Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy - Mã đề 209
Câu 1 : | Hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? |
A. | Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người. |
B. | Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý. |
C. | Đổ lỗi cho người khác. |
D. | Hay chê bai người khác. |
Câu 2 : | Biểu hiện nào sau đây không thể hiện lòng khoan dung? |
A. | Thái độ công bằng và vô tư đối với người khác. |
B. | Hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. |
C. | Chống lại mọi định kiến hẹp hòi gây chia rẽ giữa mọi người. |
D. | Nhẫn nhục chịu đựng. |
Câu 3 : | Điều kiện nào sau đây giúp chúng ta có được gia đình văn hóa? |
A. | Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình. |
B. | Người chồng có quyền quyết định mọi việc. |
C. | Có đông con. |
D. | Mọi người đều ăn mặc thật diện. |
Câu 4 : | Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? |
A. | Trông thấy cô giáo cũ, Hạnh vội tránh đi chỗ khác để khỏi chào cô. |
B. | Thầy Sơn chỉ dạy ở lớp Minh có một tiết thay cô Nga nên thầy không biết Minh. Do đó, khi gặp thầy Sơn, Minh không cần thiết phải chào thầy. |
C. | Hùng luôn kính trọng những thầy, cô giáo nào cho bạn điểm cao. |
D. | Mỗi dịp về thăm quê, Huy lại đến thăm các thầy, cô giáo cũ. |
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy - Mã đề 209", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy - Mã đề 209
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2021- 2022 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 MÃ ĐỀ 209 TIẾT 16- Thời gian: 45 phút (Đề gồm 5 trang) TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách tích vào phần bài làm chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1 : Hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? A. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người. B. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý. C. Đổ lỗi cho người khác. D. Hay chê bai người khác. Câu 2 : Biểu hiện nào sau đây không thể hiện lòng khoan dung? A. Thái độ công bằng và vô tư đối với người khác. B. Hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. C. Chống lại mọi định kiến hẹp hòi gây chia rẽ giữa mọi người. D. Nhẫn nhục chịu đựng. Câu 3 : Điều kiện nào sau đây giúp chúng ta có được gia đình văn hóa? A. Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình. B. Người chồng có quyền quyết định mọi việc. C. Có đông con. D. Mọi người đều ăn mặc thật diện. Câu 4 : Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? A. Trông thấy cô giáo cũ, Hạnh vội tránh đi chỗ khác để khỏi chào cô. B. Thầy Sơn chỉ dạy ở lớp Minh có một tiết thay cô Nga nên thầy không biết Minh. Do đó, khi gặp thầy Sơn, Minh không cần thiết phải chào thầy. C. Hùng luôn kính trọng những thầy, cô giáo nào cho bạn điểm cao. D. Mỗi dịp về thăm quê, Huy lại đến thăm các thầy, cô giáo cũ. Câu 5 : Hãy chọn phương án đúng thể hiện lòng khoan dung? A. Ai có lòng khoan dung sẽ dễ bị thiệt thòi trong cuộc sống. B. Khoan dung là nhu nhược. C. Khoan dung là cách đối xử khôn ngoan và đúng đắn. D. Khoan dung luôn đồng nghĩa với nhẫn nhục, chịu đựng và tha thứ trong mọi trường hợp. Câu 6 : Hành vi nào sau đây không thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? 1
- A. Tùng luôn tự nhủ với lòng mình là phải cố gắng học tập nhiều hơn nữa để xứng đáng với sự hy sinh, kì vọng của cha mẹ và thầy, cô giáo. B. Trinh tỏ ra oán trách thầy vì bài kiểm tra của mình bị thầy cho điểm kém. C. Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11, anh Thắng đã viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1. D. Khoa thích học môn Lịch sử vì cô giáo thường xuyên kể về những trang sử hào hùng của dân tộc. Câu 7 : Trường hợp nào sau đây thể hiện nếp sống văn hóa? A. Mỗi lần say rượu, ông Pháp lại chửi mắng và đuổi đánh vợ con khắp xóm. B. Nhà bà Loan thường xuyên cãi nhau với những nhà xung quanh. C. Vào sáng chủ nhật mỗi tuần, cả nhà Lan đều tham gia cùng bà con trong khu phố dọn dẹp vệ sinh ở vườn hoa và lối đi chung. D. Từ ngày bà Hoa bị mất trộm gà, sáng nào bà cũng dậy sớm để chửi cho cả xóm nghe. Câu 8 : Hãy chọn phương án đúng với nội dung bài học "Xây dựng gia đình văn hóa". A. Tất cả những gia đình có từ một đến hai con đều là gia đình văn hóa. B. Để trở thành gia đình văn hóa không nhất thiết phải có đủ con trai và con gái. C. Việc xây dựng gia đình văn hóa là nhiệm vụ của người lớn, trẻ em có muốn tham gia cũng không được. D. Trong gia đình văn hóa, người chồng nên quyết định mọi việc. Câu 9 : Để tạo sự đoàn kết và nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người xung quanh, chúng ta cần phải có thái độ, hành vi nào sau đây? A. Sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ người khác nếu thấy có lợi cho bản thân. B. Tránh phê phán những hành vi tiêu cực xung quanh mình. C. Cố gắng làm tất cả những công việc mà người khác nhờ. D. Ngăn chặn và phê phán những hành vi gây mất đoàn kết, chia rẽ trong tập thể. Câu 10 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc gia đình. B. Không cần có sự phân công chặt chẽ công việc trong gia đình. C. Trong gia đình nhất thiết phải có con trai. D. Gia đình có nhiều con cái là gia đình hạnh phúc. Câu 11 : Sống đoàn kết, tương trợ sẽ mang lại cho chúng ta điều tốt đẹp nào sau đây? A. Dễ bị thiệt thòi và bị người khác lợi dụng. B. Có thói quen ỷ lại vào người khác. C. Dễ dàng lợi dụng được những người xung quanh. 2
