Đề kiểm tra giữa kì I môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

Câu 1. Thành phần rắn của đất trồng có vai trò nào sau đây?

  1. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, giữ cho cây đứng vững.
  2. Cung cấp nước cho cây trồng.

C. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng.

D. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng.

Câu 2. Loại phân nào sau đây thường được dùng để bón lót?

A. Phân đạm. B. Phân hữu cơ. C. Phân kali. D. Phân bón lá.

Câu 3. Bón phân lót cho cây trồng có ý nghĩa gì?

A. Hạn chế cỏ dại.

B. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì ra hoa.

C. Chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây.

D. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì đậu quả.

Câu 4. Nhiệm vụ nào sau đây KHÔNG phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt?

A. Trồng cây lúa lấy gạo để ăn và xuất khẩu

B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người

C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường

D. Trồng cây thông để lấy gỗ làm nhà

Câu 5. Có mấy phương pháp nhân giống vô tính?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

docx 8 trang Thái Bảo 02/08/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_cong_nghe_lop_7_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: CÔNG NGHỆ 7 Năm học: 2022-2023 Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1. Thành phần rắn của đất trồng có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, giữ cho cây đứng vững. B. Cung cấp nước cho cây trồng. C. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng. D. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng. Câu 2. Loại phân nào sau đây thường được dùng để bón lót? A. Phân đạm. B. Phân hữu cơ.C. Phân kali. D. Phân bón lá. Câu 3. Bón phân lót cho cây trồng có ý nghĩa gì? A. Hạn chế cỏ dại. B. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì ra hoa. C. Chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây. D. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì đậu quả. Câu 4. Nhiệm vụ nào sau đây KHÔNG phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt? A. Trồng cây lúa lấy gạo để ăn và xuất khẩu B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường D. Trồng cây thông để lấy gỗ làm nhà Câu 5. Có mấy phương pháp nhân giống vô tính? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 6. Bón phân lót cho cây trồng được thực hiện vào thời điểm nào sau đây? A. Bón trước khi trồng cây. B. Bón trước khi thu hoạch. C. Bón sau khi cây ra hoa. D. Bón sau khi cây đậu quả. Câu 7. Nhóm cây trồng nào sau đây là cây lương thực? A. Cà phê, lúa, mía. B. Su hào, cải bắp, cà chua. C. Ngô, khoai lang, lúa. D. Bông, cao su, hồ tiêu Câu 8. Trong nhân giống vô tính, cây con có thể được hình thành từ những bộ phận nào của cơ thể mẹ? A. Rễ, cành, lá, hoa. B. Thân, lá, hoa, quả. C. Lá, thân, cành, rễ. D. Thân, cành, quả, hạt. Câu 9. Tiêu chuẩn chọn cành giâm là A. cành non, khỏe ; không bị sâu, bệnh. B. cành già, khỏe ; không bị sâu, bệnh. C. cành bánh tẻ, khỏe; không bị sâu, bệnh.
  2. D. cành non hoặc bánh tẻ, khỏe; không bị sâu, bệnh. Câu 10. Phương pháp cắt để thu hoạch áp dụng cho loại cây nào? A. Ngô, su hào, hạt điều. B. Mít, ổi, khoai lang. C. Cà rốt, xoài, ớt. D. Hoa, cải bắp, lúa. Câu 11. Phương pháp hái KHÔNG áp dụng với cây trồng nào sau đây? A. RauB. Khoai tâyC. ĐỗD. Chôm chôm Câu 12. Ưu điểm của trồng trọt trong nhà có mái che là: A. Đơn giảnB. Dễ thực hiện C. Tránh tác động của sâu, bệnhD. Thực hiện trên diện tích lớn Câu 13. Đất trồng có mấy thành phần? A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 14. Trong các phương án dưới đây, đâu là thứ tự đúng khi làm đất trồng cây? A. Cày đất → Bừa /Đập nhỏ đất → Lên luống. B. Cày đất → Lên luống → Bừa/ Đập nhỏ đất. C. Bừa /Đập nhỏ đất → Cày đất → Lên luống. D. Lên luống → Cày đất → Bừa/ Đập nhỏ đất. Câu 15. Nhóm cây trồng nào dưới đây đều là cây công nghiệp? A. Chè, cà phê, cao su. B. Bông, hồ tiêu, vải. C. Hoa hồng, hoa lan, hoa cúc. D. Bưởi, nhãn, chôm chôm. Câu 16. Các cây con được tạo ra bằng hình thức nhân giống vô tính có đặc điểm nào sau đây? A. Mang các đặc điểm tốt hơn cây mẹ. B. Mang các đặc điểm giống với cây mẹ. C. Mang các đặc điểm không tốt bằng cây mẹ. D. Mang một nửa đặc điểm của bố và một nửa đặc điểm của mẹ. Câu 17. