Đề kiểm tra giữa kì I môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thanh Huệ (Có đáp án)

Câu: 1 Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất là:

A. nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam.

B. từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 400Bắc.

C. từ vĩ tuyến 400N - B đến 2 vòng cực Nam - Bắc.

D. từ Xích đạo đến vĩ tuyến 200 Bắc - Nam.

Câu 2: Loại gió thổi quanh năm ở đới nóng là:

A. gió Tây ôn đới C. gió mùa.

B. gió Tín phong. D. gió Đông cực.

Câu 3: Kiểu môi trường nào sau đây không thuộc đới nóng?

A. Môi trường xích đạo ẩm. C. Môi trường nhiệt đới.

B. Môi trường nhiệt đới gió mùa. D. Môi trường địa trung hải.

Câu 4: Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là:

A. lạnh, khô. C. khô, nóng.

B. nóng, ẩm. D. lạnh, ẩm.

Câu 5: Loại rừng nào thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển:

A. rừng rậm nhiệt đới C. rừng thưa và xa van

B. rừng rậm xanh quanh năm D. rừng ngập mặn

Câu 6: Tại sao rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây?

A. Do nhiều loài cây sinh trưởng mạnh, chiếm hết diện tích của các loài còn lại.

B. Do trong rừng không đủ nhiệt độ và độ ẩm cho cây cối sinh trưởng.

C. Do mỗi loài cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.

D. Do đất trong rừng nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị rửa trôi.

Câu 7: Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là:

A. nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ quanh năm.

B. nhiệt độ cao, khô hạn quanh năm.

C. nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9).

D. nóng ẩm quanh năm, lượng mưa và độ ẩm lớn.

doc 10 trang Thái Bảo 06/07/2024 1460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thanh Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_dia_li_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tra.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thanh Huệ (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (TRỰC TUYẾN) MÔN ĐỊA LÍ 7 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài 45 phút Mã đề 1 Ngày kiểm tra: 28 / 10 /2021 Em hãy chọn đáp án đúng của các câu hỏi sau: Câu: 1 Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất là: A. nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam. B. từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 400Bắc. C. từ vĩ tuyến 400N - B đến 2 vòng cực Nam - Bắc. D. từ Xích đạo đến vĩ tuyến 200 Bắc - Nam. Câu 2: Loại gió thổi quanh năm ở đới nóng là: A. gió Tây ôn đới C. gió mùa. B. gió Tín phong. D. gió Đông cực. Câu 3: Kiểu môi trường nào sau đây không thuộc đới nóng? A. Môi trường xích đạo ẩm. C. Môi trường nhiệt đới. B. Môi trường nhiệt đới gió mùa. D. Môi trường địa trung hải. Câu 4: Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là: A. lạnh, khô. C. khô, nóng. B. nóng, ẩm. D. lạnh, ẩm. Câu 5: Loại rừng nào thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển: A. rừng rậm nhiệt đới C. rừng thưa và xa van B. rừng rậm xanh quanh năm D. rừng ngập mặn Câu 6: Tại sao rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây? A. Do nhiều loài cây sinh trưởng mạnh, chiếm hết diện tích của các loài còn lại. B. Do trong rừng không đủ nhiệt độ và độ ẩm cho cây cối sinh trưởng. C. Do mỗi loài cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. D. Do đất trong rừng nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị rửa trôi. Câu 7: Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là: A. nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ quanh năm. B. nhiệt độ cao, khô hạn quanh năm. C. nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9). D. nóng ẩm quanh năm, lượng mưa và độ ẩm lớn. Câu 8: Hạn chế của tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới là: A. nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng. B. đất ngập úng gây thoái hóa C. đất bị nhiễm phèn nặng. D. dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa. Câu 9: Môi trường nhiệt đới rất thích hợp cho loại cây trồng nào? A. rau quả ôn đới. B. cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới. C. cây dược liệu. D. cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới Câu 10: Đi từ vĩ tuyến 50 về phía hai chí tuyến, các thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là: A. rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa, xavan. B. rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc. C. xa van, rừng thưa, nửa hoang mạc. D. rừng lá rộng, rừng thưa, xavan. Câu 11: “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào?
  2. A. Môi trường xích đạo ẩm. B. Môi trường nhiệt đới gió mùa. C. Môi trường nhiệt đới. D. Môi trường ôn đới. Câu 12: Hướng gió chính của gió mùa mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. Đông Bắc C. Tây Nam B. Đông Nam D. Tây Bắc. Câu 13: Loại gió nào mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa? A. gió mùa Tây Nam. C. gió Tín phong. B. gió mùa Đông Bắc D. gió Đông Nam. Câu 14: Cây lương thực đặc trưng ở môi trường nhiệt đới gió mùa? A. Cây lúa mì. C. Cây ngô. B. Cây lúa nước. D. Cây lúa mạch. Câu 15: Việt Nam nằm trong môi trường: A. xích đạo ẩm B. nhiệt đới gió mùa C. nhiệt đới D. ôn đới Câu 16: Đới nóng tập trung khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới? A. 50% B. 60% C.70% D. 80% Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn tài nguyên khoáng sản ở đới nóng nhanh chóng bị cạn kiệt là: A. kinh tế phát triển. B. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu. C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. D. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong ngước. Câu 18: Châu lục nghèo đói nhất thế giới là: A. Châu Á. C. Châu Mĩ. B. Châu Phi. D. Châu Đại Dương. Câu 19: Ở nước ta, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng (bốc mùi hôi thối, màu đen đục), nguyên nhân chủ yếu do: A. chất thải sinh hoạt của dân cư đô thị. B. hoạt động sản xuất nông nghiệp. C. hoạt động dịch vụ du lịch. D. hoạt động sản xuất công nghiệp. Câu 20: Hiện nay, tài nguyên rừng ở đới nóng đang bị suy giảm nguyên nhân chủ yếu không phải do: A. mở rộng diện tích đất canh tác. B. nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên. C. chiến tranh tàn phá. D. con người khai thác quá mức. Câu 21: Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết: A. các độ tuổi của dân số. B. số lượng nam và nữ. C. số người sinh, tử của một năm. D. số người dưới tuổi lao động. Câu 22: Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc đến năm 2050 dân số thế giới sẽ là bao nhiêu: A. 7,9 tỉ người. B. 8,9 tỉ người.