- D. Dễ dàng hòa nhập và nhận được sự hợp tác với những người xung quanh. Câu 12 : Tôn sư trọng đạo là một .tốt đẹp của dân tộc, chúng ta cần giữ gìn và phát huy. A. thói quen. B. chuẩn mực. C. truyền thống. D. phong tục. Câu 13 : Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. Không quan tâm đến các bạn khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. B. Các chú bộ đội đưa hàng cứu trợ cho bà con ở vùng lũ lụt. C. Hương chỉ kết bạn và chơi thân với các bạn có hoàn cảnh giống mình. D. Lôi kéo, tập hợp một số bạn bè, người thân để chống lại người khác. Câu 14 : Trái với tương trợ là sự A. xung đột. B. xung khắc. C. ích kỉ. D. tự kỉ. Câu 15 : Thái độ kính trọng, biết ơn những thầy, cô giáo, những người đã dạy mình được gọi là A. tôn sư. B. tôn ti. C. tôn trọng. D. tôn thờ. Câu 16 : Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là A. gia đình hiện đại. B. gia đình tiến bộ. C. gia đình kiểu mẫu. D. gia đình văn hóa. Câu 17 : Để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa, là học sinh các em cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm nào sau đây? A. Lười học, ham chơi. B. Tích cực kiếm thật nhiều tiền để mang về cho cha mẹ. C. Sử dụng các văn hóa phẩm độc hại. D. Không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. Câu 18 : Khoan dung có nghĩa là rộng lòng A. trắc ẩn. B. yêu thương mọi người. C. tha thứ. D. nhân nghĩa. Câu 19 : Sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để tiến hành một việc nào đó được gọi là A. tương trợ. B. kết hợp. C. đoàn kết. D. kết đoàn. Câu 20 : Em hãy chỉ ra biểu hiện tôn sư trọng đạo trong học sinh hiện nay. A. Một trong những biểu hiện của tinh thần tôn sư trọng đạo là chăm chỉ học tập, vượt khó, vươn lên thành con ngoan, trò giỏi, trở thành công dân có ích cho xã hội. B. Hà mừng rỡ khi hay tin được nghỉ một tiết Giáo dục công dân do cô giáo bị ốm. C. Giờ trả bài Ngữ văn, An bị điểm kém. Vừa nhận được bài từ tay thầy, An đã vò nát và đút vào ngăn bàn. 3
- D. Khi gặp các thầy, cô giáo, Thụ chỉ chào những thầy, cô giáo nào hiện nay đang dạy bạn, còn những thầy, cô giáo cũ thì bạn không chào. Câu 21 : Hành vi nào sau đây không thể hiện lòng khoan dung? A. Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn. B. Tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn. C. Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. D. Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ. Câu 22 : Biểu hiện nào sau đây không phải là sự đoàn kết, tương trợ? A. Cả lớp quyên góp tiền để ủng hộ những nạn nhân của trận lũ quét. B. Trong giờ kiểm tra, Thành đã làm hộ bài cho Hải. C. Bạn Hòa bị liệt cả hai chân nên hằng ngày bạn Hùng cùng xóm đã tự nguyện cõng bạn Hòa đi học. D. Bạn Thương bị đau nặng phải nằm viện, các bạn trong lớp đã thay nhau đến thăm hỏi, chia sẻ, động viên bạn. Câu 23 : Thái độ, hành vi sau là đoàn kết, tương trợ? A. Mạnh ai lấy làm. B. Chung lưng đấu cật. C. Phận ai người đấy lo. D. Chọc gậy bánh xe. Câu 24 : Thái độ luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm được gọi là A. khoan khoai. B. khoan hồng. C. nhân đạo. D. khoan dung. Câu 25 : Trái với đoàn kết là sự A. chia li. B. chia để trị. C. chia rẽ. D. chia tay. Câu 26 : Xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội A. văn minh, lịch sự. B. văn minh, tiến bộ. C. văn minh, giàu có. D. văn minh, hiện đại. Câu 27 : Em hãy chọn đáp án đúng nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. A. Quan niệm “một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” ngày nay đã lạc hậu. B. Nếu ngày 20-11 không mua quà đến thăm thầy, cô giáo là không tôn sư trọng đạo. C. Chỉ có những học sinh giỏi mới thật sự tôn sư trọng đạo. D. Cố ý phát biểu sai để trêu cô giáo mới về thực tập là không tôn sư trọng đạo. Câu 28 : Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và (1) , làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. A. hạnh phúc B. lịch sự C. văn minh D. văn hóa Câu 29 : Thái độ, hành vi sau là chia rẽ, ích kỉ? 4
- A. Đồng tâm hiệp lực. B. Đèn ai nấy rạng. C. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. D. Bán anh em xa mua láng giềng gần. Câu 30 : Theo em, câu ca dao, tục ngữ nào thể hiện mối quan hệ bà con- họ hàng? A. Con có cha như nhà có nóc, con có mẹ như bẹ ấp măng. B. Con hơn cha là nhà có phúc. C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. D. Môi hở răng lạnh. Câu 31 : Sống khoan dung sẽ mang lại điều tốt đẹp nào sau đây? A. Nâng cao vai trò và uy tín của cá nhân trong xã hội. B. Góp phần làm cho người lầm lỡ có cơ hội tái phạm sai lầm. C. Tạo ra những xung đột, bất đồng gây căng thẳng có hại cho xã hội. D. Làm gia tăng các hành vi bạo lực hoặc phân biệt đối xử với con người. Câu 32 : Sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống được gọi là A. tương trợ. B. tương hỗ C. tương thích. D. tương đồng. Hết 5