Đề kiểm tra học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thành Mơ (Có đáp án)

Câu 1: Ở thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng diễn ra ở các tế bào

A. mô dậu. B. khí khổng. C. mô phân sinh. D. lông hút.

Câu 2: Ở người, sự vận chuyển các chất được thực hiện nhờ hoạt động của

A. hệ tuần hoàn. B. hệ tiêu hóa. C. hệ hô hấp. D. hệ bài tiết.

Câu 3: Điều nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG khi nói về quá trình thoát hơi nước ở lá?

A. Góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây.

B. Làm cho rễ cây đâm sâu, lan rộng, tăng số lượng lông hút.

C. Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật.

D. Giúp khí carbondioxide đi vào bên trong lá và giải phóng khí oxygen ra ngoài môi trường.

Câu 4: Cảm ứng ở sinh vật là

A. sự tăng trưởng và phân chia của tế bào.

B. cơ chế tổng hợp các chất dinh dưỡng.

C. sự điều hòa các hoạt động sống của sinh vật.

D. phản ứng của sinh vật với các kích thích của môi trường.

Câu 5: Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật có vai trò giúp sinh vật

A. thích ứng với sự thay đổi của môi trường. B. ức chế sự sinh trưởng của sinh vật.

C. tự tổng hợp các chất dinh dưỡng từ môi trường.D. giảm lượng chất thải ra môi trường.

Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Tập tính là một chuỗi những ……………….. trả lời các kích thích đến từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển”

A. hoạt động B. phản ứng C. phản xạ D. cơ chế

Câu 7: Để xua đuổi và tiêu diệt các loài động vật có hại cho cây trồng như bướm, bọ xít,… người ta đã lợi dụng

