Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngọc Thụy

Câu 1. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Giữ gìn mọi hủ tục của quê hương. B. Chê bai nghề truyền thống của quê hương.

C. Tự ti vì nghề truyền thống của quê hương. D. Quảng bá nghề truyền thống của quê hương.

Câu 2. Hành vi nào sau đây không giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Trân trọng, tự hào và tiếp nối truyền thống quê hương.

B. Sống trong sạch, lương thiện.

C. Không xem thường và làm tổn hại đến truyền thống quê hương mình.

D. Tự ti vì quê mình không có ai học đi du học nước ngoài.

Câu 3. Sinh ra trong một vùng quê nghèo khó, bao đời nay, trong quê hương của H chưa có ai đỗ đạt cao và được đi du học nước ngoài. Vì vậy khi được đề nghị giới thiệu về quê hương mình, bạn H cảm thấy rất tự ti và mặc cảm. Thái độ của H như trên là chưa thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?

A. Tự ti về truyền thống gia đình và dòng họ. B. Tự hào về truyền thống quê hương.

C. Mặc cảm về truyến thống gia đình và dòng họ. D. Xúc phạm truyền thống gia đình, dòng họ

Câu 4. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người xa lánh. B. Mọi người coi thường.

C. Mọi người dị nghị. D. Mọi người yêu quý và kính trọng

Câu 5: Những món quà quyên góp của người dân quê hương đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại do bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

A. Tương thân, tương ái. B. Đoàn kết, dũng cảm.

C. Cần cù lao động. D. Yêu nước chống ngoại xâm

pdf 2 trang Thái Bảo 03/08/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_ho.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Ngày thi: 25/10/2023 Thời gian làm bài: 45 phút PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM) Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương? A. Giữ gìn mọi hủ tục của quê hương. B. Chê bai nghề truyền thống của quê hương. C. Tự ti vì nghề truyền thống của quê hương. D. Quảng bá nghề truyền thống của quê hương. Câu 2. Hành vi nào sau đây không giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương? A. Trân trọng, tự hào và tiếp nối truyền thống quê hương. B. Sống trong sạch, lương thiện. C. Không xem thường và làm tổn hại đến truyền thống quê hương mình. D. Tự ti vì quê mình không có ai học đi du học nước ngoài. Câu 3. Sinh ra trong một vùng quê nghèo khó, bao đời nay, trong quê hương của H chưa có ai đỗ đạt cao và được đi du học nước ngoài. Vì vậy khi được đề nghị giới thiệu về quê hương mình, bạn H cảm thấy rất tự ti và mặc cảm. Thái độ của H như trên là chưa thực hiện tốt nội dung nào dưới đây? A. Tự ti về truyền thống gia đình và dòng họ. B. Tự hào về truyền thống quê hương. C. Mặc cảm về truyến thống gia đình và dòng họ. D. Xúc phạm truyền thống gia đình, dòng họ Câu 4. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được điều gì? A. Mọi người xa lánh. B. Mọi người coi thường. C. Mọi người dị nghị. D. Mọi người yêu quý và kính trọng Câu 5: Những món quà quyên góp của người dân quê hương đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại do bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Tương thân, tương ái. B. Đoàn kết, dũng cảm. C. Cần cù lao động. D. Yêu nước chống ngoại xâm. Câu 6: Làm cốm (ở làng Vòng) là nghề truyền thống của tỉnh/thành phố nào sau đây? A. Hà Nội. B. Ninh Bình. C. Thái Bình. D. Hưng Yên. Câu 7: Anh Hà sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh Hà đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh Hà là người như thế nào? A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. C. Không biết bắt kịp xu hướng thời đại mới. D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh. Câu 8: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Dùng lời quát tháo để mắng chửi lại nhóm thanh niên. C. Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá. D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí kịp thời. Câu 9: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Thương người như thể thương thân B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ D. Nhường cơm sẻ áo Câu 10: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người A. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu. B. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người. C. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân. D. thường xuyên quan tâm, chia sẻ với người khác khi họ gặp khó khăn.
  2. Câu 11: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân. B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác. C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn. D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân. Câu 12: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ thì sẽ A. bị mọi người xa lánh, khinh rẻ. B. luôn phải chịu thiệt thòi về mình. C. được mọi người yêu mến, kính trọng. D. phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Câu 13: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về sự chia sẻ? A. Chỉ những người giàu có mới có thể chia sẻ. B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người. C. Chia sẻ là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ. D. Người biết chia sẻ luôn vui vẻ và hạnh phúc. Câu 14: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác, mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây? A. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người. B. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác. D. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ. Câu 15: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Kiên trì. D. Đồng cảm. Câu 16: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ? A. Chia ngọt sẻ bùi. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Con nhà lính, tính nhà quan. D. Thắng không kiêu, bại không nản. Câu 17: Hành vi nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Thấy người bị tai nạn nhưng không giúp. B. Nấu cháo, mua thuốc khi mẹ ốm. C. Cổ vũ nhiệt tình khi đồng đội tham gia thi đấu thể thao. D. Thường xuyên gọi điện thăm hỏi ông bà. Câu 18: Ý kiến nào sau đây không đúng về ý nghĩa của quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Giúp mọi người có động lực vượt qua khó khăn B. Mối quan hệ xã hội không bền vững. C. Nhận được sự tôn trọng, yêu quý của mọi người. D. Cuộc sống tràn ngập niềm vui, hạnh phúc. Câu 19: Em tán thành với ý kiến nào sau đây về quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Tặng quà bằng vật chất mới thể hiện sự quan tâm. B. Chỉ quan tâm, chia sẻ khi người thân mình gặp khó khăn. C. Khi được đề nghị thì mới giúp đỡ người khác. D. Sự quan tâm, cảm thông chia sẻ xuất phát từ trái tim biết yêu thương. Câu 20: Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là sự chăm sóc bằng ; đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ; san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau. A. mục đích vụ lợi B. lí trí và tình cảm C. tình cảm chân thành D. mục đích cá nhân PHẦN II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm) Em hãy nêu một số việc làm để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương. Theo em vì sao phải cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương? Câu 2 (3 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Trên đường đi học về, thấy một bạn lớp khác bị bắt nạt, Nam định dừng lại can ngăn nhưng Kiên, bạn đi cùng với Nam kéo tay bảo: “Dù sao bạn ấy cũng không phải lớp mình, chúng mình kệ bạn ấy đi. Không khéo lại bị đòn oan ”. a. Em có đồng tình với quan điểm của Kiên không? Vì sao? b. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?