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt vào lúc nào là tốt nhất? A. Thu hoạch càng sớm càng tốt. B. Thu hoạch đúng lúc, nhanh gọn và cẩn thận. C. Thu hoạch càng muộn càng tốt. D. Thu hoạch khi con người có nhu cầu sử dụng. Câu 18. Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là một trong những yêu cầu khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt? A. Thu hoạch hết sản phẩm cùng một thời điểm. B. Thu hoạch nhanh gọn, cẩn thận. C. Áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng. D. Sử dụng dụng cụ thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng. Câu 19. Lạc (đậu phông), sắn (khoai mì) thường thu hoạch bằng phương pháp A. tuốt. B. nhổ. C. cắt. D. chặt.
  3. Câu 20. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt đúng thời điểm, đúng phương pháp nhằm mục đích nào sau đây? A. Đảm bảo sự tổn thất nhỏ nhất và chất lượng sản phẩm tốt nhất. B. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. C. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và nâng cao chất lượng sản phẩm thu được. D. Nâng cao khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. Trình bày các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng? Câu 2. Hãy giải thích và tuyên truyền cho mọi người áp dụng đúng cách khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh. Câu 3. Ngành trồng trọt ở Việt Nam có những triển vọng gì?
  4. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: CÔNG NGHỆ 7 Năm học: 2022-2023 Thời gian: 45 phút ĐỀ DỰ BỊ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1. Bón phân lót cho cây trồng được thực hiện vào thời điểm nào sau đây? A. Bón trước khi trồng cây. B. Bón trước khi thu hoạch. C. Bón sau khi cây ra hoa. D. Bón sau khi cây đậu quả. Câu 2. Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây lương thực? A. Cà phê, lúa, mía. B. Su hào, cải bắp, cà chua. C. Ngô, khoai lang, khoai tây. D. Bông, cao su, sơn. Câu 3. Các cây con được tạo ra bằng hình thức nhân giống vô tính có đặc điểm nào sau đây? A. Mang các đặc điểm tốt hơn cây mẹ. B. Mang các đặc điểm giống với cây mẹ. C. Mang các đặc điểm không tốt bằng cây mẹ. D. Mang một nửa đặc điểm của bố và một nửa đặc điểm của mẹ. Câu 4. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt vào thời điểm nào sau đây là tốt nhất ? A. Thu hoạch càng sớm càng tốt. B. Thu hoạch đúng thời điểm. C. Thu hoạch càng muộn càng tốt. D. Thu hoạch khi con người có nhu cầu sử dụng. Câu 5. Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là một trong những yêu cầu khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt? A. Thu hoạch hết sản phẩm cùng một thời điểm. B. Nhanh gọn, cẩn thận. C. Áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng. D. Sử dụng dụng cụ thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng. Câu 6. Trong hình thức nhân giống vô tính, cây con có thể được hình thành từ những bộ phận nào của cơ thể mẹ? A. Rễ, cành, lá, hoa. B. Thân, lá, hoa, quả. C. Lá, thân, cành, rễ. D. Thân, cành, quả, hạt. Câu 7. Phương pháp hái KHÔNG áp dụng với cây trồng nào sau đây? A. RauB. Củ cảiC. Đỗ D. Chôm chôm Câu 8. Đáp án nào KHÔNG phải ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên là: A. Đơn giảnB. Dễ thực hiện C. Tránh tác động của sâu bệnhD. Thực hiện trên diện tích lớn