A. tập tính của chúng. B. tính hướng tiếp xúc của chúng.

C. tính hướng nước của chúng. D. thói quen của chúng.

docx 39 trang Thái Bảo 31/07/2024 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thành Mơ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thành Mơ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD - ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN KHTN 7 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian làm bài: 90 phút. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kĩ năng của học sinh qua các chương: Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật - Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật - Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước - Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật - Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn - Bài 35: Thực hành: Cảm ứng sinh vật - Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn 2. Phát triển năng lực: - Kiểm tra các năng lực: Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực thực nghiệm - Năng lực ngôn ngữ - Năng lực nghiên cứu khoa học - Năng lực tự học - Năng lực khoa học 3. Phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân, phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 4. Thời điểm, thời gian kiểm tra: Kiểm tra học kì II – 90 phút 5. Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% TN, 30% TL). 6. Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 10 câu, vận dụng: 4 câu, vận dụng cao: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 3,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm, thông hiểu: 0,75 điểm; vận dụng: 1 điểm; vận dụng cao: 0,25 điểm).
  2. II. KHUNG MA TRẬN: MỨC ĐỘ Vận dụng Tổng số Tỉ lệ Chương Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Điểm số cao câu % TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN 1. Trao đổi chất và chuyển 3 1 2 1 1 1 7 2,75 27,5% hóa năng lượng ở sinh vật 2. Cảm ứng ở sinh 4 3 1 2 2 1 11 3,75 37,5% vật 3. Sinh trưởng và 1 5 3 1 1 1 10 3,5 35% phát triển ở sinh vật Số câu 1 12 1 8 1 4 4 3 28 10,0 Điểm số 1,0 3,0 1,0 2,0 1,0 1,0 1,0 3,0 7,0 10,0 100% Tổng điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 điểm 100% Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% 100% III. BẢN ĐẶC TẢ: (Đính kèm trang sau) IV. ĐỀ KIỂM TRA: (Đính kèm trang sau) V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT: (Đính kèm trang sau)
  3. III. BẢN ĐẶC TẢ: Số câu hỏi Câu hỏi Nội Tỉ lệ Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TN dung TL TN (Số ý) (Số câu) - Nêu được sự hấp thụ nước và chất dinh 3 C1 dưỡng ở thực vật Nhận - Nêu được sự vận chuyển nước và chất dinh C2 Trao biết dưỡng ở động vật đổi - Nêu được quá trình thoát hơi nước ở lá C3 chất và - Mô tả được thí nghiệm chứng minh thân vận 1 2 C30 C13 chuyển Thông chuyển nước C14 hóa 27,5% hiểu - Mô tả con đường vận chuyển các chất trong năng cơ thể động vật lượng ở Vận - Vận dụng kiến thức trao đổi nước và chất 1 C21 sinh dụng dinh dưỡng ở sinh vật trả lời câu hỏi thực tế vật Vận - Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi 1 C25 dụng cao thực tế - Nêu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. 4 C4 - Nêu được vai trò của cảm ứng ở sinh vật. C5 Nhận - Nêu được khái niệm tập tính ở động vật. C6 biết - Nhận biết được ứng dụng của hiện tượng cảm C7 Cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn ứng ở - Phân biệt được 1 số loại tập tính ở động vật 3 C15 37,5% Thông sinh - Phân biệt ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở C16 hiểu vật động vật trong trồng trọt, chăn nuôi C17 Vận - Vận dụng kiến thức cảm ứng ở sinh vật trả 1 2 C31 C22 dụng lời câu hỏi thực tế C23 Vận - Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi 2 C26 dụng cao thực tế C27 - Nêu được khái niệm sinh trưởng ở sinh vật. 1 5 C29 C8 Sinh - Nêu được khái niệm phát triển ở sinh vật. C9 trưởng - Nêu được khái niệm mô phân sinh. C10 và phát Nhận 35% - Nêu được các nhân tố ảnh hưởng tới sinh C11 triển ở biết trưởng và phát triển ở sinh vật. sinh - Nêu được ứng dụng của sinh trưởng và phát C12 vật triển của sinh vật trong thực tiễn
