Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
Câu 1. (0,3 điểm) Do thói quen nào của trẻ mà giun kim khép kín được vòng đời?
A. Cắn móng tay, mút ngón tay.
B. Đi chân đất dẫn đến bị lạnh và đau bụng.
C. Ngoáy mũi.
D. Xoắn và giật tóc.
Câu 2. (0,3 điểm) Câu thơ sau đây nói đến loài động vật nào?
“Tám sào chống cạn hai nạng chống xiên
Con mắt láo liên cái đầu không có.”
A. Cua B. Nhện C. Châu chấu D. Ve bò
Câu 3. (0,35 điểm) Ốc sên phá hoại cây cối vì?
A. Khi sinh sản ốc sên đào lỗ làm đứt rễ cây
B. Ốc sên ăn lá cây làm cây không phát triển được
C. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các mầm cây
D. Ốc sên để lại vết nhớt trên đường đi gây hại đến cây
Câu 4. (0,35 điểm) Phát biểu nào sau đây về giun đũa là đúng?
A. Có lỗ hậu môn.
B. Tuyến sinh dục kém phát triển.
C. Cơ thể dẹp hình lá.
D. Sống tự do.
Câu 5. (0,35 điểm) Sứa bơi lội trong nước biển nhờ
A. tua miệng phát triển, cử động linh hoạt.
B. cơ thể đối xứng tỏa tròn.
C. dù có khả năng co bóp.
D. cơ thể có tỉ trọng xấp xỉ nước.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tr.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
- TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NHÓM SINH HỌC NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: SINH HỌC 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 3 trang) (không kể thời gian phát đề) Câu 1. (0,3 điểm) Do thói quen nào của trẻ mà giun kim khép kín được vòng đời? A. Cắn móng tay, mút ngón tay. B. Đi chân đất dẫn đến bị lạnh và đau bụng. C. Ngoáy mũi. D. Xoắn và giật tóc. Câu 2. (0,3 điểm) Câu thơ sau đây nói đến loài động vật nào? “Tám sào chống cạn hai nạng chống xiên Con mắt láo liên cái đầu không có.” A. Cua B. Nhện C. Châu chấu D. Ve bò Câu 3. (0,35 điểm) Ốc sên phá hoại cây cối vì? A. Khi sinh sản ốc sên đào lỗ làm đứt rễ cây B. Ốc sên ăn lá cây làm cây không phát triển được C. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các mầm cây D. Ốc sên để lại vết nhớt trên đường đi gây hại đến cây Câu 4. (0,35 điểm) Phát biểu nào sau đây về giun đũa là đúng? A. Có lỗ hậu môn. B. Tuyến sinh dục kém phát triển. C. Cơ thể dẹp hình lá. D. Sống tự do. Câu 5. (0,35 điểm) Sứa bơi lội trong nước biển nhờ A. tua miệng phát triển, cử động linh hoạt. B. cơ thể đối xứng tỏa tròn. C. dù có khả năng co bóp. D. cơ thể có tỉ trọng xấp xỉ nước. Câu 6. (0,35 điểm) Châu chấu là đại diện thuộc lớp? A. Thân mềm B. Hình nhện C. Giáp xác D. Sâu bọ Câu 7. (0,35 điểm) Cơ thể châu chấu chia làm mấy phần? A. Cơ thể chỉ là một khối duy nhất B. Có hai phần gồm đầu và bụng C. Có hai phần gồm đầu ngực và bụng D. Có ba phần gồm đầu, ngực và bụng Câu 8. (0,3 điểm) Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước? A. Mực, bạch tuộc B. Sứa, ngao C. Sò, ốc sên D. Trai, hến Câu 9. (0,3 điểm) Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ sống ở môi trường nước? A. Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy, bọ ngựa. B. Ấu trùng ve sầu, bọ gậy, bọ rầy. C. Bọ vẽ, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy. D. Bọ gậy, ấu trùng ve sầu, dế trũi. Câu 10. (0,3 điểm) Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người? Trang 1/3
