Đề kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh (Có đáp án)

Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại dến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc-man tràn xuống xâm chiếm?


A. Cuối thế kỉ IV

B. Đầu thế kỉ V

C. Cuối thế kỉ V

D. Đầu thế kỉ IV


Câu 2: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội?

A. Nô lệ và thợ thủ công.

B. Nông dân và thương nhân.

C. Nô lệ và nông dân.

D. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.

Câu 3: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?


A. Ấn Độ và các nước phương Đông

C. Trung Quốc và các nước phương Đông

B. Nhật Bản và các nước phương Đông

D. Ấn Độ và các nước phương Tây


Câu 4: Ai là người đến châu Mĩ đầu tiên nhưng lại cho rằng đó là Ấn Độ?


A. Ph.Ma-gien-lan

C. Cô-lôm-bô

B. Đi-a-xơ

D. Va-xcô đơ Ga-ma


Câu 5: Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là nước nào?


A. Nước Pháp

B. Nước Bỉ

C. Nước Ý

D. Nước Anh


Câu 6: Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo?


A. Lu-thơ

B. Can-vanh

C. Ga-li-lê

D. Cô-péc-ních


Câu 7: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là gì?


A. Nông dân tự canh

C. Nông dân lĩnh canh

B. Nông dân làm thuê

D. Nông nô


Câu 8: Triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc do ai lập ra?


