Đề kiểm tra học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Độc Lập (Có đáp án)
I . TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?
A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
Câu 2. Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam gọi là gì?
A. La bàn.
B. Nam châm.
C. Kim chỉ nam.
D. Vật liệu từ
Câu 3. Hai thanh nam châm đẩy nhau khi nào?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau
C. Khi hai cực Nam để gần nhau
D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.
Câu 4. Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?
A. 2 cực.
B. 3 cực.
C. 4 cực.
D. 1 cực.
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_nam_hoc_20.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Độc Lập (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022 – 2023 TRƯỜNG THCS ĐỘC LẬP MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Thời gian làm Câu: 60 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 I. KHUNG MA TRẬN 1. Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II (Kiểm tra ở tuần học thứ 26) từ chủ đề 7 (Tính chất từ của chất) đến khi kết thúc nội dung trao đổi khí ở sinh vật (ở chủ đề 8: trao đổi chất chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật) 2. Thời gian làm Câu: 90 phút. 3. Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm,60% tự luận). 4. Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 Câu hỏi: nhận biết:), mỗi Câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 6,0 điểm (Thông hiểu: 3,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). 5. Chi tiết khung ma trận Tổng Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao số Câu/Số ý Chủ đề điểm Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1. Nam châm 4 4 1,0 (3 tiết) 2. Từ trường 2 2 2 2 1,5 (4 tiết) 3. Từ trường 4 4 1,0 Trái Đất (3 tiết)
- 4. Vai trò trao đổi chất và chuyển 4 4 1,0 hoá năng lượng (3 tiết) 5. Quang hợp 2 2 1 3 2 2,5 (8 tiết) 6. Hô hấp 1 2 3 2,0 (7 tiết) 7. Trao đổi khí 1 1,0 (2 tiết) Số Câu/ý 16 4 4 1 8 16 10,0 Số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 6,0 4,0 10,0 Tổng số 10 4,0 3,0 2,0 1,0 10 điểm điểm điểm II. BẢNG ĐẶC TẢ Số Câu Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt hỏi / Số ý TL TN TL TN - Xác định được cực Bắc và cực Nam của một Nhận thanh nam châm. 4 C1,2,3,4 biết - Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của 1. Nam hai nam châm châm Thông - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm (3 tiết) hiểu vĩnh cửu có từ tính. - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. Vận - Tiến hành thí nghiệm để nêu được:
- dụng + Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau. + Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm). - Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí. - Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà Nhận vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường. biết 2 C5, 6 - Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm. - Nêu được khái niệm đường sức từ. 2. Từ trường (4 - Vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam tiết) châm. Vận 2 C1a,b dụng - Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện. - Thiết kế và chế tạo được sản phẩm đơn giản Vận ứng dụng nam châm điện (như xe thu gom dụng đinh sắt, xe cần cẩu dùng nam châm điện, cao máy sưởi mini, ) 3. Từ - Dựa vào hình vẽ khẳng định được Trái Đất có Nhận trường từ trường. biết Trái Đất 4 C7,8,9,10 - Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí (3 tiết) không trùng nhau. 4. Vai trò TĐC và Nhận – Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển chuyển hoá năng lượng. C11, 12, biết 4 hoá năng 13, 14 lượng ( 3 – Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá tiết) năng lượng trong cơ thể. 5. Quang Nhận – Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng hợp 2 C15, 16 biết đến quang hợp của tế bào. (8 tiết)
- – Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái Thông niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. C2a, 2 hiểu Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). b. Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. – Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích Vận được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ dụng cây xanh. Vận – Tiến hành được thí nghiệm chứng minh dụng 1 C5 quang hợp ở cây xanh. cao Nhận Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến biết hô hấp tế bào. – Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu được Thông khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng 1 C6 hiểu chữ; thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân 6. Hô giải. hấp (7 tiết) Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp Vận C4a, tế bào trong thực tiễn (Câu: bảo quản hạt cần 2 dụng b phơi khô, ). Vận – Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở dụng thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt. cao – Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá. – Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo của khí 7. Trao Thông khổng, nêu được chức năng của khí khổng. 1 C3 đổi khí hiểu (2 tiết) – Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (Câu ở người)
- III. ĐỀ KIỂM TRA I . TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì? A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N. B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N. C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S. D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N. Câu 2. Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam gọi là gì? A. La bàn. B. Nam châm. C. Kim chỉ nam. D. Vật liệu từ Câu 3. Hai thanh nam châm đẩy nhau khi nào? A. Khi hai cực Bắc để gần nhau B. Khi để hai cực khác tên gần nhau C. Khi hai cực Nam để gần nhau D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau. Câu 4. Nam châm vĩnh cửu có mấy cực? A. 2 cực. B. 3 cực. C. 4 cực. D. 1 cực. Câu 5. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại A. Từ trường. B. Trọng trường. C. Điện trường. D. Điện từ trường. Câu 6. Từ phổ là A. Hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm. B. Hình ảnh của các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng.