  4. Số câu hỏi Câu hỏi Nội Tỉ lệ Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TN dung TL TN (Số ý) (Số câu) - Mô tả được chức năng của mô phân sinh 3 C18 - Phân biệt các yếu tố ảnh hưởng tới sinh C19 Thông trưởng và phát triển ở động vật hiểu - Phân biệt được mô phân sinh đỉnh và mô C20 phân sinh bên Vận - Vận dụng kiến thức sinh trưởng và phát triển 1 C24 dụng của sinh vật trả lời câu hỏi thực tế Vận - Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi 1 C28 dụng cao thực tế 3 28 Tổng số câu
  5. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN KHTN 7 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian làm bài 90 phút. Mã đề: KHTN7.HKII.101 Ngày thi: 26/04/2023 I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Học sinh tô kín đáp án đúng nhất bằng bút chì cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1: Ở thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng diễn ra ở các tế bào A. mô dậu. B. khí khổng. C. mô phân sinh. D. lông hút. Câu 2: Ở người, sự vận chuyển các chất được thực hiện nhờ hoạt động của A. hệ tuần hoàn. B. hệ tiêu hóa. C. hệ hô hấp. D. hệ bài tiết. Câu 3: Điều nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG khi nói về quá trình thoát hơi nước ở lá? A. Góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây. B. Làm cho rễ cây đâm sâu, lan rộng, tăng số lượng lông hút. C. Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật. D. Giúp khí carbondioxide đi vào bên trong lá và giải phóng khí oxygen ra ngoài môi trường. Câu 4: Cảm ứng ở sinh vật là A. sự tăng trưởng và phân chia của tế bào. B. cơ chế tổng hợp các chất dinh dưỡng. C. sự điều hòa các hoạt động sống của sinh vật. D. phản ứng của sinh vật với các kích thích của môi trường. Câu 5: Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật có vai trò giúp sinh vật A. thích ứng với sự thay đổi của môi trường. B. ức chế sự sinh trưởng của sinh vật. C. tự tổng hợp các chất dinh dưỡng từ môi trường.D. giảm lượng chất thải ra môi trường. Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Tập tính là một chuỗi những trả lời các kích thích đến từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển” A. hoạt động B. phản ứng C. phản xạ D. cơ chế Câu 7: Để xua đuổi và tiêu diệt các loài động vật có hại cho cây trồng như bướm, bọ xít, người ta đã lợi dụng A. tập tính của chúng. B. tính hướng tiếp xúc của chúng. C. tính hướng nước của chúng. D. thói quen của chúng. Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Sinh trưởng là sự tăng kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước ., nhờ đó cơ thể lớn lên.” A. nguyên tử B. tế bào. C. mô. D. cơ quan. Câu 9: Phát triển ở sinh vật bao gồm A. biến đổi tạo nên tế bào, mô, cơ quan và hình thái chức năng mới của các cơ quan trong cơ thể. B. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. C. tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. D. phân hóa các loại cơ quan trong cơ thể để phát sinh hình thái cơ thể.
