Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa (Có đáp án)

Câu 1: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

A. Bắc bộ B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Tây Bắc.

Câu 2: “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống quê hương. B. Phong tục tập quán.

C. Trryền thống gia đình. D. Nét đẹp bản địa.

Câu 3: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

A. Hiếu thảo. B. Yêu nước. C. Dũng cảm. D. Trung thực.

Câu 4: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?

A. Yêu nước. B. Hà tiện, ích kỉ.

C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ. D. Cần cù lao động.

Câu 5: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường. B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.

C. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ. D. Lười biếng, kiên cường, vị tha.

Câu 6: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?

A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.

B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.

C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.

D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.

Câu 7: Anh Q sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh Q đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh Q là người

A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

docx 5 trang Thái Bảo 11/07/2024 1720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: GDCD 7 ĐỀ DỰ BỊ Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 3 trang) Ngày kiểm tra: 24/10/2023 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Hãy ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất vào giấy kiểm tra. Câu 1: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam? A. Bắc bộ B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Tây Bắc. Câu 2: “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Truyền thống quê hương. B. Phong tục tập quán. C. Trryền thống gia đình. D. Nét đẹp bản địa. Câu 3: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ? A. Hiếu thảo. B. Yêu nước. C. Dũng cảm. D. Trung thực. Câu 4: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương? A. Yêu nước. B. Hà tiện, ích kỉ. C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ. D. Cần cù lao động. Câu 5: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương? A. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường. B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất. C. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ. D. Lười biếng, kiên cường, vị tha. Câu 6: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học? A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện. B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao. C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương. D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao. Câu 7: Anh Q sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh Q đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh Q là người A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới. D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh. Câu 8: Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào? A. Mùng 10 tháng 3 âm lịch B. Mùng 10 tháng 3 dương lịch C. Mùng 10 tháng 1 âm lịch D. Mùng 10 tháng 2 âm lịch Câu 9: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi lại nhóm thanh niên. C. Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá.
  2. D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí kịp thời. Câu 10: Ông P muốn truyền lại bí quyết làm bánh giò ngon cho anh K (là cháu mình) để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Anh K rất hào hứng và mong muốn được học nghề làm bánh từ ông P. Tuy nhiên bố mẹ của anh K lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này những nhân vật nào đã không có ý thức phát huy nghề truyền thống? A. Ông P. B. Bố mẹ anh K. C. Anh K và bố mẹ mình. D. Ông P và anh K. Câu 11: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ ông bà. B. Chê bai người khuyết tật. C. Cho bạn mượn tiền chơi game. D. Sẵn sàng nhận lỗi sai thay cho bạn. Câu 12: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Thương người như thể thương thân B. Ruột ngựa, phổi bò. C. Người sống đống vàng. D. Con mắt là mặt đồng cân. Câu 13: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người: A. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu. B. Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người. C. Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân. D. Thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn. Câu 14: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ? A. Chia ngọt sẻ bùi. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Con nhà lính, tính nhà quan. D.Thắng không kiêu, bại không nản. Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Người biết cảm thông, chia sẻ luôn bị người khác lợi dụng, chèn ép. B. Giúp cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc. C. Giúp con người có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách. D. Khiến cho các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn. Câu 16: Hành động nào thể hiện sự tương thân tương ái? A. Ủng hộ, quyên góp giúp đồng bào vùng bão lũ. B. Coi thường các bạn hoàn cảnh khó khăn. C. Mặc kệ bạn bè đánh nhau, gây gổ. D. Nói xấu người khác sau lưng. Câu 17: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Xác định đúng mục đích học tập. B. Không làm bài tập về nhà. C. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi. D. Chỉ học môn mình thích. Câu 18: Biểu hiện nào sau đây đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập? A. Chây lười, ỷ lại. B. Chăm chỉ . C. Siêng năng. D. Kiên trì. Câu 19. Tự giác học tập là: A. Chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở. B. Học trên lớp, về nhà không cần học.
  3. C. Chỉ quan tâm đến công việc của lớp. D. Chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người. Câu 20. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây? A. Tự lập, tự chủ, kiên trì. B. Yêu thương con người. C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. D. Khoan dung. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 21 ( 1 điểm): Nêu biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? Câu 22 ( 2 điểm): Em hãy giải thích vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau? Cho ví dụ minh họa? Câu 23 ( 2 điểm): Trong giờ học Anh, cô giáo yêu cầu cả lớp thảo luận nhóm. Bạn D mặc dù học giỏi, biết câu trả lời nhưng không tham gia thảo luận mà ngồi đọc truyện. a. Nhận xét về suy nghĩ và việc làm của D? Nếu là bạn cùng nhóm với D, em sẽ khuyên bạn như thế nào? b. Hãy chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện tính tích cực tự giác trong học tập? HẾT
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG MÔN GDCD 7 I. Phần trắc nghiệm (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ Đề\câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Dự Bị C A A B A D A A D B A A D A A A A A A A 101 A A B D D B C A D D A B A B D B D B B B 102 C B D D B C B B B B D B C B B C A B A B 103 C A A B A D C C D D A D A D A D D A D D 104 C A D C D A A A B B D C D C C C A B A A II. Phần tự luận (5 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 21 - Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. 0,25 - Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài đầy đủ, (1 điểm) hang hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm, ). 0,25 - Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập. 0,25 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của bản 0,25 thân. Câu 22 a. - Người được sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ có động lực vượt qua khó (2 điểm) khăn thử thách. 0,25 - Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ được mọi người yêu qúy, tôn 0,25 trọng. 0,25 - Cuộc sống sẽ tràn ngập yêu thương, niềm vui, hạnh phúc. - Làm cho các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp, bền vững. 0,25 b. HS tự liên hệ bản thân ( Lấy 4 ví dụ, mỗi ví dụ chính xác được 0,25 điểm) Câu 23 a. Em không đồng tình với việc làm của bạn D vì: 0,25 Bạn quá thờ ơ với công việc chung của nhóm. (2 điểm) - Khuyên bạn nên tích cực tham gia thảo luận nhóm để chia sẻ hiểu biết của 0,25 mình với các bạn. 0,25 - Đồng thời, qua thảo luận nhóm bản thân bạn sẽ phát huy cũng như được rèn 0,25 luyện thêm các kĩ năng cần thiết của người học sinh. b. HS chia sẻ được những việc mà bản thân đã làm để rèn luyện tính tích cực tự giác trong học tập. (Chia sẻ 4 việc làm, mỗi việc làm đúng được 0,25 điểm) BGH Duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người ra đề Kiều Thị Tâm Ngô Thúy Loan Nguyễn Thị Thu Hòa
  5. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: GDCD 7 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 23/10/2023 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Kiểm tra đánh giá kiến thức ở các bài: + Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương + Bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ + Bài 3: Học tập tự giác, tích cực 2. Năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết tình huống, làm việc độc lập, tư duy sáng tạo. - Năng lực riêng: năng lực tự học, tự chủ, năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân. 3. Phẩm chất: - Nhân ái, yêu thích môn học, thích tìm tòi, khám phá. II. Hình thức đề kiểm tra: 50% trắc nghiệm + 50% tự luận III. Ma trận đề Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % (40%) (30%) (20%) (10%) điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Tự hào về truyền thống quê hương Số câu 5 5 10 Số điểm 1,25 1,25 25% Quan tâm cảm thông, chia sẻ Số câu 3 3 1 7 Số điểm 0,75 0,75 2 35% Học tập tự giác, tích cực Số câu 4 1 0,5 0,5 6 Số điểm 1 1 1 1 40% Tổng câu 13 8,5 1 0,5 23 Tổng điểm 4 3 2 1 10 IV. Bảng đặc tả (đính kèm) V. Đề kiểm tra (đính kèm)