giống cây trồng bằng hạt, năm thứ 4 sẽ tiến hành: A. gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt. B. tạo giống siêu nguyên chủng. C. từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà. D. tạo giống nguyên chủng. Câu 16 (0,3đ): Hình sau mô tả phương pháp nhân giống vô tính nào?
  3. A. Giâm cành. B. Ghép mắt C. Chiết cành D. Tạo hạt giống Câu 17 (0,3đ): Sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính thường được áp dụng cho loại cây nào? A. Cây ngũ cốc. B. Cây họ đậu. C. Cây ăn quả. D. Cây rau ăn lá. Câu 18 (0,3đ): Hạt giống tốt, nếu không biết bảo quản thì: A. mất hoàn toàn khả năng nảy mầm. B. chất lượng hạt giống không đổi. C. chất lượng sẽ giảm và có thể mất khả năng nảy mầm. D. chất lượng sẽ giảm nhưng không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm. Câu 19 (0,3đ): Muốn bảo quản tốt hạt giống phải đảm bảo các điều kiện nào? (1) Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, (2) Nơi bảo quản phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí cao. (3) Nơi bảo quản phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp. (4) Nơi bảo quản phải kín để chim, chuột, côn trùng không xâm nhập được. A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4). Câu 20 (0,3đ): Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng không bao gồm: A. cây trồng hoàn toàn không cho thu hoạch. B. cây trồng sinh trưởng và phát triển kém. C. năng suất giảm. D. chất lượng nông sản giảm. Câu 21 (0,3đ): Vòng đời của côn trùng là: A. khoảng thời gian từ giai đoạn sâu non đến côn trùng trưởng thành. B. khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng. C. khoảng thời gian côn trùng đi kiếm ăn. D. khoảng thời gian côn trùng đẻ trứng. Câu 22 (0,3đ): Loài nào là côn trùng gây hại cho cây trồng? A. cóc. B. sâu bướm. C. ong mắt đỏ.
  4. D. bọ rùa. Câu 23 (0,3đ): Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hoại mạnh nhất? A. Trứng. B. Sâu non. C. Sâu trưởng thành. D. Nhộng Câu 24 (0,3đ): Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của: A. vi sinh vật gây bệnh. B. các loài côn trùng. C. điều kiện sống không thuận lợi. D. vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi Câu 25 (0,3đ): Dấu hiệu của cây trồng khi bị sâu, bệnh hại tấn công không bao gồm: A. lá mọc vươn về phía có ánh sáng. B. cành bị gãy. C. lá, quả bị đốm đen, nâu. D. lá, quả bị biến dạng Câu 26 (0,3đ): Một trong các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại là: A. trừ là chính. B. trừ khi sâu bệnh đã phát triển mạnh. C. trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để. D. sử dụng duy nhất một biện pháp phòng trừ. Câu 27 (0,3đ): Vệ sinh đồng ruộng nằm trong biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại nào? A. Biện pháp hóa học. B. Biện pháp sinh học. C. Biện pháp kiểm dịch thực vật. D. Biện pháp canh tác. Câu 28 (0,3đ): Hình ảnh sau minh họa cho biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại nào? A. Biện pháp canh tác. B. Biện pháp thủ công. C. Biện pháp hóa học. D. Biện pháp kiểm dịch thực vật. Câu 29 (0,4đ): Biện pháp sinh học sử dụng công cụ nào để tiêu diệt sâu bệnh hại? A. Hóa chất. B. Vợt, bẫy đèn. C. Bả độc. D. Các loài sinh vật như nấm, ong mắt đỏ,
  5. Câu 30 (0,4đ): Biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại có nhược điểm là: A. có thể gây ngộ độc thực phẩm. B. mất thời gian. C. chi phí cao. D. không thể thực hiện được khi sâu bệnh đã phát triển mạnh. Câu 31 (0,4đ): Ưu điểm của biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại không bao gồm: A. hiệu quả cao. B. khi sử dụng biện pháp này không cần sử dụng thêm bất kì biện pháp nào khác. C. không gây ô nhiễm môi trường. D. không gây tác động xấu đến sức khỏe con người. Câu 32 (0,4đ): Biện pháp được lấy làm cơ sở trong phòng trừ sâu bệnh hại là: A. Biện pháp hóa học. B. Biện pháp kiểm dịch thực vật. C. Biện pháp canh tác. D. Biện pháp sinh học. HẾT .