  6. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN KHTN 7 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian làm bài 90 phút. Mã đề: KHTN7.HKII.203 Ngày thi: 26/04/2023 I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Học sinh tô kín đáp án đúng nhất bằng bút chì cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1. Khi chuyển một cây tới nơi khác trồng, người ta cắt bớt một phần cành, lá để A. hạn chế cành bị gãy khi di chuyển. B. giảm bớt khối lượng để dễ vận chuyển. C. hạn chế lá bị rụng khi di chuyển. D. giảm sự thoát hơi nước ở cây. Câu 2. Chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng vì khi ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ A. giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. B. cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. C. giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm. D. giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Câu 3. Vào những ngày hè nắng nóng, khi đứng dưới bóng cây, chúng ta có cảm giác mát mẻ và dễ chịu hơn vì A. lá cây giúp chắn tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên cơ thể. B. bóng cây có nhiều tầng lá xếp chồng giúp ngăn cách nhiệt độ môi trường và nhiệt độ dưới tán cây. C. màu xanh của lá kích thích thị giác khiến chúng ta có cảm giác mát mẻ và dễ chịu hơn. D. cây thoát hơi nước ra ngoài không khí làm hạ nhiệt độ không khí dưới bóng cây. Câu 4. Quốc Cơ và Quốc Nghiệp là 2 diễn viên xiếc nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. Họ đã đạt được nhiều thành tích đáng nể, nổi bật nhất là màn trình diễn xiếc chống đầu đã xác lập kỉ lục Guinness ngày 3/2/2023 tại Italy. Để có được thành công đó, hai anh em Quốc Cơ và Quốc Nghiệp đã dày công khổ luyện không ngừng nghỉ trong suốt 15 năm. Đây là ứng dụng của hiện tượng nào trong học tập và đời sống? A. Tập tính sẵn có ở người. B. Tập tính học được ở người. C. Tập tính di truyền ở người. D. Cảm ứng hướng chất dinh dưỡng ở người. Câu 5. Đối với bò nuôi để lấy sữa, nếu mỗi ngày chỉ cung cấp lượng nước cho bò lấy sữa như bò nuôi lấy thịt thì điều gì sẽ xảy ra? A. Lượng thịt thu được ở sữa bò sẽ ít đi. B. Lượng sữa thu được ở bò sữa sẽ ít đi. C. Lượng sữa thu được ở bò sữa sẽ nhiều lên. D. Lượng thịt thu được ở bò sữa sẽ nhiều lên. Câu 6. Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân ở lúa là biện pháp A. sinh học. B. hóa học. C. cơ giới vật lí D. kĩ thuật. Câu 7. Nhóm sinh vật nào là động vật biến nhiệt? A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi. B. Cá rô phi, bồ câu, ếch, rùa. C. Chó, bồ câu, thỏ, ếch. D. Dơi, chó, cá rô phi, rùa.
  7. Câu 8. Nên cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn vì khi ánh sáng A. yếu giúp cơ thể tạo vitamin D, tham gia hấp thụ Calium, hạn chế bị còi xương, tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. B. mạnh giúp cơ thể tạo vitamin D, tham gia hấp thụ Calium, hạn chế bị còi xương, tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. C. yếu giúp cơ thể tạo vitamin D, tham gia hấp thụ Magnesium, hạn chế bị còi xương, tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. D. mạnh giúp cơ thể tạo vitamin D, tham gia hấp thụ Magnesium, hạn chế bị còi xương, tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Câu 9. Cây có mô phân sinh bên là A. rẻ quạt. B. đỗ đen. C. lúa. D. ngô. Câu 10. Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng về A. chiều ngang. B. chiều sâu. C. toàn diện. D. chiều dài. Câu 11. Hiện nay, tại Singapore đã nghiên cứu và ứng dụng thành công loại muỗi có lợi, được ứng dụng để làm giảm tỷ lệ người mắc sốt xuất huyết. Nguyên tắc của nghiên cứu loài muỗi này là loài muỗi có lợi khi giao phối với muỗi có hại sẽ khiến muỗi có hại trở nên không sinh sản được nữa. Các nhà khoa học Singapore đã ứng dụng tập tính nào của muỗi để thực hiện nghiên cứu này? A. Tập tính sinh sản tạo ra con lai bất thụ. B. Tập tính kiếm ăn của loài muỗi. C. Tập tính di cư của loài muỗi. D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ của loài muỗi. Câu 12. Tập tính ở động vật là A. những thay đổi bên trong cơ thể, giúp động vật thích nghi với môi trường. B. những hoạt động trả lời kích thích đến từ môi trường bên ngoài cơ thể. C. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể. D. một chuỗi các hoạt động nối tiếp nhau trả lời kích thích từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể. Câu 13. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Cảm ứng là của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường” A. phản xạ B. phản ứng C. hoạt động D. cơ chế Câu 14. Để lựa chọn các biện pháp phòng trừ các loài gây hại như muỗi, bướm, người ta dựa vào đặc điểm A. số lượng cá thể côn trùng. B. nơi sinh sống của côn trùng. C. điều kiện môi trường sống của côn trùng. D. các giai đoạn phát triển của côn trùng. Câu 15. Nhân tố KHÔNG ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là A. gió. B. chất dinh dưỡng. C. ánh sáng. D. nhiệt độ.
