Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy - Đề số 1
Câu 1. Hạn chế hiện tượng băng ở hai cực tan chúng ta cần
A. cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
B. không xả rác bừa bãi.
C. sử dụng nước tiết kiệm.
D. phát triển kinh tế.
Câu 2. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho hoang mạc Xahara lan ra sát biển?
A. Lãnh thổ rộng lớn B. gần biển.
C. Nằm trên đường chí tuyến bắc D. Dòng biển lạnh chảy sát bờ
Câu 3. Ở hoang mạc, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là
A. rất lớn. B. bình thường. C. lớn. D. rất nhỏ.
Câu 4. Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi là hướng
A. Tây Bắc – Đông Nam. B. Đông - Tây.
C. vòng cung. D. Đông Nam – Tây bắc.
Câu 5. Linh dương, lạc đà….sống được ở hoang mạc là nhờ:
A. sống vùi mình trong cát. B. có lớp lông dày.
C. khả năng chịu đói khát. D. chỉ kiếm ăn vào ban đêm.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truo.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy - Đề số 1
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ HÓA - SINH – ĐỊA MÔN : ĐỊA LÍ 7 Năm học 2021 - 2022 Tuần 18: Tiết 36 Đề số 1 Chọn đáp án đúng nhất cho những câu sau: I. 28 câu mỗi câu 0,3 điểm Câu 1. Hạn chế hiện tượng băng ở hai cực tan chúng ta cần A. cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. B. không xả rác bừa bãi. C. sử dụng nước tiết kiệm. D. phát triển kinh tế. Câu 2. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho hoang mạc Xahara lan ra sát biển? A. Lãnh thổ rộng lớn B. gần biển. C. Nằm trên đường chí tuyến bắc D. Dòng biển lạnh chảy sát bờ Câu 3. Ở hoang mạc, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là A. rất lớn. B. bình thường. C. lớn. D. rất nhỏ. Câu 4. Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi là hướng A. Tây Bắc – Đông Nam.B. Đông - Tây. C. vòng cung. D. Đông Nam – Tây bắc. Câu 5. Linh dương, lạc đà .sống được ở hoang mạc là nhờ: A. sống vùi mình trong cát. B. có lớp lông dày. C. khả năng chịu đói khát. D. chỉ kiếm ăn vào ban đêm. Câu 6. Lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào dưới đây? A. đới ôn hòa B. đới nóng C. xích đạo ẩm. D. nhiệt đới Câu 7. Hạn chế sự mở rộng diện tích các hoang mạc chúng ta cần A. đào giếng nước. B. xử lý rác thải. C. trồng rừng khu vực rìa hoang mạc. D. bảo vệ động vật hoang dã. Câu 8. Lúa gạo trồng nhiều ở Ai Cập là nhờ điều kiện tự nhiên nào dưới đây?
- A. Thực vật phong phú. B. Lượng mưa tương đối ít. C. Khí hậu nóng, khô. D. Vùng châu thổ sông Nin màu mỡ. Câu 9. Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là A. bồn địa và sơn nguyên B. đồng bằng và bồn địa C. núi cao và sơn nguyên D. núi cao và đồng bằng. Câu 10.Lục địa châu Phi có dạng hình A. bình hành.B. tròn. C. tam giác. D. khối. Câu 11. Hiện nay, băng ở hai cực tan chảy, diện tích phủ băng thu hẹp là do A. ô nhiễm môi trường. B. Trái Đất nóng lên. C. dân số ngày càng đông. D. tài nguyên cạn kiệt. Câu 12. Con sông nào dài nhất châu Phi? A. Sông Nin.B. Sông Ni-giê.C. Sông Dăm-be-dic. D. Sông Công Gô. Câu 13. Ý nào dưới đây không đúng về sự thích nghi của động vật với môi trường đới lạnh ? A. Lớp lông dày. B. Lớp mỡ dày. C. Bộ lông không thấm nước. D. Kiếm ăn suốt mùa đông. Câu 14. Thảm thực vật đặc trưng ở đới lạnh là A. rêu và địa y. B. Xương rồng. C. rừng là rộng.D. rừng lá kim. Câu 15. Ý nào đưới đây không đúng về sự thích nghi với môi trường hoang mạc của thực vật? A. Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng. B. Tự hạn chế sự thoát hơi nước. C. Cây cằn cỗi. D. Lá biến thành gai. Câu 16. Đới lạnh nằm trong khoảng vĩ độ nào sau đây? A. Từ hai vòng cực đến hai cực. B. Từ chí tuyến đến vòng cực.