  6. TRƯỜNG THCS GIA THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM TỔ TOÁN - LÝ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 7 Năm học: 2021 - 2022 Đề chính thức Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A D A B C B C Điểm 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C D C B C A C A Điểm 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 0,4 0,3 0,3 Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án C C C A B B C D Điểm 0,3 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Câu 25 26 27 28 29 30 31 32 Đáp án A C D C D A B C Điểm 0,3 0,3 0,3 0,3 0,4 0,4 0,4 0,4 BAN GIÁM HIỆU TỔ NHÓM CHUYÊN MÔN Phạm Thị Hải Vân Trần Thị Huệ Chi
  7. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I CÔNG NGHỆ 7 TỔ TOÁN - LÝ Năm học: 2021 – 2022 Ngày kiểm tra: . Đề dự phòng Thời gian làm bài: 45 phút Phần mềm kiểm tra Google form Hãy chọn Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau: Câu 1 (0,3đ): Phân bón là: A. chất thải từ các loài động vật. B. thức ăn tự nhiên của cây trồng. C. thức ăn do cây trồng tự tạo ra cho mình. D. thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Câu 2 (0,3đ): Loại đất không cần thiết phải cải tạo là: A. đất chua. B. đất mặn. C. đất phù sa màu mỡ. D. đất phèn. Câu 3 (0,3đ): Các lý do khiến chúng ta cần phải sử dụng đất trồng hợp lí không bao gồm: A. Diện tích đất trồng vô hạn. B. Dân số ngày càng tăng. C. Nhu cầu lương thực tăng. D. Nhu cầu về thực phẩm tăng. Câu 4 (0,3đ): Các chất dinh dưỡng chính trong phân bón không bao gồm: A. đạm. B. kali. C. oxi. D. lân. Câu 5 (0,3đ): Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học và: A. phân đạm. B. phân chuồng. C. phân lân. D. phân vi sinh. Câu 6 (0,3đ): Bón phân trong thời kì sinh trưởng của cây được gọi là: A. bón thúc. B. bón lót. C. bón rải. D. bón theo hàng Câu 7 (0,3đ): Khi sử dụng phân bón: A. không cần chú ý tới đặc điểm của chúng. B. chỉ cần chú ý đến giá cả của chúng. C. phải chú ý tới đặc điểm, tính chất của chúng. D. phải hỏi ý kiến nhà sản xuất. Câu 8: Các biện pháp sử dụng đất không bao gồm: A. Không bỏ đất hoang B. Bỏ đất hoang.
  8. C. Chọn cây trồng phù hợp với đất. D. Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo. Câu 9 (0,3đ): Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng không bao gồm: A. Phương pháp chọn lọc. B. Phương pháp lai. C. Phương pháp gây đột biến. D. Phương pháp bón vôi. Câu 10 (0,3đ): Sử dụng giống mới ngắn ngày sẽ giúp: A. tăng năng suất cây trồng. B. tăng chất lượng nông sản. C. thay đổi cơ cấu cây trồng. D. thay đổi tính kháng bệnh của cây. Câu 11 (0,3đ): Trong phương pháp chọn tạo giống nào người ta người ta chọn các cây có đặc tính tốt thu lấy hạt để nhân giống đại trà? A. Phương pháp chọn lọc. B. Phương pháp lai. C. Phương pháp gây đột biến. D. Phương pháp nuôi cấy mô. Câu 12 (0,3đ): Những tác nhân vật lí được dùng để gây đột biến trong tạo giống cây trồng là: A. tia anpha, tia gamma. B. các chất hóa học. C. tia nắng mặt trời. D. các loài virus. Câu 13 (0,3đ): Giống cây trồng tốt có tác dụng gì? A. Tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản. B. Tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng. C. Tăng năng suất, tăng vụ. D. Thay đổi cơ cấu cây trồng. Câu 14 (0,3đ): Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường được áp dụng cho cây nào? A. Cây bưởi. B. Cây táo. C. Cây cam. D. Cây lúa. Câu 15 (0,3đ): Trong quy trình bốn năm sản xuất giống cây trồng bằng hạt, năm thứ 3 sẽ tiến hành: A. gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt. B. tạo giống siêu nguyên chủng. C. tạo giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà. D. từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng. Câu 16 (0,3đ): Hình sau mô tả phương pháp nhân giống vô tính nào?