  8. Câu 16. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật là A. độ ẩm. B. gió. C. nhiệt độ. D. mưa. Câu 17. Ở thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng diễn ra ở các tế bào A. khí khổng. B. lông hút. C. mô dậu. D. mô phân sinh. Câu 18. Người ta thường trồng cây như hung quế, sả, bạc hà, quanh ruộng lúa để xua đuổi sâu bướm hại lúa. Ví dụ trên cho thấy ứng dụng sự hiểu biết của con người về A. sinh sản vô tính ở sinh vật trong chăn nuôi. B. cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt. C. sinh sản vô tính ở sinh vật trong trồng trọt. D. cảm ứng ở sinh vật trong chăn nuôi. Câu 19. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra A. nối tiếp với nhau. B. độc lập với nhau. C. theo từng giai đoạn. D. đan xen với nhau. Câu 20. Ở người, sự hấp thụ các chất dinh dưỡng được thực hiện ở A. ruột già. B. dạ dày. C. thực quản. D. ruột non. Câu 21. Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật có vai trò giúp sinh vật A. giảm lượng chất thải ra môi trường. B. thích ứng với sự thay đổi của môi trường. C. ức chế sự sinh trưởng của sinh vật. D. tự tổng hợp các chất dinh dưỡng từ môi trường. Câu 22. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Phát triển bao gồm sinh trưởng, , phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể” A. phân chia tế bào B. phân hóa tế bào C. phân hóa mô D. phân chia mô Câu 23. Đâu KHÔNG PHẢI ví dụ về vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt? A. Ứng dụng tập tính bảo vệ lãnh thổ của chó để huấn luyện chó trông nhà. B. Làm trụ cho cây hồ tiêu quấn quanh trụ bám. C. Làm giàn cho cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí. D. Dùng đèn bẫy côn trùng gây hại cây trồng. Câu 24. Mô phân sinh đỉnh có ở đỉnh rễ và A. các chồi lá. B. các chồi thân. C. đỉnh thân. D. đỉnh ngọn. Câu 25. Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu có màu đỏ thẫm nghèo O2 từ tim đến phổi, tại đây máu nhận O2 và thải CO2 trở thành máu có màu đỏ tươi rồi trở về A. dạ dày. B. gan. C. thận. D. tim. Câu 26. Điều nào là đúng khi nói về quá trình thoát hơi nước ở lá? A. Giúp giữ ổn định nhiệt độ trong cây. B. Quá trình thoát hơi nước phụ thuộc vào nồng độ khí oxygen. C. Giúp giữ cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây. D. Góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây.
  9. Câu 27. Để chứng minh khả năng thoát hơi nước của thực vật, ta nên dùng túi nylon màu gì khi làm thí nghiệm? A. Màu trắng. B. Trong suốt. C. Màu đỏ. D. Màu tím. Câu 28. Người ta làm trụ cho cây hồ tiêu giúp cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất cao dựa vào hiện tượng cảm ứng A. hướng chất dinh dưỡng của cây. B. hướng tiếp xúc của cây. C. hướng sáng của cây. D. hướng nước của cây. II. TỰ LUẬN (3 điểm): Học sinh viết đáp án vào phiếu kiểm tra được phát Câu 29 (1 điểm): Thế nào là sinh trưởng và phát triển. Mô tả các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng và phát triển của con ếch. Câu 30 (1 điểm): Mô tả con đường vận chuyển chất trong cơ thể thực vật Câu 31 (1 điểm): Tại sao khi trồng các loại cây thân leo như mướp, bí, thiên lí, người ta thường phải làm giàn cho cây? Chúc các con làm bài tốt!