- C. Từ chí tuyến đến cực. D. Giữa hai chí tuyến. Câu 17. Thực vật ở hoang mạc có đặc điểm: A. bộ rễ ngắn , thân gỗ. B. bộ rễ dài và to, thân cây có thể trữ nước. C. lá cây thường rất to che gốc để hạn chế thoát nước. D. thân gỗ bên trong chứa nước. Câu 18. Ở châu Phi rừng rậm được phân bố chủ yếu ở đâu? A. Chí tuyến ở cả hai bán cầu. B. Dọc theo đường xích đạo. C. Cực bắc và cực nam của châu Phi. D. Hoang mạc Xa-ha-ra. Câu 19. Ở châu Phi dầu mỏ phân bố chủ yếu ở A. Bắc Phi. B. khắp châu Phi. C. Trung Phi. D. Nam Phi. Câu 20. Môi trường nhiệt đới ở châu Phi có thảm thực vật đặc trưng là A. xavan. B. xương rồng. C. rêu và địa y. D. rừng lá kim. Câu 21. Lượng mưa ở các hoang mạc châu Phi luôn A. trên 2000mm. B. khoảng 1001-2000mm. C. từ 200-1000mm. D. dưới 200mm.
- Câu 22. Ở Nam Cực loài động vật nào chiếm số lượng đông đảo? A. Gấu. B. Chim cánh cụt. C. Cá voi. D. Lạc đà. Câu 23. Ở hoang mạc con người sinh sống chủ yếu ở các A. hang đá. B. cồn cát. C. ốc đảo. D. trên các mỏm đá lớn. Câu 24. Loài gấu Bắc Cực làm gì để tránh cái lạnh mùa đông? A. Ngủ đông. B. Di cư. C. Sống vùi mình dưới lớp tuyết. D. Đi săn mồi. Câu 25. Diện tích châu Phi là A. 44,4 triệu km2. B. 41,1 triệu km2. C. hơn 30 triệu km2. D. dưới 30 triệu km2. Câu 26. Độ cao trung bình của địa hình châu Phi là A. 500m.B. 100m.C. 650m. D. 750m Câu 27. Ở châu Phi môi trường địa trung hải phân bố ở A. hai đường chí tuyến. B. trên đường xích đạo.
- C. hai phần cực bắc và cực nam Châu Phi. D. cực bắc của bán cầu. Câu 28. Hoang mạc Na-mip nằm ở phía châu Phi. A. tây.B. bắc.C. đông.D. nam. II. 04 câu mỗi câu 0,4 điểm Câu 29. Dạng địa hình phổ biến nhất ở đới lạnh là: A. Núi băng và các đồng bằng băng. B. Đồng bằng màu mỡ, cây cối phát triển mạnh. C. Các núi cao , thảm thực vật phong phú. D. Các sơn nguyên và cao nguyên . Câu 30. Người I-núc đã thích nghi với mùa đông lạnh giá bằng cách nào? A. Xây dựng nhà băng chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ, dùng đèn mỡ hải cẩu để chống lạnh, mặc quần áo da và lông thú, luôn giữ cơ thể khô ráo. B. Xây dựng nhà cao tầng kiên cố, hệ thống lò sưởi lớn. C. Tạo ra mặt trời nhân tạo thu nhỏ để tăng nhiệt độ. D. Sống trong các hang động lớn. Câu 31. Khi đi du lịch trong các sa mạc em cần làm gì để giảm sự thoát hơi nước và bảo vệ cơ thể? A. Mang theo ô để che chắn. B. Mang theo dây leo núi. C. Mang theo lều bạt để cắm trại. D. Mang theo đồ chống nắng, nước và di chuyển bằng xe chuyên dụng. Câu 32. Đây là một số quốc gia đã đặt một số trạm nghiên cứu khoa học trên vùng Nam Cực. A. Pháp, Việt Nam, Anh. B. Pháp, Mỹ, Nga, Anh C. Trung Quốc, Nga, Thái Lan. D. Việt Nam , Lào, Nhật Bản.