A. Lý Tự Thành

C. Chu Nguyên Chương

B. Hốt Tất Liệt

D. Lưu Bang

docx 9 trang Thái Bảo 06/07/2024 1800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022_ng.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN LỊCH SỬ 7 (TRỰC TUYẾN) TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra:27/10/2021 Mã đề: 01 ĐỀ BÀI (Thi trắc nghiệm) Em hãy chọn phương án đúng nhất cho các câu sau: Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại dến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc-man tràn xuống xâm chiếm? A. Cuối thế kỉ IV B. Đầu thế kỉ V C. Cuối thế kỉ V D. Đầu thế kỉ IV Câu 2: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội? A. Nô lệ và thợ thủ công. B. Nông dân và thương nhân. C. Nô lệ và nông dân. D. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh. Câu 3: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu? A. Ấn Độ và các nước phương Đông B. Nhật Bản và các nước phương Đông C. Trung Quốc và các nước phương Đông D. Ấn Độ và các nước phương Tây Câu 4: Ai là người đến châu Mĩ đầu tiên nhưng lại cho rằng đó là Ấn Độ? A. Ph.Ma-gien-lan B. Đi-a-xơ C. Cô-lôm-bô D. Va-xcô đơ Ga-ma Câu 5: Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là nước nào? A. Nước Pháp B. Nước Bỉ C. Nước Ý D. Nước Anh Câu 6: Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo? A. Lu-thơ B. Can-vanh C. Ga-li-lê D. Cô-péc-ních Câu 7: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là gì? A. Nông dân tự canh B. Nông dân làm thuê C. Nông dân lĩnh canh D. Nông nô Câu 8: Triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc do ai lập ra? A. Lý Tự Thành B. Hốt Tất Liệt C. Chu Nguyên Chương D. Lưu Bang Câu 9: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì? A. Chữ Nho B. Chữ tượng hình C. Chữ Phạn D. Chữ Hin-đu Câu 10: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất? A. Vương triều Gup-ta B. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn C. Vương triều hồi giáo Đê-li D. Vương triều Mác-sa Câu 11: Vương quốc Cham-pa được thành lập tại vùng nào của Đông Nam Á? A. Hạ lưu sông Mê Công B. Hạ lưu sông Mê Nam C. Trung Bộ Việt Nam D. Các đảo của In-đô-nê-xi-a Câu 12: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến châu Âu là gì? A. Nghề nông trồng lúa nước B. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn C. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến D. Nghề trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc Câu 13: Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng hình thức nào? A. Đánh thuế B. Tô, tức C. Địa tô D. Làm nghĩa vụ phong kiến Câu 14: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là gì? A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô C. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lãnh canh
  2. D. Địa chủ và nông nô Câu 15: Kinh đô của nước ta dưới thời Ngô Quyền ở đâu? A. Hoa Lư B. Phú Xuân C. Cổ Loa D. Mê Linh Câu 16: Loạn 12 sứ quân diễn ra thời điểm nào? A. Cuối thời nhà Ngô B. Cuối thời nhà Đinh C. Đầu thời nhà Đinh D. Đầu thời nhà Tiền Lê Câu 17: “Cờ lau tập trận” là nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam? A. Lê Hoàn B. Đinh Bộ Lĩnh C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Thủ Độ Câu 18: Quốc hiệu của nước ta dưới thời Đinh Bộ Lĩnh là gì? A. Đại Việt B. Đại Cồ Việt C. Vạn Xuân D. Đại Ngu Câu 19: Quân đội thời Tiền Lê có những bộ phận nào? A. Bộ binh, tượng binh và kị binh B. Quân địa phương và quân các lộ C. Cấm quân và quân địa phương D. Cấm quân và quân các lộ Câu 20: Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi ở đâu? A. Ở sông Như Nguyệt B. Ở Rạch Gầm-Xoài Mút C. Ở Chi Lăng-Xương Giang D. Ở sông Bạch Đằng Câu 21: Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại? A. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi, buôn bán B. Các làng nghề thủ công phát triển trở thành thành thị C. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa D. Sản xuất bị đình đốn Câu 22: Kinh tế của lãnh địa mang tính chất gì? A. Buôn bán trao đổi với lãnh địa khác B. Tự cung, tự cấp C. Phụ thuộc vào thành thị D. Nông dân vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công Câu 23: Cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu? A. Tăng lữ quý tộc B. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc C. Công nhân, quý tộc D. Thương nhân, quý tộc Câu 24: Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đươc hình thành trên cơ sở nào? A. Các thành thị trung đại B. Thu vàng bạc hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông C. Sự phá sản của chế độ phong kiến D. Vốn và công nhân làm thuê Câu 25: Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản? A. Không muốn lao động bằng nông nghiệp B. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất C. Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản D. Lao động và sinh hoạt trong xí nghiệp tư bản dễ sống hơn Câu 26: Ý nào sau đây không là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng? A. Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến B. Lật đổ chế độ phong kiến ở châu Âu C. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại D. Là cuộc cách mạng tư tưởng lớn thời trung đại Câu 27: Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á? A. Triền đại phong kiến Nhà Tần B. Triều đại phong kiến Nhà Minh C. Triều đại phong kiến nhà Đường D. Triều đại phong kiến Nhà Thanh Câu 28: Dưới thời Đường, đời sống của nông dân và sản xuất nông nghiệp như thế nào? A. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút. B. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển.