  10. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN KHTN 7 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian làm bài 90 phút. Mã đề: KHTN7.HKII.204 Ngày thi: 26/04/2023 I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Học sinh tô kín đáp án đúng nhất bằng bút chì cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Phát triển bao gồm sinh trưởng, , phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể” A. phân chia tế bào B. phân chia mô C. phân hóa tế bào D. phân hóa mô Câu 2. Ở thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng diễn ra ở các tế bào A. mô phân sinh. B. khí khổng. C. mô dậu. D. lông hút. Câu 3. Điều nào là đúng khi nói về quá trình thoát hơi nước ở lá? A. Góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây. B. Giúp giữ ổn định nhiệt độ trong cây. C. Quá trình thoát hơi nước phụ thuộc vào nồng độ khí oxygen. D. Giúp giữ cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây. Câu 4. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra A. theo từng giai đoạn. B. nối tiếp với nhau. C. đan xen với nhau. D. độc lập với nhau. Câu 5. Khi chuyển một cây tới nơi khác trồng, người ta cắt bớt một phần cành, lá để A. hạn chế cành bị gãy khi di chuyển. B. giảm bớt khối lượng để dễ vận chuyển. C. hạn chế lá bị rụng khi di chuyển. D. giảm sự thoát hơi nước ở cây. Câu 6. Chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng vì khi ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ A. giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. B. cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. C. giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm. D. giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Câu 7. Vào những ngày hè nắng nóng, khi đứng dưới bóng cây, chúng ta có cảm giác mát mẻ và dễ chịu hơn vì A. lá cây giúp chắn tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên cơ thể. B. bóng cây có nhiều tầng lá xếp chồng giúp ngăn cách nhiệt độ môi trường và nhiệt độ dưới tán cây. C. màu xanh của lá kích thích thị giác khiến chúng ta có cảm giác mát mẻ và dễ chịu hơn. D. cây thoát hơi nước ra ngoài không khí làm hạ nhiệt độ không khí dưới bóng cây. Câu 8. Quốc Cơ và Quốc Nghiệp là 2 diễn viên xiếc nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. Họ đã đạt được nhiều thành tích đáng nể, nổi bật nhất là màn trình diễn xiếc chống đầu đã xác lập kỉ lục Guinness ngày 3/2/2023 tại Italy. Để có được thành công đó, hai anh em Quốc Cơ và Quốc
  11. Nghiệp đã dày công khổ luyện không ngừng nghỉ trong suốt 15 năm. Đây là ứng dụng của hiện tượng nào trong học tập và đời sống? A. Tập tính sẵn có ở người. B. Tập tính học được ở người. C. Tập tính di truyền ở người. D. Cảm ứng hướng chất dinh dưỡng ở người. Câu 9. Đâu KHÔNG PHẢI ví dụ về vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt? A. Làm trụ cho cây hồ tiêu quấn quanh trụ bám. B. Dùng đèn bẫy côn trùng gây hại cây trồng. C. Ứng dụng tập tính bảo vệ lãnh thổ của chó để huấn luyện chó trông nhà. D. Làm giàn cho cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí. Câu 10. Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu có màu đỏ thẫm nghèo O2 từ tim đến phổi, tại đây máu nhận O2 và thải CO2 trở thành máu có màu đỏ tươi rồi trở về A. gan. B. dạ dày. C. thận. D. tim. Câu 11. Cây có mô phân sinh bên là A. đỗ đen. B. lúa. C. rẻ quạt. D. ngô. Câu 12. Mô phân sinh đỉnh có ở đỉnh rễ và A. các chồi lá. B. đỉnh thân. C. đỉnh ngọn. D. các chồi thân. Câu 13. Hiện nay, tại Singapore đã nghiên cứu và ứng dụng thành công loại muỗi có lợi, được ứng dụng để làm giảm tỷ lệ người mắc sốt xuất huyết. Nguyên tắc của nghiên cứu loài muỗi này là loài muỗi có lợi khi giao phối với muỗi có hại sẽ khiến muỗi có hại trở nên không sinh sản được nữa. Các nhà khoa học Singapore đã ứng dụng tập tính nào của muỗi để thực hiện nghiên cứu này? A. Tập tính sinh sản tạo ra con lai bất thụ. B. Tập tính kiếm ăn của loài muỗi. C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ của loài muỗi. D. Tập tính di cư của loài muỗi. Câu 14. Ở người, sự hấp thụ các chất dinh dưỡng được thực hiện ở A. ruột già. B. dạ dày. C. ruột non. D. thực quản. Câu 15. Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật có vai trò giúp sinh vật A. thích ứng với sự thay đổi của môi trường. B. giảm lượng chất thải ra môi trường. C. ức chế sự sinh trưởng của sinh vật. D. tự tổng hợp các chất dinh dưỡng từ môi trường. Câu 16. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật là A. gió. B. độ ẩm. C. mưa. D. nhiệt độ. Câu 17. Để chứng minh khả năng thoát hơi nước của thực vật, ta nên dùng túi nylon màu gì khi làm thí nghiệm? A. Trong suốt. B. Màu tím. C. Màu trắng. D. Màu đỏ. Câu 18. Nhân tố KHÔNG ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là A. ánh sáng. B. chất dinh dưỡng. C. nhiệt độ. D. gió. Câu 19. Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng về A. chiều ngang. B. chiều sâu. C. chiều dài. D. toàn diện. Câu 20. Tập tính ở động vật là A. một chuỗi các hoạt động nối tiếp nhau trả lời kích thích từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể.
  12. B. những thay đổi bên trong cơ thể, giúp động vật thích nghi với môi trường. C. những hoạt động trả lời kích thích đến từ môi trường bên ngoài cơ thể. D. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể. Câu 21. Người ta thường trồng cây như hung quế, sả, bạc hà, quanh ruộng lúa để xua đuổi sâu bướm hại lúa. Ví dụ trên cho thấy ứng dụng sự hiểu biết của con người về A. sinh sản vô tính ở sinh vật trong trồng trọt. B. cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt. C. cảm ứng ở sinh vật trong chăn nuôi. D. sinh sản vô tính ở sinh vật trong chăn nuôi. Câu 22. Người ta làm trụ cho cây hồ tiêu giúp cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất cao dựa vào hiện tượng cảm ứng A. hướng tiếp xúc của cây. B. hướng sáng của cây. C. hướng chất dinh dưỡng của cây. D. hướng nước của cây. Câu 23. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Cảm ứng là của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường” A. phản xạ B. hoạt động C. phản ứng D. cơ chế Câu 24. Đối với bò nuôi để lấy sữa, nếu mỗi ngày chỉ cung cấp lượng nước cho bò lấy sữa như bò nuôi lấy thịt thì điều gì sẽ xảy ra? A. Lượng thịt thu được ở sữa bò sẽ ít đi. B. Lượng sữa thu được ở bò sữa sẽ ít đi. C. Lượng sữa thu được ở bò sữa sẽ nhiều lên. D. Lượng thịt thu được ở bò sữa sẽ nhiều lên. Câu 25. Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân ở lúa là biện pháp A. sinh học. B. hóa học. C. cơ giới vật lí D. kĩ thuật. Câu 26. Nhóm sinh vật nào là động vật biến nhiệt? A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi. B. Cá rô phi, bồ câu, ếch, rùa. C. Chó, bồ câu, thỏ, ếch. D. Dơi, chó, cá rô phi, rùa. Câu 27. Nên cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn vì khi ánh sáng A. yếu giúp cơ thể tạo vitamin D, tham gia hấp thụ Calium, hạn chế bị còi xương, tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. B. mạnh giúp cơ thể tạo vitamin D, tham gia hấp thụ Calium, hạn chế bị còi xương, tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. C. yếu giúp cơ thể tạo vitamin D, tham gia hấp thụ Magnesium, hạn chế bị còi xương, tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. D. mạnh giúp cơ thể tạo vitamin D, tham gia hấp thụ Magnesium, hạn chế bị còi xương, tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Câu 28. Để lựa chọn các biện pháp phòng trừ các loài gây hại như muỗi, bướm, người ta dựa vào đặc điểm A. các giai đoạn phát triển của côn trùng. B. điều kiện môi trường sống của côn trùng. C. nơi sinh sống của côn trùng. D. số lượng cá thể côn trùng.
