Đề kiểm tra giữa kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa

Câu 1: Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập là nội dung khái niệm nào sau đây?

A. Bạo lực học đường. B. Bạo lực xã hội.

C. Bạo lực gia đình. D. Đấu tranh tầng lớp.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây không phải là bạo lực học đường?

A. Nhại giọng, bắt chước một cách thiếu tôn trọng.

B. Mượn đồ dùng của bạn quên không trả lại.

C. Gửi tin nhắn, hình ảnh gây tổn thương bạn khác.

D. Chụp trộm hình ảnh của bạn và gửi vào nhóm bàn tán, chế giễu.

Câu 3: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về bạo lực học đường?

A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.

B. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.

C. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khỏe, thể chất.

D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của ngành Giáo dục.

Câu 4: Vì thích thể hiện mình là người mạnh mẽ nên V đã lôi kéo các bạn thành lập một nhóm chuyên đi dọa dẫm, bắt nạt các bạn khác. Điều đó làm cho các bạn trong lớp lo lắng, bất an khi thấy nhóm của V. Nguyên nhân khiến V thực hiện bạo lực học đường là gì?

A. Tính cách nông nổi, bồng bột B. Xã hội thiếu an toàn và lành mạnh.

C. Bị lệch lạc nhân cách. D. Xâm hại thân thể, sức khỏe người khác.

Câu 5: T là nữ sinh lớp 7A, bạn nổi tiếng ngoan ngoãn, xinh xắn và học giỏi. Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, T bị K (một bạn nam lớp 9C) trêu ghẹo và có những hành vi đụng chạm vào cơ thể. Sự việc khiến T vô cùng xấu hổ và sợ hãi. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường?

A. Bạn T. B. Bạn K. C. Cả hai bạn T và K. D. Không có bạn nào.

Câu 6: Q và V đang đứng nói chuyện thì N trông thấy và buông lời trêu chọc. Nghĩ N cố tình làm mình xấu mặt, Q đã đánh N để lấy lại thể diện. V ra sức can ngăn Q nhưng Q không nghe theo, ngược lại còn mắng nhiếc V. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường?

