Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Phúc Lợi
Câu 1. Hoạt động: Tặng sách cho trẻ em vùng cao là một trong những biểu hiện của sự
A. yêu nước, đoàn kết và dũng cảm. B. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.
C. quan tâm, cảm thông và chia sẻ. D. hiếu học và tôn sư trọng đạo.
Câu 2. “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?
A. Tây Bắc B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Bắc bộ
Câu 3. Đâu không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
A. Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương.
B. Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.
C. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
D. Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền.
Câu 4. Bạn Q đến rủ A đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra Toán. Nếu em là A, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào?
A. Mắng cho Q một trận vì làm phiền trong lúc học bài.
B. Từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.
C. Đi chơi cùng Q và rủ thêm một số bạn khác cùng đi.
D. Đồng ý ngay, bỏ việc học để đi chơi với Q.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_ho.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Phúc Lợi
- PHÒNG GD-ĐT QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI Năm học 2023 - 2024 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: Lớp: Mã đề 701 PHẦN I. Trắc nghiệm (5 điểm): HS chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau. Câu 1. Hoạt động: Tặng sách cho trẻ em vùng cao là một trong những biểu hiện của sự A. yêu nước, đoàn kết và dũng cảm. B. dũng cảm, bất khuất, kiên cường. C. quan tâm, cảm thông và chia sẻ. D. hiếu học và tôn sư trọng đạo. Câu 2. “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam? A. Tây Bắc B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Bắc bộ Câu 3. Đâu không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương? A. Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương. B. Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương. C. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. D. Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền. Câu 4. Bạn Q đến rủ A đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra Toán. Nếu em là A, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào? A. Mắng cho Q một trận vì làm phiền trong lúc học bài. B. Từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài. C. Đi chơi cùng Q và rủ thêm một số bạn khác cùng đi. D. Đồng ý ngay, bỏ việc học để đi chơi với Q. Câu 5. Nội dung nào không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ. B. Xác định đúng mục tiêu học tập. C. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí. D. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu học tập. Câu 6. Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học. B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở. C. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao. D. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập. Câu 7. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” đề cập đến truyền thống nào của quê hương? A. Truyền thống văn hóa. B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống yêu nước. Câu 8. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự quan tâm, chia sẻ? A. Năng nhặt chặt bị. B. Nhường cơm, sẻ áo. C. Lá lành đùm lá rách. D. Chia ngọt, sẻ bùi. Câu 9. Câu nào nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Con mắt là mặt đồng cân. B. Thương người như thể thương thân. C. Ruột ngựa, phổi bò. D. Người sống đống vàng. Câu 10. Sự chăm sóc bằng tình cảm chân thành; đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ; san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau là nội dung bài học nào? A. Yêu thương con người. B. Siêng năng, kiên trì. C. Quan tâm cảm thông và chia sẻ. D. Tự hào về truyền thống quê hương. Câu 11. Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống A. yêu nước, chống ngoại xâm. B. tương thân tương ái. C. kiên cường, bất khuất. D. lao động cần cù. Mã đề 701 Trang 1/2
- Câu 12. Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là A. không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô giáo gọi. B. có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. C. có bài tập khó thì chép sách giải. D. chơi nhiều hơn học. Câu 13. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên: A. Dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó. B. Bỏ bê công việc học để đi chơi. C. Tích cực học hỏi qua những người xung quanh. D. Luôn mong sự giúp đỡ từ người khác. Câu 14. Trường A tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung. Nhóm bạn H, K, L, T cùng nhau tham gia. H ủng hộ sách vở, K ủng hộ quần áo, T ủng hộ tiền. Duy chỉ có L xin tiền bố mẹ đi ủng hộ nhưng lại đem tiền đó đi chơi game. Theo em, hành vi của bạn nào là không đúng? A. L B. T. C. H. D. K. Câu 15. Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự quan tâm? A. Bạn H thường xuyên gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà. B. Bạn K thường chế giễu, trêu chọc người khuyết tật. C. Bạn T từ chối giúp đỡ khi thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. D. Trong giờ kiểm tra môn toán, P đã cho Q chép bài. Câu 16. Câu tục ngữ nào thể hiện học tập tự giác, tích cực? A. Gần mực thì đen. B. Học bài nào, xào bài ấy. C. Học trước quên sau. D. Kính thầy yêu bạn. Câu 17. Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào? A. mùng 10 tháng 2 âm lịch B. mùng 10 tháng 3 âm lịch C. mùng 10 tháng 1 âm lịch D. mùng 10 tháng 3 dương lịch Câu 18. Món ăn nào không phải là món ăn truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Kim chi. B. Phở Hà Nội. C. Bánh chưng, bánh dày. D. Bún bò Huế. Câu 19. Cảm thông được hiểu là A. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ. B. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết. C. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh. D. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. Câu 20. Hành động nào thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Cần cù lao động. B. Ủng hộ các bạn nhỏ vùng cao. C. Sáng tạo nội dung. D. Kiên trì học tập. PHẦN II. Tự luận (5 điểm): Câu 1 (3 điểm): Có người cho rằng: Trong học tập, mọi học sinh đều cần phải tự giác, sáng tạo. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 2 (2 điểm): A và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà đưa vở cho bạn chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bài học trên lớp. H cùng lớp thấy vậy cho rằng, A làm thế không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A? Ý kiến của bạn H như vậy có đúng không? Tại sao? HẾT Mã đề 701 Trang 2/2