Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Ngô Thị Tường Vi (Có đáp án)

Câu 1. Tại sao ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt gương cầu lồi mà không đặt gương phẳng?

A. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng.

B. Vì gương phẳng dễ vỡ hơn so với gương cầu lồi.

C. Vì ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng.

D. Vì giá thành gương cầu lồi rẻ hơn.

Câu 2. Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?

A. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường gấp khúc.

B. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ.

C. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ.

D. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường cong.

Câu 3. Thế nào là bóng tối?

A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

D. Là vùng có lúc nhận, có lúc không nhận được ánh sáng truyền tới.

pdf 5 trang Thái Bảo 31/07/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Ngô Thị Tường Vi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Ngô Thị Tường Vi (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN: VẬT LÝ 7 Năm học: 2021-2022 Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 29/10/2021 Câu 1. Tại sao ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt gương cầu lồi mà không đặt gương phẳng? A. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng. B. Vì gương phẳng dễ vỡ hơn so với gương cầu lồi. C. Vì ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng. D. Vì giá thành gương cầu lồi rẻ hơn. Câu 2. Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? A. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường gấp khúc. B. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ. C. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ. D. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường cong. Câu 3. Thế nào là bóng tối? A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. D. Là vùng có lúc nhận, có lúc không nhận được ánh sáng truyền tới. Câu 4. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất gì? A. Là ảnh thật, nhỏ hơn vật. B. Là ảnh thật, bằng vật. C. Là ảnh ảo, lớn hơn vật. D. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. Câu 5. Chiếu tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu? A. 600 B. 300 C. 1200 D. 750 Câu 6. Trường hợp nào sau đây ta KHÔNG nhận biết được miếng bìa màu đen? A. Đặt miếng bìa màu đen ngoài trời nắng. B. Dán miếng bìa màu đen lên một tờ giấy trắng đặt trong phòng tối. C. Đặt miếng bìa màu đen trước ngọn nến đang cháy. D. Dán miếng bìa màu đen lên một tờ giấy xanh đặt dưới bóng đèn điện đang sáng. Câu 7. Vật nào sau đây KHÔNG PHẢI là nguồn sáng? A. Núi nửa đang cháy. C. Mặt Trăng. B. Bóng đèn đang sáng. D. Mặt Trời. Câu 8. Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào? (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). A. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng. B. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời. C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời. D. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng. Câu 9. Vật nào dưới đây có thể coi là gương cầu lõm? A. Gương chiếu hậu của các xe ôtô, xe máy. B. Gương dùng để soi trong các gia đình. C. Mặt nước khi lặng sóng. D. Pha đèn pin.
  2. Câu 10. Vì sao ta có thể nhìn thấy quyển sách màu đỏ? A. Vì có ánh sáng đỏ truyền từ quyển sách đến mắt ta. B. Vì quyển sách là một vật sáng. C. Vì bản thân quyển sách có màu đỏ. D. Vì quyển sách là một nguồn sáng. Câu 11. Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng? A. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng. B. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta. C. Khi S’ là nguồn sáng. D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S. Câu 12. Vật nào sau đây KHÔNG thể xem là gương phẳng? A. Miếng thủy tinh tráng bạc nitrat B. Màn hình tivi C. Mặt hồ nước trong D. Mặt tấm vải đen Câu 13. Chiếu tia tới SI đến gương phẳng, hình nào dưới đây biểu diễn đúng tia phản xạ IR? A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D Câu 14. Vật nào sau đây có hình dạng giống một gương cầu lồi? A. Mặt ngoài chiếc thìa inox. B. Đáy chậu nhựa. C. Đáy cốc thuỷ tinh. D. Mặt nước lặng sóng. Câu 15. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào? A. Đường thẳng. B. Đường cong. C. Đường lượn sóng. D. Đường gấp khúc. Câu 16. Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng bao nhiêu? A. 450 B. 00 C. 900 D. 1800 Câu 17. Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất gì? A. Hội tụ B. Phân kì C. Song song D. Không truyền theo đường thẳng Câu 18. Chọn phát biểu đúng? A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương. B. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn có kích thước bằng vật. C. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật. D. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. Câu 19. Vì sao ta nhìn thấy một vật?
  3. A. Vì có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta. B. Vì ta mở mắt hướng về phía vật. C. Vì vật được chiếu sáng. D. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu đến vật. Câu 20. Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với đường thẳng pháp tuyến một góc 300 thì góc phản xạ có giá trị bằng bao nhiêu? A. 900 B. 300 C. 00 D. 600 Câu 21. Bóng nửa tối có đặc điểm gì? A. Nằm sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn chiếu tới. B. Nằm trước vật cản, nhận được ánh sáng từ nguồn chiếu tới. C. Nằm trước vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn chiếu tới. D. Nằm sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn chiếu tới. Câu 22. Tại sao trong lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn? A. Để học sinh không bị chói mắt. B. Để cho lớp học đẹp hơn. C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài. D. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học. Câu 23. Phát biểu nào dưới đây là nội dung định luật truyền thẳng ánh sáng? A. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường thẳng. B. Trong môi trường đồng tính nhưng không trong suốt, ánh sáng không truyền theo đường thẳng. C. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. D. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng. Câu 24. Các chùm sáng nào ở hình vẽ dưới đây là chùm sáng hội tụ? A. Hình a, c và d B. Hình b và c C. Hình a và c D. Hình a và b Câu 25. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì? A. Là ảnh thật, nhỏ hơn vật. B. Là ảnh ảo, bằng vật. C. Là ảnh ảo, lớn hơn vật. D. Là ảnh thật, bằng vật. Câu 26. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ nằm cách gương một khoảng bằng bao nhiêu? A. 37cm B. 27cm C. 54cm D. 45cm Câu 27. Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất gì? A. Bằng ba lần góc tới B. Bằng góc tới C. Bằng hai lần góc tới D. Bằng nửa góc tới Câu 28. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi ảnh của người đó cao bao nhiêu mét? A. 1,5 m B. 1,6 m C. 3,2 m D. 3 m
  4. Câu 29. Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn? A. Vì pha đèn không phản xạ được ánh sáng. B. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm. C. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song. D. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa. Câu 30. Đặt vật gần sát gương cầu lõm, ảnh của vật có tính chất gì? A. Là ảnh ảo, lớn hơn vật. B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. C. Là ảnh thật, nhỏ hơn vật. D. Là ảnh thật, bằng vật.
  5. PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN: VẬT LÝ 7 Năm học: 2021-2022 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 29/10/2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ. Án A B A D A B C C D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ. Án D D B A A B A B A B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ. án D C C C B B C B C A BGH Duyệt Tổ CM Duyệt Nhóm CM Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thế Mạnh Ngô Thị Tường Vi