  3. C. 9,6 tỉ người. D. 12 tỉ người. Câu 23: Gia tăng cơ giới là: A. sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi. B. sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến. C. sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi. D. sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến. Câu 24: Những khu vực tập trung đông dân cư là: A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi. B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì. C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ. D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì. Câu 25: Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là: A. bàn tay. B. màu da. C. môi. D. lông mày. Câu 26: Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây? A. Đồng bằng. B. Các trục giao thông lớn. C. Ven biển, các con sông lớn. D. Hoang mạc, miền núi, hải đảo. Câu 27: Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là A. công nghiệp. B. nông – lâm-ngư nghiệp. C. dịch vụ. D. du lịch. Câu 28: Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thời kì nào? A.Thời Cổ đại. B. Thế kỉ XIX. C. Thế kỉ XX. D. Thế kỉ XV. Câu 29: Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là A. châu Âu. B. châu Á. C. châu Mĩ. D. châu Phi. Câu 30: Nằm ở giữa chí tuyến Bắc (Nam) đến vòng cực Bắc (Nam) là vị trí phân bố của đới khí hậu nào? A. Đới nóng. B. Đới ôn hòa. C. Đới lạnh. D. Nhiệt đới. Câu 31: Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là: A. môi trường ôn đới hải dương. B. môi trường ôn đới lục địa. C. môi trường hoang mạc. D. môi trường địa trung hải. Câu 32: Đâu là biểu hiện của sự thay đổi thiên nhiên theo chiều bắc nam ở đới ôn hòa? A. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. B. Bờ Tây lục địa có khí hậu ẩm ướt, càng vào sâu đất liền tính lục địa càng rõ rệt. C. Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp. D. Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao và rừng lá kim.
  4. Câu 33: Môi trường ôn đới hải dương phân bố chủ yếu ở bờ phía Tây lục địa, nguyên nhân vì A. vị trí giáp biển, có dòng biển lạnh chảy ven bờ. B. đón gió Tây ôn đới và dòng biển nóng chảy ven bờ. C. địa hình núi cao, có lượng mưa lớn. D. đón gió mùa mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. Câu 34: Nguyên nhân ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa chủ yếu do: A. hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. B. hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. C. hoạt động sản xuất công nghiệp và phương tiện giao thông. D. hoạt động du lịch và sinh hoạt của dân cư. Câu 35: Tác hại của hiện tượng “thủy triều đỏ” là gì? A. Chết ngạt các sinh vật sống trong nước B. Tạo nên mưa a-xit. C. Làm thủng tầng ô dôn. D. Làm mực nước biển dâng cao. Câu 36: Hiện tượng thủng tầng ô-dôn sẽ tác động như thế nào đến sức khỏe con người ? A. Đem đến các trận mưa a-xit. B. Gây ra các bệnh về đường hô hấp. C. Gây ung thư da. D. Mực nước biển dâng cao. Câu 37: Vấn đề quan trọng nhất về tài nguyên nước hiện nay ở đới ôn hòa là A. thiếu nước cho sản xuất. B. thiếu nước sạch. C. hạn hán thiếu nước vào mùa khô. D. nhiễm mặn, nhiễm phèn. Câu 38: Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? A. Dọc theo đường xích đạo. B. Từ vòng cực về cực. C. Vùng ven biển và khu vực xích đạo. D. Dọc theo hai đường chí tuyến và giữa lục địa Á – Âu. Câu 39: Đặc điểm bề mặt các hoang mạc là: A. sỏi đá hoặc những cồn cát. B. các đồng cỏ, bụi cây thấp. C. các đồng bằng phù sa màu mỡ. D. các cao nguyên badan lượn sóng. Câu 40: Dân cư vùng hoang mạc phân bố chủ yếu ở: A. dọc các con sông. B. gần các hồ nước ngọt. C. các ốc đảo. D. vùng ven biển. - Hết-