- A. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi. B. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi C. Gây ngứa và độc cho người. D. Cản trở giao thông đường thuỷ. Câu 11. (0,3 điểm) Khi sống trong ruột mối, trùng roi sẽ A. gây bệnh đường ruột cho mối. B. tiết enzim giúp mối phân giải xenlulozo. C. gây mùi cho phân mối. D. ăn hết chất dinh dưỡng của mối. Câu 12. (0,3 điểm) Những người lao động (thợ mỏ, nông dân) dễ bị nhiễm giun móc câu vì ấu trùng xâm nhập vào cơ thể người qua A. đường hô hấp. B. đường máu. C. qua da bàn chân. D. đường tiêu hóa. Câu 13. (0,35 điểm) Loài giáp xác nào bám vào vỏ tàu thuyền làm giảm tốc độ di chuyển? A. Mọt ẩm B. Con sun C. Tôm sông D. Chân kiếm Câu 14. (0,35 điểm) Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan? A. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau. B. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông. C. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao. D. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng. Câu 15. (0,35 điểm) Loài chân khớp nào có lối sống cộng sinh? A. Tôm ở nhờ B. Ve sầu C. Nhện D. Cua nhện Câu 16. (0,35 điểm) Loài giun nào gây ra bệnh chân voi ở người? A. Giun đũa. B. Giun chỉ. C. Giun móc câu. D. Giun kim. Câu 17. (0,35 điểm) Động vật nguyên sinh nào vừa có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng? A. Trùng giày B. Trùng roi xanh C. Trùng biến hình D. Trùng sốt rét Câu 18. (0,3 điểm) Nhóm động vật nào thuộc ngành giun tròn? A. Giun kim, giun chỉ, đỉa. B. Giun kim, giun chỉ, giun đỏ. C. Giun kim, giun chỉ, rươi. D. Giun kim, giun chỉ, giun móc câu. Câu 19. (0,35 điểm) Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun? A. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất. B. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun. C. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở. D. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp. Câu 20. (0,35 điểm) Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có? A. 4 đôi chân bò B. Đôi kìm C. Đôi chân xúc giác D. Núm tuyến tơ Câu 21. (0,35 điểm) Khi quan sát bằng mắt thường, cua đồng đực và cua đồng cái sai khác nhau ở điểm nào? A. Cua đực có đôi càng to khoẻ hơn, cua cái có yếm to hơn cua đực. B. Cua cái có đôi càng và yếm to hơn cua đực. C. Cua đực có yếm to hơn nhưng đôi càng lại nhỏ hơn cua cái. Trang 2/3
- D. Cua đực có đôi càng và yếm to hơn cua cái. Câu 22. (0,35 điểm) Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào? A. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ. B. Thu nhỏ và khép chặt vỏ. C. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn. D. Vùi mình sâu vào trong cát. Câu 23. (0,35 điểm) Loài giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người? A. Sán dây. B. Sán bã trầu. C. Sán lá máu.D. Sán lá gan. Câu 24. (0,35 điểm) Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người ? 1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội. 2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa. 3. Mắc màn khi đi ngủ. 4. Không ăn thịt lợn gạo. 5. Rửa sạch rau trước khi chế biến. Số ý đúng là: A. 2. B. 3 C. 4 D. 5 Câu 25. (0,35 điểm) Những đại diện nào sau đây thuộc ngành Thân mềm? A. Bạch tuộc, ốc sên, sò B. Rươi, vắt, sò C. Mực, sứa, ốc sên D. Bạch tuộc, ốc vặn, sán lá gan Câu 26. (0,35 điểm) Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào? A. Đường tiêu hóa B. Đường sinh dục C. Đường bài tiết D. Đường hô hấp Câu 27. (0,3 điểm) Muốn mua được trai tươi sống ở chợ, phải lựa chọn A. con vỏ mở rộng B. con nặng C. con vỏ đóng chặt D. con to Câu 28. (0,35 điểm) Loài sán nào dưới đây trên thân gồm hàng trăm đốt sán, mỗi đốt đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính? A. Sán lá máu. B. Sán bã trầu. C. Sán dây D. Sán lá gan. Câu 29. (0,3 điểm) Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên là gì? A. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù. B. Để tăng nhiệt độ ấp trứng. C. Để trứng nở nhanh hơn. D. Để giảm nhiệt độ ấp trứng. Câu 30. (0,35 điểm) Hình dạng của thủy tức là? A. Hình đĩa B. Hình trụ dài. C. Hình nấm D. Hình cầu. Chúc các con làm bài tốt! Trang 3/3