  9. A. Giâm cành. B. Chiết cành C. Ghép mắt D. Tạo hạt giống Câu 17 (0,3đ): Hạt giống tốt, nếu không biết bảo quản thì: A. chất lượng sẽ giảm và mất hoàn toàn khả năng nảy mầm. B. chất lượng hạt giống không đổi. C. chất lượng sẽ giảm và có thể mất khả năng nảy mầm. D. chất lượng sẽ giảm nhưng không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm. Câu 18 (0,3đ): Muốn bảo quản tốt hạt giống phải đảm bảo các điều kiện nào? (1) Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, (2) Nơi bảo quản phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí cao. (3) Nơi bảo quản phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp. (4) Nơi bảo quản phải kín để chim, chuột, côn trùng không xâm nhập được. A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). Câu 19 (0,3đ): Sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính thường không được áp dụng cho loại cây nào? A. Cây hoa. B. Cây họ đậu. C. Cây ăn quả D. Cây cảnh. Câu 20 (0,3đ): Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng không bao gồm: A. cây trồng sinh trưởng kém nhưng năng suất và chất lượng không giảm. B. cây trồng sinh trưởng và phát triển kém. C. năng suất giảm. D. chất lượng nông sản giảm. Câu 21 (0,3đ): Loài nào là côn trùng gây hại cho cây trồng? A. ếch. B. ong mắt đỏ. C. châu chấu. D. bọ rùa. Câu 22 (0,3đ): Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hoại mạnh nhất? A. Trứng.
  10. B. Sâu non. C. Sâu trưởng thành. D. Nhộng Câu 23 (0,3đ): Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của: A. các loài động vật gặm nhấm phá hại mùa màng. B. các loài côn trùng gây hại. C. điều kiện sống không thuận lợi. D. vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi Câu 24 (0,3đ): Một trong các dấu hiệu của cây trồng khi bị sâu, bệnh hại tấn công là A. lá mọc vươn về phía có ánh sáng. B. lá mọc nhiều hơn. C. lá già rồi rụng. D. lá, quả bị biến dạng Câu 25 (0,3đ): Vòng đời của côn trùng là: A. khoảng thời gian từ sâu non đến côn trùng trưởng thành. B. khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến sâu non. C. khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng. D. khoảng thời gian côn trùng đẻ trứng. Câu 26 (0,3đ): Một trong các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại là: A. phòng là chính. B. trừ là chính. C. phòng khi sâu bệnh đã phát triển mạnh D. trừ khi sâu bệnh đã phát triển mạnh. Câu 27 (0,3đ): Gieo trồng đúng thời vụ nằm trong biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại nào? A. Biện pháp canh tác. B. Biện pháp sinh học. C. Biện pháp sử dụng giống chống sâu, bệnh hại. D. Biện pháp kiểm dịch thực vật. Câu 28 (0,3đ): Hình ảnh sau minh họa cho biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại nào? A. Biện pháp canh tác. B. Biện pháp thủ công. C. Biện pháp hóa học. D. Biện pháp sinh học. Câu 29 (0,4đ): Biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại có nhược điểm là: A. mất thời gian.
  11. B. chi phí cao. C. không thể thực hiện được khi sâu bệnh đã phát triển mạnh. D. gây ô nhiễm môi trường. Câu 30 (0,4đ): Ưu điểm của biện pháp thủ công trong phòng trừ sâu bệnh hại không bao gồm: A. đơn giản dễ thực hiện. B. khi sử dụng biện pháp này không cần sử dụng thêm bất kì biện pháp nào khác. C. không gây ô nhiễm môi trường. D. không gây tác động xấu đến sức khỏe con người. Câu 31 (0,4đ): Biện pháp hóa học sử dụng công cụ nào để tiêu diệt sâu bệnh hại? A. Hóa chất. B. Vợt, bẫy đèn. C. Bả độc. D. Các loài sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, Câu 32 (0,4đ): Biện pháp được lấy làm cơ sở trong phòng trừ sâu bệnh hại là biện pháp nào? A. Biện pháp hóa học. B. Biện pháp thủ công C. Biện pháp canh tác. D. Biện pháp sinh học. HẾT .
  12. TRƯỜNG THCS GIA THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM TỔ TOÁN - LÝ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 7 Năm học: 2021 - 2022 Đề dự phòng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C A C D A C B Điểm 0,3 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D C A A B D D B Điểm 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,4 0,4 Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án C A B A C B D D Điểm 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Câu 25 26 27 28 29 30 31 32 Đáp án C A A B D B A C Điểm 0,4 0,3 0,3 0,3 0,4 0,4 0,4 0,4 BAN GIÁM HIỆU TỔ NHÓM CHUYÊN MÔN Phạm Thị Hải Vân Trần Thị Huệ Chi