Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)
Câu 1. Loài giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người ?
A. Sán bã trầu. B. Sán lá gan. C. Sán dây. D. Sán lá máu.
Câu 2. Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả?
A. Trùng biến hình và trùng roi xanh. C. Trùng giày và trùng kiết lị.
B. Trùng roi xanh và trùng giày. D. Trùng biến hình và trùng kiết lị
Câu 3. Đâu là điểm KHÁC nhau giữa hải quỳ và san hô?
A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không.
B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.
C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.
D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.
Câu 4. Cho các biện pháp sau:
1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.
2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa.
3. Mắc màn khi đi ngủ.
4. Không ăn thịt lợn gạo.
5. Rửa sạch rau trước khi chế biến.
Có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa sán cho người ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_2022_t.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN SINH 7 NHÓM SINH 7 Năm học: 2021 – 2022 - Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Em hãy chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào bài kiểm tra. Câu 1. Loài giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người ? A. Sán bã trầu. B. Sán lá gan. C. Sán dây. D. Sán lá máu. Câu 2. Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả? A. Trùng biến hình và trùng roi xanh. C. Trùng giày và trùng kiết lị. B. Trùng roi xanh và trùng giày. D. Trùng biến hình và trùng kiết lị Câu 3. Đâu là điểm KHÁC nhau giữa hải quỳ và san hô? A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không. B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên. C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn. D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt. Câu 4. Cho các biện pháp sau: 1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội. 2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa. 3. Mắc màn khi đi ngủ. 4. Không ăn thịt lợn gạo. 5. Rửa sạch rau trước khi chế biến. Có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa sán cho người ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5. Loài sán nào dưới đây trên thân gồm hàng trăm đốt sán, mỗi đốt đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính? A. Sán lá gan. C. Sán bã trầu. B. Sán lá máu. D. Sán dây. Câu 6. Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người? A. Cản trở giao thông đường thuỷ C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi. B. Gây ngứa và độc cho người. D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi. Câu 7. Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào đều gồm các sinh vật có đời sống kí sinh? A. sán lá gan, sán dây và sán lông. B. sán dây và sán lá gan. C. sán lông và sán lá gan. D. sán dây và sán lông. Câu 8. Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển A. San hô B. Hải quỳ C. Thủy tức D. Sứa Câu 9. Loài ruột khoang nào có số lượng nhiều và được khai thác làm thực phẩm A. San hô B. Hải quỳ C. Thủy tức D. Sứa Câu 10. Vật chủ trung gian thường thấy của sán lá gan là gì? A. Cá. B. Ốc C. Trai. D. Hến.
- Câu 11. So với trùng biến hình chất bã được thải từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trùng giày thải các chất cặn bã ra ngoài qua A. lỗ thoát ở thành cơ thể. C. không bào co bóp. B. không bào tiêu hoá. D. bất cứ vị trí nào trên cơ thể như ở trùng biến hình. Câu 12. Thủy tức thích nghi với thời kì giá lạnh về mùa đông ít thức ăn bằng cách nào? A. Sinh sản vô tính. C. Sinh sản mọc chồi. B. Sinh sản hữu tính. D. Tái sinh từ 1 phần cơ thể. Câu 13. Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan? A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng. B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau. C. