Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hà
Câu 1. Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật. C.Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
B. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D.Vì vật được chiếu sáng.
Câu 2. Vật sáng là
A. được chiếu sáng.
B. phát ra ánh sáng.
C. gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
D. mắt nhìn thấy.
Câu 3. Nguồn sáng là
A. tự nó phát ra ánh sáng
B. nhận ánh sáng từ vật khác
C. có ánh sáng từ vật khác truyền tới nó
D. hắt lại ánh sáng chiếu vào nó
Câu 4. Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì A. bản thân bông hoa có màu đỏ.
B. bông hoa là tự phát ra ánh sáng đỏ.
C. bông hoa là một nguồn sáng.
D. có ánh sáng từ bông hoa đỏ truyền đến mắt ta.
Câu 5. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Mặt Trời. B. Ngọn nến đang cháy.
C. Con đom đóm lặp lòe. Câu 6. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? | D. Mặt Trăng. |
A. Khi mắt ta mở. B. Khi có ánh sáng đi ngang qua mắt ta.
C. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta. D. Khi đặt một nguồn sáng trước mắt.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ky_i_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2021_2022_ngu.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hà
- TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 MÔN : VẬT LÍ 7 NĂM HỌC 2021 - 2022 A.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Thông qua bài kiểm tra đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh : - Nhận biết được ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng. - Sự truyền ánh sáng, các loại chùm sáng. - Định luật truyền thẳng ánh sáng. - Định luật phản xạ ánh sáng. - Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. - Gương cầu lồi, gương cầu lõm. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm việc cẩn thận, chính xác. 3. Thái độ: Trung thực, nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài kiểm tra. 4. Năng lực: Giải quyết vấn đề, sáng tạo, tư duy logic, tính toán. B. Hình thức kiểm tra: Trực tuyến Đề kiêm tra câu hỏi trắc nghiệm khách quan ( 30 câu - 10 điểm ) Đảm bảo nội dung kiểm tra về kiến thức và kĩ năng. C. Ma trận đề: Vận dụng Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Tổng Cấp độ thấp Cấp độ Tên chủ đề cao Nhận biết được - Nêu được điều -Giải thích ánh sáng, kiện nhận biết ánh được hiện nguồn sáng và sáng, điều kiện tượng nhìn vật sáng. nhìn thấy một vật. thấy một vật - Nêu được khái trong thực tế niệm nguồn sáng, vật sáng. - Lấy được ví dụ về nguồn sáng. Số câu 5 1 6 Số điểm 1,66 0,33 2 Sự truyền ánh - Nêu được đặc - Hiểu được điều - Giải thích sáng và ứng điểm 3 loại chùm kiện xuất hiện được một dụng của nó. sáng: hội tụ, phân nhật thữ, nguyệt số ứng kì , song song. thực dụng của - Phát biểu được định luật định luật truyền truyền thẳng của ánh thẳng của sáng. ánh sáng - Nhận biết được trong thực đường truyền của tế. ánh sáng.
