Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án)
Câu 1. Loại địa hình chủ yếu ở trung tâm châu Á là gì?
A. Đồng bằng nhỏ hẹp. | B. Núi và sơn nguyên cao. |
C. Vùng đồi núi thấp. | D. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn |
Câu 2. Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
A. Ơ-rô-pê-ô-ít. | B. Ôt-xtra-lô-ít |
C. Nê-grô-ít. | D. Môn-gô-lô-ít. |
Câu 3. Châu Âu nằm khoảng giữa các vĩ tuyến
A. 60B và 230B. | B. 60N và 230N |
C. 360B và 710B | D. 360N và 710N |
Câu 4. Năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên?
A. 25 | B. 26 | C. 27 | D. 28 |
Câu 5. Nguyên nhân chính của thực vật ở châu Âu có sự phân hóa là do:
A. sự phân bố các hệ thống sông ngòi. |
B. sự thay đổi các dạng địa hình. |
C. dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương |
D. sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa. |
Câu 6. Châu Âu tiếp giáp với các biển và đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. |
B. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. |
C. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải. |
D. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. |
Câu 7. Ranh giới tự nhiên giữa Châu Âu và Châu Á là:
A. Dãy U Ran | B. Dãy An- Pơ | C. Dãy Xcan-đi-na-vi | D. Dãy Hi-ma-lay- a |
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ky_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_7_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 ĐỀ DỰ BỊ Năm học: 2023-2024 Thời gian làm bài: 60 phút ( MÃ ĐỀ GỐC) Ngày kiểm tra: 25 /10/2023 (Đề gồm 02 trang) (Đề gồm 03 trang) I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Ghi chữ cái đứng trước đáp án đúng cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra Câu 1. Loại địa hình chủ yếu ở trung tâm châu Á là gì? A. Đồng bằng nhỏ hẹp. B. Núi và sơn nguyên cao. C. Vùng đồi núi thấp. D. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn Câu 2. Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào? A. Ơ-rô-pê-ô-ít. B. Ôt-xtra-lô-ít C. Nê-grô-ít. D. Môn-gô-lô-ít. Câu 3. Châu Âu nằm khoảng giữa các vĩ tuyến A. 60B và 230B. B. 60N và 230N C. 360B và 710B D. 360N và 710N Câu 4. Năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên? A. 25 B. 26 C. 27 D. 28 Câu 5. Nguyên nhân chính của thực vật ở châu Âu có sự phân hóa là do: A. sự phân bố các hệ thống sông ngòi. B. sự thay đổi các dạng địa hình. C. dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương D. sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa. Câu 6. Châu Âu tiếp giáp với các biển và đại dương nào? A. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. C. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải. D. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. Câu 7. Ranh giới tự nhiên giữa Châu Âu và Châu Á là: A. Dãy U Ran B. Dãy An- Pơ C. Dãy Xcan-đi-na-vi D. Dãy Hi-ma-lay- a Câu 8. Giải pháp hữu hiệu nào để để ứng phó biến đổi khí hậu ở các nước châu Âu? A. Tích cực sử dụng năng lượng hóa thạch. B. Trồng rừng và bảo vệ rừng. C. Nghiêm cấm dụng năng lượng từ thiên nhiên. D. Phạt nặng các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Câu 9. Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục Hưng là A. đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc. B. đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo. C. đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân. D. đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại. Câu 10. Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào? A. Đường hàng không. B. Đường bộ. C. Đường sông. D. Đường biển. Câu 11. Người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ là A. B. Đi-a-xô. B. Phi. Ma-gien-lăng. Trang 1/3 - Mã đề thi gốc
- C. Cô-lôm-bô. D. V.Ga-ma Câu 12. Người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là A. C. Cô-lôm-bô B. Ma-gien-lăng. C. V.Ga-ma D. B. Đi-a-xô. Câu 13. “Con đường tơ lụa” là những tuyến đường giao thương kết nối giữa A. Phương Đông và phương Tây. B. Trung Quốc và Việt Nam. C. Các nước Đông Nam Á với phương Tây. D. Trung Quốc và Ấn Độ. Câu 14. Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại A. nhà Hán. B. nhà Đường. C. nhà Nguyên. D. nhà Thanh. Câu 15. Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu A. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu B. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu. C. chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu. D. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu. Câu 16. Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì A. kinh tế có những tiến bộ vượt bậc; đời sống của người dân ổn định, sung túc. B. xã hội ổn định, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh. C. nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo được xây dựng. D. Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (1đ): Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu. Câu 2 (2đ): Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân: a. Châu Á có mấy kiểu khí hậu chính? b. Trình bày đặc điểm cơ bản các kiểu khí hậu vừa nêu trên? Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào của châu Á? Câu 3 (1đ): Có nhận định cho rằng: “Xã hội Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến sự phồn thịnh” Em hãy lấy dẫn chứng trong SGK và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet để chứng minh cho nhận định đó. Câu 4 (2đ ): a. Hoàn thành bảng mô tả dưới đây về hành trình của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – XVI): Tên cuộc phát kiến Thời gian Hành trình Cuộc phát kiến của B. 1487 Đi-a-xơ Cuộc phát kiến của. C. Cô-lôm-bô Cuộc phát kiến của 1497 - 1498 Va-xcô đơ Ga-ma Cuộc phát kiến của Ph. Ma-gien-lăng b. Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thục dân. Em hãy cho biết, Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào? Trang 2/3 - Mã đề thi gốc
- HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi gốc