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông. D. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao. Câu 14. Điểm giống nhau giữa trùng roi, trùng biến hình, trùng sốt rét là A. sống kí sinh trong cơ thể người. C. có cấu tạo từ một tế bào. B. không có bộ phận di chuyển. D. có cấu tạo từ nhiều tế bào. Câu 15. Thủy tức thải các chất cặn bã ra ngoài theo con đường nào? A. Thành cơ thể. B. Lỗ miệng. C. Tế bào gai. D. Tua miệng Câu 16. Lợn gạo mang ấu trùng A. Sán dây B. Sán lá gan C. Sán lá máu D. Sán bã trầu Câu 17. Cành san hô thường được dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng? A. Khung xương đá vôi. B. Tế bào gai. C. Tua miệng. D. Đế bám. Câu 18. Uống thuốc tẩy giun đúng cách là A. 1 lần/năm B. 2 lần/năm C. 3 lần/năm D. 4 lần/năm Câu 19.Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì? A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước. C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù. B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển. D. Giúp sứa dễ bắt mồi. Câu 20: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là SAI ? A. Không có khả năng sinh sản vô tính. B. Kích thước hiển vi. C. Sống trong nước, đất ẩm hoặc trong cơ thể sinh vật. D. Cấu tạo đơn bào. Câu 21: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống kí sinh A. Trùng giày, trùng sốt rét B. Trùng roi, trùng kiết lị C. Trùng biến hình, trùng giày D. Trùng kiết lị, trùng sốt rét Câu 22: Ở ngoài tự nhiên trùng kiết lị tồn tại ở dạng A. Bào xác B. Trứng C. Trùng kiết lị non D.Trùng kiết lị trưởng thành Câu 23: Vật trung gian truyền trùng sốt rét cho con người là A. Ruồi B. Muỗi Anôphen C. Chuột D. Gián Câu 24. Cho các giải thích sau: 1. Địa hình của các địa phương miền núi tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi Anophen phát triển: cây cối rậm rạp, có nhiều vũng nước đọng. 2. Điều kiện, hiểu biết, khả năng tiếp cận điều kiện y tế ở miền núi gặp nhiều khó khăn.
- 3. Người dân có thói quen mắc màn khi đi ngủ. 4. Các vấn đề về môi trường, vệ sinh không đảm bảo. Có bao nhiêu giải thích đúng vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở mền núi? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 25. Trùng roi giống thực vật ở những điểm nào? A. Có khả năng di chuyển B. Có diệp lục C. Dị dưỡng D. Có cấu tạo1 tế bào Câu 26. Nhóm động vật sau nhóm nào gồm các động vật thuộc ngành giun tròn A. Giun đũa, giun móc câu, sán dây. B. Giun kim, giun chỉ, giun móc câu. C. Giun rễ lúa, giun chỉ, sán lá gan. D. Sán dây, giun kim, giun đũa. Câu 27. Giun kim đẻ trứng ở A. Ruột D. Máu C. Hậu môn D. Môi trường ngoài cơ thể Câu 28. Giun kim khép kín được vòng đời do trẻ em có thói quen A. Cắn móng tay, mút tay. B. Rửa tay trước khi ăn. C. Không ăn thức ăn lề đường. D. Vệ sinh môi trường sạch sẽ. Câu 29. Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì: A. Trâu bò thường được chăn thả ngoài đồng ruộng, chúng ăn cỏ và uống nước ở các đầm, ao rồi lại phóng uế ngay trên đồng ruộng. B. Trâu bò thường được nuôi theo qui mô trang trại lớn. C. Trâu bò thường đucợ tẩy giun, sán định kì. D. Trâu bò thường được vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Câu 30. Cho các giải thích sau: 1. Ý thức giữ vệ sinh vẫn còn hạn chế: nhà tiêu, hố xí không hợp vệ sinh, ruồi nhặng nhiều tạo điều kiện cho trứng giun (có trong phân) phát tán đi khắp mọi nơi. 2. Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao: dùng phân tươi tưới rau, một số nơi người dân còn phóng uế bừa bãi, 3. Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh: ăn rau sống không qua sát trùng; mua, bán, chế biến quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng, không hợp vệ sinh, 4. Người dân chưa có ý thức tẩy giun định kì. Có bao nhiêu giải thích đúng vì sao ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Chúc các con làm bài tốt!
- TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN SINH 7 NHÓM SINH 7 Năm học: 2021 – 2022 - Thời gian: 45 phút ĐỀ DỰ PHÒNG Em hãy chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào bài kiểm tra. Câu 1. Loài giun nào dưới đây sống kí sinh trong ruột non người ? A. Sán bã trầu. B. Giun rễ lúa. C. Giun đũa. D. Sán lá máu. Câu 2. Cho các biện pháp sau: 1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội. 2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa. 3. Mắc màn khi đi ngủ. 4. Không ăn thịt lợn gạo. 5. Rửa sạch rau trước khi chế biến. Có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa sán cho người ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 3. Loài sán nào dưới đây trên thân gồm hàng trăm đốt sán, mỗi đốt đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính? A. Sán lá gan. C. Sán bã trầu. B. Sán lá máu. D. Sán dây. Câu 4. Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển A. San hô B. Hải quỳ C. Thủy tức D. Sứa Câu 5. Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả? A. Trùng biến hình và trùng roi xanh. C. Trùng giày và trùng kiết lị. B. Trùng roi xanh và trùng giày. D. Trùng biến hình và trùng kiết lị Câu 6. Đâu là điểm GIỐNG nhau giữa hải quỳ và san hô? A. Hải quỳ và san hô đều có khả năng di chuyển. B. Hải quỳ và san hô đều có cơ thể đối xứng 2 bên. C. Hải quỳ và san hô đều có lối sống đơn độc D. Hải quỳ và san hô đều có lối sống cố định. Câu 7. Cho các giải thích sau: 1. Địa hình của các địa phương miền núi tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi Anophen phát triển: cây cối rậm rạp, có nhiều vũng nước đọng. 2. Điều kiện, hiểu biết, khả năng tiếp cận điều kiện y tế ở miền núi gặp nhiều khó khăn. 3. Người dân có thói quen mắc màn khi đi ngủ. 4. Các vấn đề về môi trường, vệ sinh không đảm bảo. Có bao nhiêu giải thích đúng vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở mền núi? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 8. Trùng roi giống thực vật ở những điểm nào? A. Có khả năng di chuyển B. Có diệp lục C. Dị dưỡng D. Có cấu tạo1 tế bào Câu 9. Loài ruột khoang nào có số lượng nhiều và được khai thác làm thực phẩm A. San hô B. Hải quỳ C. Thủy tức D. Sứa
- Câu 10. Vật chủ trung gian thường thấy của sán lá gan là gì? A. Cá. B. Ốc C. Trai. D. Hến. Câu 11. So với trùng biến hình chất bã được thải từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trùng giày thải các chất cặn bã ra ngoài qua A. lỗ thoát ở thành cơ thể. C. không bào co bóp. B. không bào tiêu hoá. D. bất cứ vị trí nào trên cơ thể như ở trùng biến hình. Câu 12. Thủy tức thích nghi với thời kì giá lạnh về mùa đông ít thức ăn bằng cách nào? A. Sinh sản vô tính. C. Sinh sản mọc chồi. B. Sinh sản hữu tính. D. Tái sinh từ 1 phần cơ thể. Câu 13. Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan? A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng. B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau. C. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông. D. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao. Câu 14. Điểm giống nhau giữa trùng kiết lị, trùng sốt rét là A. sống kí sinh trong cơ thể người. C. Sống tự do bên ngoài môi trường. B. cơ quan di chuyển đa dạng. D. có cấu tạo từ nhiều tế bào. Câu 15. Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người? A. Cản trở giao thông đường thuỷ C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi. B. Gây ngứa và độc cho người. D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi. Câu 16. Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào đều gồm các sinh vật có đời sống kí sinh? A. sán lá gan, sán dây và sán lông. B. sán dây và sán lá gan. C. sán lông và sán lá gan. D. sán dây và sán lông. Câu 17. Giun kim khép kín được vòng đời do trẻ em có thói quen A. Cắn móng tay, mút tay. B. Rửa tay trước khi ăn. C. Không ăn thức ăn lề đường. D. Vệ sinh môi trường sạch sẽ. Câu 18. Thủy tức thải các chất cặn bã ra ngoài theo con đường nào? A. Thành cơ thể. B. Lỗ miệng. C. Tế bào gai. D. Tua miệng Câu 19. Lợn gạo mang ấu trùng A. Sán dây B. Sán lá gan C. Sán lá máu D. Sán bã trầu Câu 20.Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì? A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước. C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù. B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển. D. Giúp sứa dễ bắt mồi. Câu 21. Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì: A. Trâu bò thường được chăn thả ngoài đồng ruộng, chúng ăn cỏ và uống nước ở các đầm, ao rồi lại phóng uế ngay trên đồng ruộng. B. Trâu bò thường được nuôi theo qui mô trang trại lớn. C. Trâu bò thường đucợ tẩy giun, sán định kì. D. Trâu bò thường được vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Câu 22. Cho các giải thích sau:
- 1. Ý thức giữ vệ sinh vẫn còn hạn chế: nhà tiêu, hố xí không hợp vệ sinh, ruồi nhặng nhiều tạo điều kiện cho trứng giun (có trong phân) phát tán đi khắp mọi nơi. 2. Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao: dùng phân tươi tưới rau, một số nơi người dân còn phóng uế bừa bãi, 3. Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh: ăn rau sống không qua sát trùng; mua, bán, chế biến quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng, không hợp vệ sinh, 4. Người dân chưa có ý thức tẩy giun định kì. Có bao nhiêu giải thích đúng vì sao ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 23: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là ĐÚNG ? A. Không có khả năng sinh sản vô tính. B. Kích thước cơ thể lớn. C. Sống trong nước, đất ẩm hoặc trong cơ thể sinh vật. D. Cấu tạo đa bào. Câu 24: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống tự do A. Trùng giày, trùng sốt rét B. Trùng roi, trùng kiết lị C. Trùng biến hình, trùng giày D. Trùng kiết lị, trùng sốt rét Câu 25: Bào xác của trùng kiết lị có thể tồn tại ở ngoài môi trường trong thời gian bao lâu? A. 3 tháng B. 6 tháng C. 9 tháng D. 12 tháng Câu 26: Vật trung gian truyền trùng kiết lị cho con người là A. Ruồi B. Muỗi Anôphen C. Chuột D. Gián Câu 27. Nhóm động vật sau nhóm nào gồm các động vật thuộc ngành giun dẹp A. Giun đũa, sán lá gan, sán dây. B. Giun kim, giun chỉ, giun rễ lúa C. Giun rễ lúa, giun chỉ, sán lá gan. D. Sán dây, sán lông, sán lá gan Câu 28. Giun kim đẻ trứng ở A. Ruột D. Máu C. Hậu môn D. Môi trường ngoài cơ thể Câu 29. Cành san hô thường được dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng? A. Khung xương đá vôi. B. Tế bào gai. C. Tua miệng. D. Đế bám. Câu 30. Uống thuốc tẩy giun đúng cách là A. 1 lần/năm B. 2 lần/năm C. 3 lần/năm D. 4 lần/năm Chúc các con làm bài tốt!
- TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NHÓM SINH 7 MÔN SINH 7 Năm học: 2021 – 2022 - Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D C C D A B B D B Biểu điểm 0,35 0,35 0,35 0,3 0,35 0,3 0,35 0,35 0,3 0,35 Câu hỏi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B A C B A A B A A Biểu điểm 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,3 0,3 0,3 0,35 0,35 Câu hỏi 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án D A B B B B C A A C Biểu điểm 0,35 0,35 0,35 0,3 0,35 0,35 0,35 0,3 0,3 0,3 ĐỀ DỰ PHÒNG Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C D B D D B B D B Biểu điểm 0,35 0,3 0,35 0,35 0,35 0,35 0,3 0,35 0,3 0,35 Câu hỏi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B A A A B A B A A Biểu điểm 0,35 0,35 0,35 0,35 0,3 0,35 0,3 0,35 0,3 0,35 Câu hỏi 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án A C C C C A D C A B Biểu điểm 0,3 0,3 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,3 0,3