- - Nêu được khái niệm vùng bóng tối. Số câu 5 2 1 8 Số điểm 1,66 0,66 0,3 2,66 Định luật phản - Phát biểu định - Hiểu được hiện -Xác định xạ ánh sáng. luật phản xạ ánh tượng phản xạ được số đo sáng. ánh sáng. góc tới hoặc -Xác định được góc phản xạ. tia phản xạ. - So sánh được góc phản xạ và góc tới. Số câu 1 2 3 6 - Số điểm 0,33 0,66 1 2 - Ảnh của một - Nhận biết được - Nêu tính chất - Giải thích vật tạo bởi gương phẳng ảnh của một vật được một gương phẳng. tạo bởi gương số hiện phẳng. tượng - Nêu được ảnh trong thực của 1 vật đặt tế ứng trước gương dụng việc phẳng. tạo ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng Số câu 1 2 1 4 - Số điểm 0,33 0,66 0,33 1,33 - Gương cầu lồi. - Sự phản xạ ánh - So sánh - Giải thích - Gương cầu lõm. sáng trên gương được ảnh tạo được một cầu lõm bởi gương số hiện - Nêu được tính phẳng, gương tượng chất của ảnh của cầu lồi. trong thực một vật tạo bởi - Giải thích tế ứng gương cầu lồi, được một số dụng việc gương cầu lõm. hiện tượng tạo ảnh của trong thực tế một vật tạo ứng dụng việc bởi gương tạo ảnh của cầu lồi một vật tạo bởi gương cầu lồi. Số câu 3 2 1 6 Số điểm 1 0,66 0,33 2 Tổng số câu 12 9 6 3 30 Tổng số điểm 4 3 2 1 10
- UBND QUẬN LONG BIÊN TIẾT 9 : KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Vật lý 7 - Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45phút ĐỀ CHÍNH THỨC CHỌN PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT Câu 1. Vì sao ta nhìn thấy một vật? A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật. C.Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. B. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D.Vì vật được chiếu sáng. Câu 2. Vật sáng là A. được chiếu sáng. B. phát ra ánh sáng. C. gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. D. mắt nhìn thấy. Câu 3. Nguồn sáng là A. tự nó phát ra ánh sáng B. nhận ánh sáng từ vật khác C. có ánh sáng từ vật khác truyền tới nó D. hắt lại ánh sáng chiếu vào nó Câu 4. Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì A. bản thân bông hoa có màu đỏ. B. bông hoa là tự phát ra ánh sáng đỏ. C. bông hoa là một nguồn sáng. D. có ánh sáng từ bông hoa đỏ truyền đến mắt ta. Câu 5. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt Trời. B. Ngọn nến đang cháy. C. Con đom đóm lặp lòe. D. Mặt Trăng. Câu 6. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? A. Khi mắt ta mở. B. Khi có ánh sáng đi ngang qua mắt ta. C. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta. D. Khi đặt một nguồn sáng trước mắt. Câu 7. Chùm sáng nào sau đây là chùm sáng hội tụ? A. B. C. D. Câu 8. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo A. đường gấp khúc. B. đường tròn. C. đường cong. D. đường thẳng. Câu 9. Chùm sáng song song gồm các tia sáng . trên đường truyền của chúng A. không hướng vào nhau. B. cắt nhau. C. không giao nhau. D. rời xa nhau ra.
- Câu 10. Hình nào vẽ đúng đường truyền của ánh sáng từ không khí (1) vào nước (2)? (1) (1) (1 (1) ) (2 (2) (2) (2 ) ) B C. D. A. . A. B. C. D. Câu 11.Vùng bóng tối là vùng A. nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. B. vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. C. vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng chiếu tới. D. nằm phía sau vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng chiếu tới. Câu 12. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực? A. Mặt Trăng bị gấu trời ăn. B. Mặt phản xạ của Mặt Trăng không hướng về phía Trái Đất nơi ta đang đứng. C. Mặt Trăng bỗng dưng ngừng phát sáng. D.Trái Đất chắn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng. Câu 13.Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực? A. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. B. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. C. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng mặt trời không đến được nơi ta đứng. D. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng. Câu 14. Đặt một bóng đèn pin đang bật sáng trước một tấm bìa có đục một lỗ thủng nhỏ O (như hình vẽ). Phải đặt mắt ở vị trí nào bên kia tấm bìa để có thể nhìn thấy dây tóc bóng đèn A. ở I B. ở H C. ở K D. ở L Câu 15. Điền vào “ ”: Theo định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với (1) và (2) của gương tại điểm tới. A. (1) tia tới, (2) tia thẳng đứng. B. (1) đường xiên, (2) tia tới. C. (1) tia tới, (2) đường pháp tuyến. D. (1) tia thẳng đứng, (2) tia tới.
