Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc (Có đáp án)

Câu 1: Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ

A. có diệp lục. C. có roi.

B. có điểm mắt. D. có thành xenlulozo.

Câu 2: Loài Giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người?

A. Sán bã trầu. B. Sán lá máu. C. Sán dây. D. Sán lá gan.

Câu 3: Thủy tức không có hình thức sinh sản nào sau đây?

A. Mọc chồi. B. Sinh sản hữu tính. C. Tái sinh. D. Phân đôi.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về Sán lá gan là đúng?

A. Thích nghi với lối sống bơi lội tự do.

B. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.

C. Sán lá gan không có giác bám.

D. Sán lá gan có cơ quan sinh dục lưỡng tính.

Câu 5: Số lượng trứng mà Giun đũa cái đẻ mỗi ngày khoảng

A. 200 trứng. B. 2.000 trứng. C. 20.000 trứng. D. 200.000 trứng.

Câu 6: Ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây?

A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn.

B. Có khả năng kết bào xác.

C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi.

D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.

Câu 7: Ngành Giun đốt được phân biệt với ngành Giun tròn nhờ đặc điểm

A. cơ thể phân đốt, có khoang cơ thể chính thức.

B. cơ thể phân đốt, có khoang cơ thể chưa chính thức.

C. cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng.

D. tiết diện ngang cơ thể tròn

pdf 4 trang Thái Bảo 31/07/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_20.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN SINH HỌC 7 Năm học: 2021 – 2022 Thời gian làm bài 45 phút. ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 01/11/2021 . Trắc nghiệm: (10 điểm) Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau. Câu 1: Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ A. có diệp lục. C. có roi. B. có điểm mắt. D. có thành xenlulozo. Câu 2: Loài Giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người? A. Sán bã trầu. B. Sán lá máu. C. Sán dây. D. Sán lá gan. Câu 3: Thủy tức không có hình thức sinh sản nào sau đây? A. Mọc chồi. B. Sinh sản hữu tính. C. Tái sinh. D. Phân đôi. Câu 4: Phát biểu nào sau đây về Sán lá gan là đúng? A. Thích nghi với lối sống bơi lội tự do. B. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. C. Sán lá gan không có giác bám. D. Sán lá gan có cơ quan sinh dục lưỡng tính. Câu 5: Số lượng trứng mà Giun đũa cái đẻ mỗi ngày khoảng A. 200 trứng. B. 2.000 trứng. C. 20.000 trứng. D. 200.000 trứng. Câu 6: Ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây? A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn. B. Có khả năng kết bào xác. C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi. D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công. Câu 7: Ngành Giun đốt được phân biệt với ngành Giun tròn nhờ đặc điểm A. cơ thể phân đốt, có khoang cơ thể chính thức. B. cơ thể phân đốt, có khoang cơ thể chưa chính thức. C. cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng. D. tiết diện ngang cơ thể tròn. Câu 8: Hình thức sinh sản giống nhau giữa san hô và thủy tức là A. tái sinh. B. thụ tinh. C. mọc chồi. D. phân đôi. Câu 9: Vai trò quan trọng của ngành Ruột khoang đối với môi trường là A. làm sạch môi trường sinh thái nước. C. tạo cảnh quan đẹp. B. là nguyên liệu quý dùng để trang trí. D. có tế bào gai tự vệ và tấn công. Câu 10: Biện pháp nào sau đây giúp phòng tránh được bệnh kiết lị? A. Mắc màn khi đi ngủ. C. Diệt bọ gậy. B. Đậy kín các dụng cụ chứa nước. D. Ăn uống hợp vệ sinh. Câu 11: Thủy tức di chuyển theo kiểu A. vừa tiến vừa xoay. C. bơi trong nước. B. trượt trên giá thể. D. lộn đầu, sâu đo.