  3. C. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất sản xuất nông nghiệp trì trệ D. Nông dân được cấp ruộng sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu. Câu 29: Sự giống nhau giữa vương quốc hồi giáo Đê-li và vương quốc Môn-gôn là gì? A. Cùng theo đạo Phật B. Đều là vương triều của người nước ngoài C. Cùng theo đạo Hồi D. Đều là dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì Câu 30: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu là gì? A. Hình thành sớm, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản B. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn D. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm Câu 31: Thế nào là chế độ quân chủ? A. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu B. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa Câu 32: Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông là gì? A. Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung do vua đứng đầu B. Nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị C. Nhà nước phong kiến phân quyền D. Nhà nước trở thành Hoàng Đế hay Đại Vương Câu 33: Bộ máy nhà nước do Ngô Quyền tổ chức là một nhà nước như thế nào? A. Là một nhà nước đơn giản B. Là một nhà nước rất quy mô C. Là một nhà nước phức tạp D. Là một nhà nước rất hoàn chỉnh Câu 34: Dương Tam Kha đã cướp ngôi của họ Ngô trong hoàn cảnh như thế nào? A. Tình hình đất nước rối loạn, nguy cơ ngoại xâm B. Ngô Quyền mất, con còn trẻ không đủ uy tín và sức mạnh giữ vững chính quyền trung ương. Đất nước lâm vào tình trạng không ổn định C. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình gay gắt, tranh dành quyền lực D. Vua mới còn nhỏ, giao quyền chấp chính cho Dương Tam Kha Câu 35: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì? A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền Câu 36: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất B. Đinh Tiên Hoàng mất, Vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn Câu 37: Phong trào Văn hóa Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là: A. cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại B. cuộc cách mạng văn hoá C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản D. cuộc cách mạng tư sản Câu 38: Vì sao chế độ phong kiến tồn tại ở phương Đông dai dẳng hơn so với phương Tây? A. Do nền kinh tế hàng hóa không phát triển mạnh ở phương Đông B. Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên C. Do phương Đông chịu sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân muộn D. Do chế độ phong kiến ở phương Đông ưu việt hơn so với phương Tây Câu 39: Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc? A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một Quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc
  4. Câu 40: Hành động nào sau đây của Ngô Quyền không thể hiện được ý thức xây dựng quốc gia độc lập tự chủ? A. Lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô B. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới ở trung ương C. Quy định lại các lễ nghi trong triều, trang phục của quan lại cao cấp D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán Hết
  5. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN LỊCH SỬ 7 (TRỰC TUYẾN) TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra:27/10/2021 Mã đề: 02 ĐỀ BÀI (Thi trắc nghiệm) Em hãy chọn phương án đúng nhất của các câu sau: Câu 1: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ các tầng lớp nào của xã hội? A. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc có nhiều ruộng đất C. Nô lệ được giải phóng D. Địa chủ phong kiến Câu 2: Người sản xuất chính trong lãnh địa là ai? A. Lãnh chúa B. Nô lệ C. Nông nô D. Nông dân Câu 3: Lãnh địa phong kiến là gì? A. Vùng đất rộng lớn của nông dân B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô D. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự Câu 4: Ai là người tìm ra châu Mĩ? A. Va-xcô đơ Ga-ma B. Ph. Ma-gien-lan C. Cô-lôm-bô D. B. Đi-a-xơ Câu 5: Nước nào đứng đầu trong cuộc phát kiến địa lí? A. Anh, Pháp. B. Đức, Ý C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha D. Pháp, Bồ Đào Nha Câu 6: Hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu là gì? A. Phật giáo B. Ki-tô giáo C. Hồi giáo D. Ấn Độ giáo Câu 7: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là gì? A. Vạn lý trường thành B. Ngọ môn C. Tử cấm thành D. Lũy Trường Dục Câu 8: Đến thời Tống người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng, đó là gì? A. Kĩ thuật luyện đồ kim loại, thuốc súng, nghề in, giấy viết B. Đóng tàu, chế tạo súng, nghề in, giấy viết C. Thuốc nhuộm, thuốc in, giấy viết D. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết Câu 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li ở Ấn Độ do người nào lập nên? A. Người Ấn Độ B. Người Mông Cổ C. Người Thổ Nhĩ Kì D. Người Trung Quốc Câu 10: Kinh Vê-đa được viết bằng chữ gì? A. Chữ Phạn B. Chữ tượng hình C. Chữ Nho D. Chữ Hin-đu Câu 11: Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại gì? A. Sắt B. Vàng C. Đồng D. Thiết Câu 12: Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời trung cổ đại? A. Việt Nam B. Thái Lan C. Cam-pu-chia D. Lào Câu 13: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương Đông là gì? A. Nghề nông trồng lúa nước B. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn C. Kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến D. Nghề nông trồng lúa nước và chăn nuôi Câu 14: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là gì? A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh B. Quý tộc địa chủ và nông nô, nô tì C. Lãnh chú phong kiến và nông dân lĩnh canh D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
  6. Câu 15: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981? A. Đinh Toàn B. Lê Hoàn C. Thái hậu Dương Vân Nga D. Đinh Liễn Câu 16: Đinh Bộ Lĩnh gây dựng căn cứ ở đâu? A. Hoa Lư (Ninh Bình) B. Triệu Sơn (Thanh Hóa) C. Lam Sơn (Thanh Hóa) D. Cẩm Khê (Phú Thọ) Câu 17: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì? A. Bắc Bình Vương B. Bình Định Vương C. Vạn Thắng Vương D. Bố Cái Đại Vương Câu 18: Vua Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu là gì? A. Thái Bình B. Hưng Thống C. Thiên Phúc D. Ứng Thiên Câu 19: Khi Lê Hoàn lên ngôi vua nước ta phải đối phó với quân xâm lược nào? A. Nhà Minh B. Nhà Tống C. Nhà Đường D. Nhà Hán Câu 20: Triều đại phong kiến nào nối tiếp nhà Đinh? A. Nhà Lý B. Nhà Tiền Lê C. Nhà Trần D. Nhà Hậu Lê Câu 21: Mục đích ra đời của các phường hội, thương hội là gì? A. Cùng nhau sản xuất và buôn bán. B. Cùng nhau trao đổi hàng hóa C. Tổ chức triển lãm giới thiệu hàng hóa của mình. D. Tổ chức các hội chợ trao đổi hàng hóa Câu 22: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô? A. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa B. Nông nô phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác C. Nông nô phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa D. Cũng giống như nô lệ, nông dân không có quyền xây dựng gia đình riêng Câu 23: Điều kiện nào trong các điều kiện sau đây là quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu? A. Có nguồn vốn tích lũy ban đầu lớn và một đội ngũ công nhân làm thuê B. Những đồn điền rộng lớn, hoặc các trang trại được lập nên C. Lập các công ti thương mại D. Sự ra đời các công trường thủ công, hình thức xưởng sản xuất với qui mô lớn Câu 24: Sau cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, người nông nô như thế nào? A. Được hưởng thành quả do phát kiến mang lại. B. Được ấm no vì của cải xã hội ngàv càng nhiều. C. Bị thất nghiệp và phải làm thuê cho tư sản. D. Bị trở thành những người nô lệ Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyên là gì? A. Nhà nước không chăm lo đời sống nhân dân. B. Nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc. C. Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán. D. Nhà Nguyên tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ tiêu tốn nhiều sức người, sức của. Câu 26: Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến? A. Nho giáo B. Đạo giáo C. Phật giáo D. Ki-tô giáo Câu 27: “Vua chỉ biết đục khoét nhân dân đế sống xa hoa, truỵ lạc. Còn những người nông dân và thợ thủ công thì không những phải nộp tô, thuế nặng nề mà còn bị đi lính, đi phu, xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như cố cung ở Kinh đô, Bắc Kinh”. Đó là tình hình xã hội phong kiến Trung Quốc triều đại nào? A. Cuối thời Tần - Hán C. Cuối thời Đường
  7. B. Cuối thời Tống - Nguyên D. Cuối thời Minh - Thanh Câu 28: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô-gôn là gì? A. Cùng theo đạo Phật B. Là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì C. Đều là vương triều của người nước ngoài D. Cùng theo đạo Hồi Câu 29: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển? A. Vương triều Gúp-ta B. Vương triều Mô-gôn C. Vương triều Hồi giáo Đê-li D. Vương triều Hác-sa Câu 30: Nét chung về điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á là gì? A. Chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa B. Chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới C. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới D. Chịu ảnh hưởng của khí hậu hàn đới Câu 31: Nét đặc sắc trong kiến trúc của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á là gì? A. Ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ B. Có nhiều đền, tháp nổi tiếng C. Các đền, chùa với kiến trúc độc đáo D. Có nhiều đền, chùa đẹp Câu 32: Tại sao nói đặc điểm chính trị của các quốc gia phong kiến phương Tây đi từ phân quyền đến tập quyền? A. Vai trò của nhà vua được thay đổi từ chỗ chỉ là lãnh chúa lớn đến ông vua chuyên chế B. Lãnh thổ từ chỗ thống nhất đã bị phân tán thành nhiều lãnh thổ nhỏ. C. Các lãnh chúa phong kiến nắm trong tay thực quyền, nhà vua chỉ là tượng trưng. D. Do sự tồn tại của chế độ phong quân bồi thần Câu 33: Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”? A. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô. B. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô. C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước. D. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán Câu 34: Nhận xét nào không đúng khi nói về tổ chức nhà nước thời nhà Ngô? A. Thể hiện ý thức độc lập tự chủ B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai C. Đặt cơ sở cho sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau D. Tổ chức bộ máy nhà nước đã cơ bản được tổ chức chặt chẽ, hoàn thiện Câu 35: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân? A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài. B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ. C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ. D. Được nhà Tống giúp đỡ. Câu 36: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh lại chọn Hoa Lư làm kinh đô? A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư. B. Hoa Lư có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội. C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, có địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ đất nước. D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước. Câu 37: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê? A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta. B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa. C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.
  8. D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ. Câu 38: Ý nào sau đây không là nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua? A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khả năng lãnh đạo đất nước C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt D. Do sự ủng hộ của thái hậu Dương Vân Nga Câu 39: Đông Nam Á thời phong kiến có hình thức tín ngưỡng nào vẫn được duy trì đến ngày nay? A. Thờ cúng tổ tiên B. Tín ngưỡng phồn thực C. Thờ các vị thần D. Nghi thức cầu mong được mùa Câu 40: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào? A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân. B. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân. C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô. D. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công. Hết
  9. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 7 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2021-2022 Mã đề 01 Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 C C A C C A C C C B Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 C C C A C A B B C D Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 A B D D B B C B B A Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39 Câu 40 A A A B B B A A B D Mã đề 02 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 B C B C C B A D C A Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 A C B D B A C A B B Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 A D A C C A D C A A Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39 Câu 40 C A C D D C B D A A BGH TTCM/NTCM duyệt Người ra đề (Đã kí) (Đã kí) Phạm Thị Thanh Hoa Nguyễn Thị Minh