  5. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN ĐỊA LÍ 7 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Mã đề 1 Học sinh trả lời mỗi câu đúng cho 0,25 điểm 1-A 2-B 3-D 4-B 5-D 6-C 7-C 8-D 9-B 10-B 11-B 12-C 13-A 14-B 15-B 16-A 17-B 18-B 19-A 20-C 21-C 22-B 23-C 24-D 25-B 26-C 27-B 28-C 29-B 30-B 31-B 32-C 33-B 34-C 35-A 36-C 37-B 38-D 39-A 40-C - Hết - Ban giám hiệu TT/NTCM duyệt Người ra đề (Đã kí) (Đã kí) Đoàn Thị Hoa Trần Thị Thanh Huệ
  6. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (TRỰC TUYẾN) MÔN ĐỊA LÍ 7 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài 45 phút Mã đề 2 Ngày kiểm tra: 28 / 10 /2021 Em hãy chọn đáp án đúng của các câu hỏi sau: Câu 1: Có mấy kiểu môi trường trong đới nóng: A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 2: Gió Tín phong ở đới nóng thổi từ đâu đến đâu? A. Từ Xích đạo về chí tuyến. B. Từ áp cao chí tuyến về Xích đạo. C. Từ vòng cực đến cực. D. Từ cực đến vòng cực. Câu 3: Từ 50B đến 50N là phạm vi phân bố của: A. môi trường nhiệt đới. C. môi trường nhiệt đới gió mùa. B. môi trường xích đạo ẩm. D. môi trường hoang mạc. Câu 4: Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là: A. xa van, cây bụi lá cứng. C. rừng rậm xanh quanh năm. B. rừng lá kim. D. rừng lá rộng. Câu 5: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm? A. Khí hậu nóng và ẩm quanh năm. B. Biên độ nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và cao nhất rất nhỏ (30C). C. Lượng mưa trung bình năm lớn, mưa tăng dần từ xích đạo về hai cực. D. Độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80%. Câu 6: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng: A. giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam. B. vĩ tuyến 50 đến chí tuyến ở 2 bán cầu. C. vĩ tuyến 50B đến vòng cực Bắc. D. chí tuyến Nam đến vĩ tuyến 400N Câu 7: Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào? A. Môi trường xích đạo ẩm. C. Môi trường nhiệt đới. B. Môi trường nhiệt đới gió mùa. D. Môi trường ôn đới. Câu 8: Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là: A. phân hóa theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô. B. sông ngòi nhiều nước quanh năm. C. sông ngòi ít nước quanh năm, do lượng mưa rất thấp. D. shế độ nước sông thất thường. Câu 9: Thiên nhiên môi trường nhiệt đới chủ yếu thay đổi theo: A. vĩ độ và độ cao địa hình. C. bắc – nam và đông – tây. B. đông – tây và theo mùa. D. vĩ độ và theo mùa. Câu 10: Biện pháp bảo vệ đất ở môi trường nhiệt đới khỏi bị xói mòn, rửa trôi: A. canh tác hợp lí B. trồng cây che phủ đất C. cả A, B đều đúng D. cả A, B đều sai Câu 11: Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất? A. Nam Á, Đông Nam Á C. Tây Nam Á, Nam Á. B. Nam Á, Đông Á D. Bắc Á, Tây Phi. Câu 12: Hướng gió chính của gió mùa mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. Tây Nam. C. Đông Nam.
  7. B. Đông Bắc. D. Tây Bắc. Câu 13: Thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa? A. Rừng cây rụng lá vào mùa khô. B. Đồng cỏ cao nhiệt đới. C. Rừng ngập mặn. D. Rừng rậm xanh quanh năm. Câu 14: Hạn chế của khí hậu nhiệt đới gió mùa là: A. nhiệt độ trung bình năm trên 200C. B. đất đai dễ xói mòn, sạt lở. C. thời tiết diễn biến thất thường. D. nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa. Câu 15: Khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do: A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa. B. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh. C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô. D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao. Câu 16: Khu vực tập trung dân cư đông đúc ở đới nóng không phải là A. Đông Nam Á. C. Trung Phi. B. Nam Á. D. Đông Nam Bra-xin. Câu 17: Bùng nổ dân số ở đới nóng đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội là: A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. B. diện tích rừng suy giảm C. ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. D. đời sống người dân chậm cải thiện. Câu 18: Phần lớn nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển, nguyên nhân sâu xa là do: A. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. B. trình độ lao động thấp. C. nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm, dân số gia tăng nhanh. D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở. Câu 19: Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng? A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế. C. Nâng cao đời sống người dân. D. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị. Câu 20: Ý nào sau đây không phải là hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng ? A. Kinh tế chậm phát triển B. Đời sống người dân chậm cải thiện C. Tác động tiêu cực tới tài nguyên môi trường D. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Câu 21: Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số: A. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao. B. tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm. C. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm. D. tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm. Câu 22: Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào: A. sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. B. sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm. C. sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm. D. sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm.