  2. Câu 12: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau Trứng giun đũa theo (1) ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng (2) trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến (3) thì ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi rồi về lại (4) lần hai mới kí sinh tại đây. A. (1): phân; (2): kén; (3): ruột già; (4): ruột già B. (1): phân; (2): ấu trùng; (3): ruột non; (4): ruột non C. (1): nước tiểu; (2): kén; (3): ruột non; (4): ruột non D. (1): mồ hôi; (2): ấu trùng; (3): ruột già; (4) ruột già Câu 13: Giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người nhờ A. di chuyển nhanh. C. lớp vỏ cuticun. B. có hậu môn. D. cơ thể có hình ống. Câu 14: Biện pháp nào được sử dụng để phòng ngừa các bệnh giun sán ở người? 1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội. 2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa. 3. Mắc màn khi đi ngủ. 4. Không ăn thịt lợn gạo. 5. Rửa sạch rau trước khi chế biến. Số biện pháp đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 Câu 15: Giun móc câu kí sinh ở A. ruột già. B. ruột non. C. máu. D. tá tràng. Câu 16: Đặc điểm của Sứa là A. cơ thể hình trụ, di chuyển bằng cách co bóp dù. B. cơ thể có hình dù, di chuyển bằng cách co bóp dù. C. cơ thể có hình trụ, không di chuyển. D. cơ thể có hình dù, không di chuyển. Câu 17: Giun đất có vai trò A. làm cho đất nghèo chất dinh dưỡng. C. làm cho đất tơi xốp, màu mỡ. B. làm cho đất có nhiều hang hốc. D. làm cho đất bị chua. Câu 18: Cho một trùng biến hình sinh sản phân đôi liên tiếp 3 lần, tổng số con được tạo ra là bao nhiêu? A. 6. B. 9. C. 8. D. 16. Câu 19: Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang là gì? A. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi. B. Cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng, ruột dạng túi. C. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể có nhiều lớp tế bào. D. Cơ thể đơn bào, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng và tự dưỡng. Câu 20: Hải quỳ không có đặc điểm nào sau đây? A. Kiểu ruột hình túi. C. Sống thành tập đoàn. B. Cơ thể đối xứng toả tròn. D. Thích nghi với lối sống bám.
  3. Câu 21: Đại diện nào thuộc ngành Ruột khoang có thể cung cấp nguyên liệu đá vôi cho con người? A. Hải quỳ. B. Sứa. C. Thủy tức. D. San hô. Câu 22: Sau những trận mưa lớn, ta hay bắt gặp giun đất chui lên mặt đất để làm gì? A. Tìm nhau để giao phối. C. Hô hấp. B. Đi tìm thức ăn. D. Tiêu hóa thức ăn. Câu 23: Đại diện thuộc ngành Động vật nguyên sinh sống kí sinh là A. trùng sốt rét, trùng giày. C. trùng sốt rét, trùng kiết lị. B. trùng kiết lị, trùng biến hình. D. trùng biến hình, trùng giày. Câu 24: Hải quỳ và tôm ở nhờ có mối quan hệ A. hợp tác. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. hoại sinh Câu 25: Vật chủ trung gian truyền bệnh của trùng sốt rét là A. muỗi Anôphen. B. muỗi Mansonia. C. muỗi Culex. D. muỗi Aedes. Câu 26: Chất bã sau quá trình tiêu hóa ở Thủy tức được đưa ra ngoài qua A. hậu môn. B. lỗ miệng. C. lỗ huyệt. D. ruột. Câu 27: Tập đoàn san hô có đặc điểm nào sau đây? A. Khoang ruột thông với nhau. B. Liên kết với nhau như mạng lưới. C. Tua miệng liên kết với nhau. D. Có chung một lỗ thoát. Câu 28: Trùng giày thải chất bã qua A. bất cứ vị trí nào trên cơ thể như ở trùng biến hình. B. không bào tiêu hóa. C. lỗ thoát ở thành cơ thể. D. không bào co bóp. Câu 29: Trẻ em mắc giun kim nhiều vì thói quen nào sau đây? A. Đi chân đất. C. Ngoáy mũi. B. Xoắn và giật tóc. D. Cắn móng tay và mút ngón tay. Câu 30: Đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh là gì? A. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. B. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào. C. Tự vệ và tấn công nhờ tế bào gai. D. Cơ thể có kích thước hiển vi và có cấu tạo đơn bào.
  4. PHÒNG GD - ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN SINH HỌC 7 Năm học : 2021 – 2022 Thời gian làm bài 45 phút Trắc nghiệm: (10 điểm) Mỗi đáp án đúng được 1/3 điểm. I. ĐỀ CHÍNH THỨC: 1.A 2. B 3. D 4. D 5. D 6. B 7. A 8. C 9. A 10. D 11. D 12. B 13. C 14. D 15. D 16. B 17. C 18. C 19. A 20. C 21. D 22. C 23. C 24. B 25. A 26. B 27. A 28. C 29. D 30. D BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Kí duyệt Kí duyệt Lê Thị Ngọc Anh Khổng Thu Trang Nguyễn Thị Ngọc