- C. Hình ảnh của các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm. D. Hình ảnh của các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm. Câu 7. Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào? A. Ở vùng xích đạo. B. Chỉ ở vùng Bắc Cực. C. Chỉ ở vùng Nam Cực. D. Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực. Câu 8. Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều A. đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu. B. đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu. C. đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu. D. đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu. Câu 9. La bàn là dụng cụ dùng để A. xác định vận tốc. B. xác định nhiệt độ. C. xác định phương hướng. D. xác định lực. Câu 10. Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào? A. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Bắc, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Nam. B. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Nam, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Bắc. C. Kim la bàn chỉ hướng bất kì. D. Kim la bàn quay liên tục. Câu 11. Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì ? A. Khí oxygen và chất thải B. Khí carbonic và chất thải C. Khí oxygen và chất dinh dưỡng D. Khí carbonic và chất dinh dưỡng Câu 12. Chuyển hoá cơ bản là A. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực. B. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực. C. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. D. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. Câu 13. Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp ? A. Nước tiểu.
- B. Mồ hôi. C. Khí oxygen. D. Khí carbonic. Câu 14. Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ ? A. 4 cấp độ. B. 3 cấp độ. C. 2 cấp độ. D. 5 cấp độ. Câu 15. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là A. Nước và khí carbon dioxide. B. Nước và khí oxygen. C. Chất hữu cơ và khí oxygen. D. Chất hữu cơ và khí carbon dioxide. Câu 16. Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là A. 15⸰C - 25⸰C. B. 20⸰C - 30⸰C. C. 10⸰C - 30⸰C. D. 25⸰C - 30⸰C. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Xung quanh bóng đèn điện đang sáng có từ trường hay không? b) Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu qua các đường sức từ không? Câu 2. (1,0 điểm) Viết phương trình tổng quát dạng chữ của quá trình quang hợp. Theo em, những cây có lá tiêu biến, Câu cây xương rồi lá biến đổi thành gai thì có thể quang hợp được không? Vì sao? Câu 3. (1,0 điểm). Quan sát hình vẽ sau và mô tả sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây
- Câu 4. (1,0 điểm). a) Vì sao có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt ) lâu ngày trong túi hút chân không? b) Muốn bảo quản lạc (đậu phộng) ta phải làm thế nào? Câu 5. (1,0 điểm). Bà ngoại của Mai có một mảnh vườn nhở trước nhà. Bà đã gieo hạt rau cải ở vườn. Sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau. Mai thấy bà nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau, Mai không hiểu được tại sao bà lại làm thế. Em hãy giải thích cho bạn Mai hiểu ý nghĩa việc làm của bà. Câu 6. (1,0 điểm). Nêu vai trò của quá trình hô hấp tế bào đối với cơ thể? Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị ngừng lại thì hậu quả gì sẽ xảy ra? HẾT
- IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm (4 điểm ) Từ Câu 1 đến Câu 16 mỗi Câu đúng chấm 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D B D A A A D B C A C D D C A B II. Tự luận (6 điểm ) Câu Kiến thức Điểm a) Xung quanh bóng đèn điện đang sáng có từ trường. 0,25 Vì đèn điện phải được nối với dây điện mang điện thì mới có thể phát sáng nên 0,25 Câu 1 xung quanh bóng đèn có từ trường (1,0) b) Có thể biết được từ trường mạnh yếu thông qua các đường sức từ: 0,25 + Đường sức từ màu (dày) thì từ trường mạnh 0,25 + Đường sức từ thưa thì từ trường yếu. a) PT quang hợp: Ánh sáng 0,5 Nước + Carbon dioxide - Diệp lục Chất hữu cơ + Oxygen Câu 2 b) Ở các cây có phiến lá biến đổi như xương rồng, cành giáo, bộ phận của cây 0,25 (1,0) thực hiện quá trình quang hợp là: Thân cây. - Thân của cây cành giao và cây xương rồng có màu xanh tươi, điều này cho thấy rằng trong thân cây có chứa lục lạp (bào quan quang hợp). 0,25 + Khi có ánh sáng, cây thực hiện quá trình quang hợp: Khí carbon dioxide khuếch tán từ 0,5 môi trường bên ngoài qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí Câu 3 khổng ra môi trường bên ngoài. (1,0) + Trong quá trình hô hấp (cây hô hấp suốt ngày đêm): Khí oxygen khuếch tán từ môi trường bên ngoài qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua 0,5 khí khổng ra môi trường bên ngoài. Câu 4 a) Khi hút chân không, lượng O2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình 0,5 hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ
- (1,0) được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt ) lâu ngày mà không bị hư hỏng trong túi hút chân không. b) Muốn bảo quản lạc (đậu phộng) ta có thể bỏ vào túi rồi hút chân không hoặc 0,5 rang lên và đặt lạc ở nơi thoáng mát hoặc trong ngăn mát tủ lạnh 0,5 - Nếu để cây cải với mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây, dẫn đến hiện tượng thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (nguyên liệu Câu 5 của quang hợp); 0,25 - Cây bị che lấp lẫn nhau, không nhận đủ ánh sáng để quang hợp (tổng hợp chất (1,0) hữu cơ) khiến cây sinh trưởng kém, còi cọc. - Do đó, khi cây mọc với mật độ quá dày thì nên tỉa bớt để cây có đủ ánh sáng và nước cho quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả 0,25 - Quá trình hô hấp có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. 0,5 Câu 6 - Nếu hô hấp tế bào bị dừng lại sẽ dẫn đến cơ thể thiếu năng lượng cho các hoạt (1,0) động sống. 0,5