  8. Câu 23: Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua: A. mật độ dân số. B. tổng số dân. C. gia tăng dân số tự nhiên. D. tháp dân số. Câu 24: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là: A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á. B. Nam Á, Đông Á. C. Đông Nam Á, Đông Á. D. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi. Câu 25: Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là: A. da vàng, tóc đen. B. da vàng, tóc vàng. C. da đen, tóc đen. D. da trắng, tóc xoăn. Câu 26: Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì: A. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có. B. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế. C. khí hậu mát mẻ, ổn định. D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Câu 27: Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây? A. Công nghiệp và dịch vụ. B. Nông – lâm – ngư – nghiệp. C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp. D. Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp. Câu 28: Các đô thị phát triển nhanh ở các nước công nghiệp ở thời kì nào? A. Thời Cổ đại. B. Thế kỉ XIX. C. Thế kỉ XX. D. Thế kỉ XV. Câu 29: Hai siêu đô thị đầu tiên trên thế giới là A. Niu-I-oóc và Bắc Kinh. B. Niu-I-oóc và Luân Đôn. C. Luân Đôn và Thượng Hải. D. Pa-ri và Tô-ki-ô. Câu 30: Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa? A. Môi trường ôn đới hải dương. B. Môi trường Địa Trung Hải. C. Môi trường ôn đới lục địa. D. Môi trường nhiệt đới gió mùa. Câu 31: Sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa không phải do tác động của nhân tố nào sau đây? A. Các đợt khí lạnh. B. Các đợt khí nóng. C. Dải hội tụ nhiệt đới. D. Gió Tây ôn đới. Câu 32: Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được quy định chủ yếu bởi: A. lãnh thổ rộng lớn. B. tiếp giáp các đại dương. C. vị trí địa lý. D. các luồng gió thổi theo mùa.
  9. Câu 33: Trên lãnh thổ châu Á, xuất hiện môi trường hoang mạc với diện tích khá rộng lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do: A. có dòng biển lạnh chạy ven bờ. B. địa hình khuất gió. C. lãnh thổ rộng lớn, nhiều vùng nằm sâu trong nội địa. D. đón gió tín phong khô nóng. Câu 34: Đâu không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hòa? A. Váng dầu đổ ra biển. B. Nước thải từ nhà máy. C. Nước thải sinh hoạt. D. Hoạt động của các nhà máy thủy điện Câu 35: Loại khí nào là nguyên nhân chủ yếu làm Trái Đất nóng lên? A. Khí CO2 B. Khí Nitơ C. Khí Hi-đrô D. Khí Ô-xi Câu 36: Tác động trực tiếp của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người là: A. làm mực nước biển dâng cao. B. Trái Đất nóng lên. C. làm thủng tầng ô-dôn. D. gây ra các bệnh về đường hô hấp. Câu 37: Nguyên nhân chủ yếu gây nên vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ? A. Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quá mức. B. Hoạt động du lịch biển. C. Sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển. D. Sự cố tràn dầu trên biển. Câu 38: Đặc điểm khí hậu của vùng hoang mạc là A. lạnh, khô. B. lạnh, ẩm. C. khô hạn. D. nóng, ẩm Câu 39: Loài động vật nào sau đây thích nghi tốt với khí hậu hoang mạc? A. ngựa B. trâu. C. lạc đà. D. bò. Câu 40: Đặc điểm nào sau đây giúp hạn chế sự thoát hơi nước ở một số loại cây vùng hoang mạc? A. Thân mọng nước. B. Lá biến thành gai. C. Bộ rễ rất to và dài. D. Tán rộng và nhiều lá. - Hết-
  10. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN ĐỊA LÍ 7 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Mã đề 2 Học sinh trả lời mỗi câu đúng cho 0,25 điểm 1-D 2-B 3-B 4-C 5-C 6-B 7-C 8-A 9-D 10-C 11-A 12-B 13-D 14-C 15-C 16-C 17-D 18-C 19-D 20-D 21-C 22-A 23-A 24-B 25-A 26-B 27-A 28-B 29-B 30-D 31-C 32-C 33-C 34-D 35-A 36-D 37-C 38-C 39-C 40-B - Hết - Ban giám hiệu TP/NTCM duyệt Người ra đề (Đã kí) (Đã kí) Đoàn Thị Hoa Trần Thị Thanh Huệ