  5. Câu 9. Tiêu chuẩn chọn cành giâm là A. cành non, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh. B. cành già, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh. C. cành bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh. D. cành non hoặc bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh. Câu 10. Loại sản phẩm trồng trọt nào sau đây thường được thu hoạch bằng phương pháp cắt? A. Ngô, su hào, hạt điều. B. Mít, ổi, khoai lang. C. Cà rốt, xoài, cam. D. Hoa, cải bắp, lúa. Câu 11. Đất trồng có mấy thành phần? A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 12. Trong các phương án dưới đây, đâu là thứ tự đúng khi làm đất trồng cây? A. Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất → Lên luống. B. Cày đất → Lên luống → Bừa hoặc đập nhỏ đất. C. Bừa hoặc đập nhỏ đất → Cày đất → Lên luống. D. Lên luống → Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất. Câu 13. Thành phần rắn của đất trồng có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, giữ cây đứng vững. B. Cung cấp nước cho cây trồng. C. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng. D. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng. Câu 14. Loại phân nào sau đây thường được dùng để bón lót? A. Phân đạm. B. Phân hữu cơ.C. Phân kali. D. Phân bón lá. Câu 15. Bón phân lót cho cây trồng có ý nghĩa gì? A. Hạn chế cỏ dại. B. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì ra hoa. C. Chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây. D. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì đậu quả. Câu 16. Nhiệm vụ nào sau đây KHÔNG là nhiệm vụ của ngành trồng trọt? A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà Câu 17. Có mấy phương pháp nhân giống vô tính? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 18. Những nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây công nghiệp? A. Bông, hồ tiêu, vảiB. Chè, cà phê, cao su. C. Hoa hồng, hoa lan, hoa cúc. D. Bưởi, nhãn, chôm chôm. Câu 19. Lạc (đậu phông), sắn (khoai mì) thường thu hoạch bằng phương pháp A. tuốt. B. nhổ. C. cắt. D. chặt.
  6. Câu 20. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt đúng thời điểm, đúng phương pháp nhằm mục đích nào sau đây? A. Đảm bảo sự tổn thất nhỏ nhất và chất lượng sản phẩm tốt nhất. B. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. C. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và nâng cao chất lượng sản phẩm thu được. D. Nâng cao khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (2 điểm). Trình bày các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng? Câu 2 (1 điểm). Hãy giải thích và tuyên truyền cho mọi người áp dụng đúng cách khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh. Câu 3 (2 điểm). Ngành trồng trọt ở Việt Nam có những triển vọng gì?
  7. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG BIỂU ĐIỂM & ĐÁP ÁN KIỆT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn thi: CÔNG NGHỆ 7 Thời gian làm bài: 45 phút I. Trắc nghiệm (5 điểm) * Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Đề CHÍNH THỨC: CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A A B C D C A C C C D CÂU 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A B C C A A B B A B A Đề DỰ BỊ: CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A A C B B A C B C C D CÂU 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A C A A B C D C B B A II. Tự luận (5 điểm) - Biên pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh 0,5 điểm Câu 1 - Biện pháp thủ công 0,5 điểm - Biện pháp hóa học 0,5 điểm - Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật 0,5 điểm - Giải thích được những nhược điểm của biện pháp hóa học như: gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe 0,5 điểm Câu 2 con người, vật nuôi và hệ sinh thái - Tuyên truyền đúng các yêu cầu cần đảm bảo khi sử dụng biện pháp hóa học: sử dụng đúng cách, đúng kĩ thuật; đảm 0,5 điểm bảo thời gian cách li, quy định về an toàn lao động
  8. - Triển vọng về điều kiện tự nhiên + Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt 0,5 điểm Câu 3 + Địa hình: đa dạng như đồng bằng, trung du, miền núi. Cao 0,5 điểm nguyên, -Con người: cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm. 0,5 điểm -Chính sách đầu tư và phát triển của nhà nước: nhà nước 0,5 điểm quan tâm và hỗ trợ phát triển trồng trọt