- Câu 16. Cho hình vẽ bên, biết góc tới i = 300 . Góc phản xạ i’ có giá trị bằng: A. i’= 300 C. i’= 600 i i' B. i’= 500 D. i’= 700 Câu 17. Cho hình vẽ bên, biết tia tới SI tạo với tia phản xạ IR một 0 góc bằng 100 . Góc tới i có giá trị bằng S R A. i = 550 C. i = 600 B. i = 800 D. i = 1100 Câu 18. Trường hợp nào dưới đây có thể coi là gương phẳng? I A. Tờ giấy trắng và phẳng. B. Mặt bàn gỗ. C. Mặt nước phẳng lặng. D. Mặt tường của căn phòng. Câu 19.Hiện tượng phản xạ ánh sáng xảy ra khi nào? A. Khi chiếu một tia sáng vào gương bị khúc xạ qua gương. B. Kchiếu một tia sáng vào mặt nước bị nước cho đi là là trên mặt nước. C. Khi chiếu một tia sáng vào gương bị gương hắt trở lại môi trường cũ. D. Khi chiếu một tia sáng vào nước bị gãy khúc. Câu 20. Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ A.hội tụ. B. phân kì. C. song song. D. tia sáng. Câu 21.Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật. B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật. C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật. D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật. Câu 22. Cho hình vẽ bên: SI là tia tới, PQ là gương phẳng. Tia phản xạ là tia nào? A. Tia IN. B. Tia IM. C. Tia IK. D. Tia IF. Câu 23. Vật sáng AB đặt trước, gần sát gương cầu lõm cho ảnh A’B’ là A. ảnh ảo, bằng vật. B. ảnh ảo, nhỏ hơn vật C. ảnh thật, nhỏ hơn vật. D. ảnh ảo, lớn hơn vật. Câu 24. Em hãy cho biết vị trí nào tạo ảnh ảo S’ của điểm S khi phản xạ trên gương M như hình vẽ?
- A. Vị trí số 1 B. Vị trí số 2 C. Vị trí số 3 D. Vị trí số 4 Câu 25. Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ là A. ảnh ảo, bằng vật. B. ảnh ảo, nhỏ hơn vật. C. ảnh ảo, lớn hơn vật. D. ảnh thật, nhỏ hơn vật. Câu 26. Hãy so sánh góc phản xạ và góc tói khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng? A. Góc phản xạ lớn hơn góc tới. B. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới. C. Góc phản xạ bằng góc tới. D. Góc phản xạ lớn hơn hoặc bằng góc tới. Câu 27.Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng? A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn. B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật. C. Vì các gương cầu lồi cho ảnh thật nhỏ hơn vật. D. Vì các gương cầu lồi cho ảnh ảo nhỏ hơn vật và vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước. Câu 28. Ở gương chiếu hậu của xe ô tô thường có 1 vùng điểm mù, nếu xe khác đi vào vùng đó thì người lái xe sẽ không thể nhìn thấy được gây nguy hiểm khi tham gia giao thông, vì vậy người lái xe cần làm gì để giảm được nguy cơ này? A. Lắp thêm gương phẳng vào gương chiếu hậu. B. Quay đầu lại để quan sát khi đang lái xe C. Lắp thêm kính lúp vào gương chiếu hậu. D. Lắp thêm gương cầu lồi vào gương chiếu hậu. Câu 29. Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng? A. Ảnh của gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh của gương phẳng. B. Ảnh của gương cầu lồi bằng ảnh của gương phẳng. C. Ảnh của gương cầu lồi lớn hơn ảnh của gương phẳng. D. Không thể so sánh được. Câu 30. Giải thích tại sao dòng chữ AMBULANCE trên các xe cứu thương thường được viết ngược? A. Để phù hợp với thiết kế của xe. B. Để khi người lái xe ô tô hoặc xe máy nhìn vào gương chiếu hậu sẽ thấy dòng chữ được viết xuôi để chủ động nhường đường. C. Để người đi đường dễ quan sát để chủ động nhường đường. D. Để gây sự chú ý khi tham gia giao thông vì xe cứu thương là phương tiện được ưu tiên. Chúc các con làm bài thi tốt
- UBND QUẬN LONG BIÊN TIẾT 9 : KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Vật lý 7 - Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45phút ĐỀ CHÍNH THỨC I. BIỂU ĐIỂM: Mỗi câu đúng 1/3 điểm II. ĐÁP ÁN 1. B 2. C 3. A 4. D 5. D 6. C 7. C 8. D 9. B 10. C 11. A 12. D 13. D 14. B 15. C 16. A 17. A 18. C 19. C 20. A 21. C 22. A 23. D 24. A 25. C 26. C 27. D 28. D 29. A 30. D BGH duyệt Tổ, nhóm CM GV ra đề Phạm Văn Quý Nguyễn Thị Hà