A. Bạn Q và N. B. Không có bạn nào. C. Bạn V và Q. D. Bạn V và N.

docx 4 trang Thái Bảo 11/07/2024 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: GDCD 7 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ DỰ BỊ Ngày kiểm tra: 06/3/2024 (Đề gồm 3 trang) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Hãy ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất vào giấy kiểm tra. Câu 1: Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập là nội dung khái niệm nào sau đây? A. Bạo lực học đường. B. Bạo lực xã hội. C. Bạo lực gia đình. D. Đấu tranh tầng lớp. Câu 2: Hành vi nào dưới đây không phải là bạo lực học đường? A. Nhại giọng, bắt chước một cách thiếu tôn trọng. B. Mượn đồ dùng của bạn quên không trả lại. C. Gửi tin nhắn, hình ảnh gây tổn thương bạn khác. D. Chụp trộm hình ảnh của bạn và gửi vào nhóm bàn tán, chế giễu. Câu 3: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về bạo lực học đường? A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau. B. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra. C. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khỏe, thể chất. D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của ngành Giáo dục. Câu 4: Vì thích thể hiện mình là người mạnh mẽ nên V đã lôi kéo các bạn thành lập một nhóm chuyên đi dọa dẫm, bắt nạt các bạn khác. Điều đó làm cho các bạn trong lớp lo lắng, bất an khi thấy nhóm của V. Nguyên nhân khiến V thực hiện bạo lực học đường là gì? A. Tính cách nông nổi, bồng bột B. Xã hội thiếu an toàn và lành mạnh. C. Bị lệch lạc nhân cách. D. Xâm hại thân thể, sức khỏe người khác. Câu 5: T là nữ sinh lớp 7A, bạn nổi tiếng ngoan ngoãn, xinh xắn và học giỏi. Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, T bị K (một bạn nam lớp 9C) trêu ghẹo và có những hành vi đụng chạm vào cơ thể. Sự việc khiến T vô cùng xấu hổ và sợ hãi. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường? A. Bạn T. B. Bạn K. C. Cả hai bạn T và K. D. Không có bạn nào. Câu 6: Q và V đang đứng nói chuyện thì N trông thấy và buông lời trêu chọc. Nghĩ N cố tình làm mình xấu mặt, Q đã đánh N để lấy lại thể diện. V ra sức can ngăn Q nhưng Q không nghe theo, ngược lại còn mắng nhiếc V. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường? A. Bạn Q và N. B. Không có bạn nào. C. Bạn V và Q. D. Bạn V và N. Câu 7. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là: A. Đánh đập. B. Quan tâm. C. Sẻ chia. D. Cảm thông.
  2. Câu 8.Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây? A. Bộ luật hình sự năm 2015. B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. C. Bộ luật lao động năm 2020. D. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2016. Câu 9. Để xử lí hậu quả của bạo lực học đường, em cần: A. Thông báo sự việc với bố mẹ. B. Sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả. C. Bao che, giấu giếm. D. Thuê giang hồ đến xử lí. Câu 10. Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong nghị định nào? A. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ. B. Nghị định số 80/2018/NĐ-CP của Chính phủ. C. Nghị định số 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ. D. Nghị định số 80/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Câu 11: Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về quản lí tiền? A. Quản lí tiền là việc của người trưởng thành, không phải của học sinh. B. Quản lí tiền là việc không cần thiết, tốn thời gian, nên dùng thời gian đó để kiếm tiền thì tốt hơn. C. Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người chủ động trong chi tiêu để thực hiện các dự định tương lai của bản thân. D. Học sinh không cần quản lí tiền, vì nhiều cha mẹ học sinh không muốn con mình sớm bị đồng tiền làm ảnh hưởng. Câu 12: Cách kiếm tiền nào sau đây không phù hợp đối với học sinh? A. Kiếm tiền bằng cách tái chế. B. Làm đồ thủ công để bán C. Nhờ bố mẹ cho vay nặng lãi để được nhiều tiền lãi. D. Làm phụ giúp bố mẹ (đánh máy tài liệu, dọn dẹp nhà cửa ) Câu 13: Việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? A. Bố mẹ cho K tiền ăn sáng, nhưng K không ăn để tiết kiệm tiền. B. Trong giờ thể dục, cả lớp ra sân, bạn H bảo “ Lớp mình cứ bật điều hòa để đấy lát vào học cho mát”. C. Nhận được tiền thưởng học sinh xuất sắc của nhà trường, bạn M mang đi mua hết đồ ăn vặt. D. Bạn K thường tận dụng các đồ vật tái chế để làm đồ dùng học tập. Câu 14: Để quản lí tiền có hiệu quả chúng ta cần làm gì? A. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền. B. Bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình. C. Không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học. D. Đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến. Câu 15: Học sinh tranh thủ thời gian rảnh tự làm các sản phẩm thủ công để bán lấy tiền phụ giúp thêm bố mẹ và là từ thiện. Việc làm đó thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Biết sống có kế hoạch. B. Biết học tập tự giác, tích cực.
  3. C. Biết tiết kiệm thời gian và tiền bạc. D. Biết giữ gìn truyền thống quê hương. Câu 16: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ. B. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều. C. Làm ra tiền đã khó nhưng quản lí chi tiêu, thực hành tiết kiệm còn khó hơn. D. Học sinh có thể tăng thêm thu nhập bằng cách làm đồ thủ công để bán. Câu 17: M muốn mua một quả bóng đá giá 100.000 đồng nhưng bạn chỉ có 40.000 đồng. M hỏi vay bạn Q thêm 60.000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q cùng chơi. Nếu là Q, em nên lựa chọn các ứng xử nào sau đây để thể hiện mình là người biết quản lí tiền. A. Không cho M vay, vì sợ bạn không trả cho mình. B. Cho M vay, vì bạn sẽ cho mình chơi cùng. C. Khuyên M nên tiết kiệm tiền khi nào đủ tiền sẽ mua bóng. D. Nói dối M là: mình không có tiền nên không thể cho M vay. Câu 18: Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm? A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình. B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử. C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá. D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây. Câu 19: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? A. Chi tiêu có kế hoạch. B. Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn. C. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền. D. Lãng phí thức ăn, điện, nước Câu 20. Quản lí tiền là biết sử dụng tiền: A. Hợp lí, có hiệu quả. B. Mọi lúc, mọi nơi. C. Vào những việc mình thích. D. Cho vay nặng lãi. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 21 ( 3 điểm): a) Biểu hiện của bạo lực học đường là gì? b) Em hãy nêu những việc nên làm khi xảy ra bạo lực học đường? c) Em hãy nêu những việc không nên làm khi xảy ra bạo lực học đường? Câu 22 ( 2 điểm): a) Thế nào là quản lí tiền? b) Tình huống: Biết tin M bị T bạn học cùng lớp bắt nạt nhiều lần, bạn thân của M là A vô cùng tức giận. A có ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho T một bài học. Em hãy nhận xét về hành vi của A, T trong tình huống trên? Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với A? HẾT
  4. BGH DUYỆT TTCM DUYỆT GIÁO VIÊN Kiều Thị Tâm Nguyễn Thị Thu Hoà