  13. II. TỰ LUẬN (3 điểm): Học sinh viết đáp án vào phiếu kiểm tra được phát Câu 29 (1 điểm): Thế nào là sinh trưởng và phát triển. Mô tả các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng và phát triển của con ếch. Câu 30 (1 điểm): Mô tả con đường vận chuyển chất trong cơ thể thực vật Câu 31 (1 điểm): Tại sao khi trồng các loại cây thân leo như mướp, bí, thiên lí, người ta thường phải làm giàn cho cây? Chúc các con làm bài tốt!
  14. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2022 – 2023 MÔN KHTN 7 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 101 D A B D A B A B B A A A B A 102 C A A B A C C C B A A D A D 103 C C A C B C D B B B D A B D 104 C B C A B D D C B D B D B B 201 D C C D A B A B B A D A D A 202 C A D C B A C D C C D D A B 203 D B D B B A B A B D A C B D 204 C D A C D B D B C D A D A C Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 101 C D B B C A D B D B B A B A 102 B D B B A B A C C D C A A B 103 B A B A D A A B C A D B D B 104 D C C A B A B A B C D C C B 201 C C B A A D D B D B B A B A 202 D B D B B A B A A D C D C A 203 A C B B D D B B A B D D B B 204 A D A D C D B A C B A B A A
  15. PHẦN II. TỰ LUẬN: 3 điểm Mã đề: KHTN7.HKII.101; KHTN7.HKII.102; KHTN7.HKII.103; KHTN7.HKII.104 Câu Đáp án Điểm - Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng 0,25 điểm lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên. - Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ 0,25 điểm Câu 29 quan và cơ thể. (1 điểm) - Dấu hiệu sinh trưởng ở cây cam: từ cây con thành cây trưởng thành 0,25 điểm - Biến đổi của cây cam: hạt nảy mầm thành cây con sau đó phát triển thành cây trưởng thành, ra hoa kết quả sau đó tạo thành hạt và tiếp tục một vòng 0,25 điểm đời mới. - Sự vận chuyển các chất trong cơ thể động vật được vận chuyển chủ yếu 0,25 điểm nhờ hệ tuần hoàn - Ở người, các chất được vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn 0,25 điểm lớn và vòng tuần hoàn nhỏ Câu 30 - Trong vòng tuần hoàn nhỏ, máu đỏ thẫm nghèo O được tim bơm lên phổi, (1 điểm) 2 tại đây máy nhận O2 và thải CO2 trở thành máu đỏ tươi giàu O2 và trở về tim 0,25 điểm - Trong vòng tuần hoàn lớn, máu đỏ tươi giàu O2 được tim bơm đi nuôi cơ thể. Tại các tế bào, mô, cơ quan, máu nhận các chất bài tiết và CO2 trở thành máu đỏ thẫm và trở về tim 0,25 điểm * Nguyên nhân di cư của chim là do thời tiết thay đổi (trời lạnh giá), khan 0,5 điểm hiếm thức ăn. Chim di cư thường là các loài chim ăn thịt. Khi di cư, chúng Câu 31 định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao địa hình (bờ biển và các dãy núi). (1 điểm) * Nguyên nhân di cư của cá chủ yếu liên quan đến sinh sản. Chúng định 0,5 điểm hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.
  16. Mã đề: KHTN7.HKII.201; KHTN7.HKII.202; KHTN7.HKII.203; KHTN7.HKII.204 Câu Đáp án Điểm - Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên. 0,25 điểm - Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. Câu 29 - Dấu hiệu sinh trưởng ở con ếch: từ ếch con cơ thể bé thành ếch trưởng 0,25 điểm (1 điểm) thành với cơ thể lớn hơn. - Biến đổi của con ếch: trứng đã thụ tinh phát triển thành ấu trùng và phát 0,25 điểm triển các chi, rụng đuôi thành ếch trưởng thành, sau đó lại sinh sản tạo ra trứng ếch và tiếp tục một vòng đời mới. 0,25 điểm Loại Hướng vận chuyển Chất được Nguồn gốc của chất mạch chủ yếu vận chuyển được vận chuyển Từ rễ lên các bộ phận Nước và chất Mạch gỗ Từ môi trường Câu 30 của cây. khoáng. 0,5 điểm (1 điểm) Từ lá đến các cơ quan Các chất hữu Được tổng hợp từ lá Mạch rây cần sử dụng hoặc bộ cơ. quá trình quang hợp. phận dự trữ của cây 0,5 điểm Khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí, người trồng 1 điểm Câu 31 thường phải làm giàn cho cây để vận dụng hiện tượng cảm ứng tiếp xúc của (1 điểm) các cây này nhằm giúp cây có thể leo lên cao, nhận nhiều ánh sáng, nâng cao năng suất cây trồng BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI LẬP (duyệt) Lê Thị Ngọc Anh Khổng Thu Trang Nguyễn Thị Thành Mơ