Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Lan Anh (Có đáp án)
Câu 1: Thế nào là sống giản dị ?
A. Sống phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình, xã hội.
B. Sống phù hợp với mong muốn của bản thân.
C. Sống phù hợp với mong muốn của bản thân, cho dù điều kiện gia đình không cho phép.
D. Sống theo ý thích của bản thân mình, không cần quan tâm đến thứ khác.
Câu 2: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào?
A. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
B. Được mọi người chia sẻ khó khăn.
C. Được mọi người tôn thờ.
D. Được mọi người giúp đỡ.
Câu 3: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào thể hiện đức tính giản dị?
A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kỳ, bóng bẩy.
B. Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa .
C. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.
D. Thái độ khách sáo, kiểu cách.
Câu 4: Mặc quần áo bảo hộ khi tham dự tiệc là biểu hiện của điều gì?
A. Lịch sự với người khác.
B. Cẩủ thả trong ăn mặc.
C. Tiết kiệm chi tiêu.
D. Lối sống giản dị.
Câu 5: Trung thực là gì?
A. Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, tôn trọng lẽ phải.
B. Luôn luôn nói đúng sự thật, không nói dối trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
C. Là luôn tôn trọng và làm theo những điều đúng đắn.
D. Là luôn tôn trọng chân lý, luôn làm theo những gì mà người khác cho là đúng.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Lan Anh (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - TRỰC TUYẾN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Môn: Giáo dục công dân lớp 7 Ngày kiểm tra: 26/10/2021 Thời gian: 45 phút Câu 1: Thế nào là sống giản dị ? A. Sống phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình, xã hội. B. Sống phù hợp với mong muốn của bản thân. C. Sống phù hợp với mong muốn của bản thân, cho dù điều kiện gia đình không cho phép. D. Sống theo ý thích của bản thân mình, không cần quan tâm đến thứ khác. Câu 2: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào? A. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. B. Được mọi người chia sẻ khó khăn. C. Được mọi người tôn thờ. D. Được mọi người giúp đỡ. Câu 3: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào thể hiện đức tính giản dị? A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kỳ, bóng bẩy. B. Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa . C. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. D. Thái độ khách sáo, kiểu cách. Câu 4: Mặc quần áo bảo hộ khi tham dự tiệc là biểu hiện của điều gì? A. Lịch sự với người khác. B. Cẩủ thả trong ăn mặc. C. Tiết kiệm chi tiêu. D. Lối sống giản dị. Câu 5: Trung thực là gì? A. Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, tôn trọng lẽ phải. B. Luôn luôn nói đúng sự thật, không nói dối trong bất kỳ hoàn cảnh nào. C. Là luôn tôn trọng và làm theo những điều đúng đắn. D. Là luôn tôn trọng chân lý, luôn làm theo những gì mà người khác cho là đúng. Câu 6: Trung thực có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp con người nâng cao được phẩm giá. B. Giúp con người nhanh có địa vị trong xã hội. C. Giúp con người có thể đạt được nhiều lợi ích trong học tập, lao động. D. Trung thực không có ý nghĩa gì đối với con người. Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện đức tính trung thực? A. Tung tin nói xấu người khác trên facebook. B. Nói dối mẹ để đi chơi game. C. Nhặt được của rơi trả lại người mất. D. Giả vờ ốm để không phải đi học.
- Câu 8: Trong quan hệ với mọi người, biểu hiện nào sau đây thể hiện tính không trung thực? A. Không nói dối mọi người. B. Lấy cắp tiền của bạn, khi bị phát hiện thì đổ lỗi cho người khác. C. Dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. D. Không tranh công hay đổ lỗi cho người khác. Câu 9: Tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? A. Giúp con người luôn vui vẻ, hạnh phúc. B. Giúp cho con người nhanh trở lên giàu có. C. Giúp cho con người có được địa vị cao trong xã hội. D. Giúp cho con người có nghị lực vượt qua khó khăn. Câu 10: Hành vi không học bài mà quay sang chép bài của bạn thể hiện điều gì? A. Tự tin. B. Tự trọng. C. Siêng năng kiên trì. D. Thiếu tự trọng. Câu 11: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tự trọng? A. Chỉ thực hiện lời hứa với những người đã giúp đỡ mình. B. Dù nhà nghèo nhưng luôn ăn mặc cầu kỳ, kiểu cách. C. Không bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác. D. Giữ trật tự trong các giờ học. Câu 12: Thế nào là đoàn kết tương trợ? A. Là sự cảm thông chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. B. Là biết quan tâm âm giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn. C. Là những quy định định chuẩn mực ứng xử xử của con người. D. Là tin tưởng vào khả năng của bản thân chủ động trong mọi việc. Câu 13: Thế nào là yêu thương con người? A. Là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn. B. Là biết tôn trọng sự thật tôn trọng chân lý lẽ phải Sống ngay thẳng thật thà. C. Tự giác tuân thủ và chấp hành những quy định đã đề ra. D. Là tôn trọng kính yêu biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình trong cuộc sống. Câu 14: Đoàn kết tương trợ có ý nghĩa như thế nào? A. Đoàn kết tương trợ giúp chúng ta tự giải quyết được công việc của mình. B. Đoàn kết tương trợ không mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống. C. Đoàn kết tương trợ giúp chúng ta nhanh chóng thăng tiến trong cuộc sống. D. Đoàn kết tương trợ giúp con người tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn. Câu 15: Người có lòng yêu thương con người sẽ như thế nào? A. Bị mọi người coi thường xa lánh. B. Được người khác tặng quà. C. Được mọi người yêu quý, kính trọng. D. Nhận được nhiều vinh hoa phú quý.
- Câu 16: Tại trường em, nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son khi đến trường. Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm khi đến lớp. Hành động đó nói lên điều gì? A. Lối sống tiết kiệm. B. Lối sống không giản dị. C. Đức tính cần cù. D. Đức tính khiêm tốn. Câu 17: Em tán thành với hành vi nào dưới đây ? A. Chỉ chơi với người giàu không chơi với người nghèo. B. Không giao tiếp với người dân tộc. C. Không chơi với bạn khác giới. D. Sống phù hợp với hoàn cảnh không đua đòi ăn diện. Câu 18: Hành vi nào dưới đây phê phán lối sống không giản dị? A. Đối xử với mọi người chân thành cởi mở. B. Đi đứng ăn nói nho nhã, dễ nghe dễ hiểu. C. Diễn đạt ngắn gọn, súc tích. D. Tổ chức sinh nhật linh đình. Câu 19: Cách ăn mặc nào dưới đây thể hiện lối sống giản dị? A. Luôn thay đổi quần áo theo mốt. B. Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh sống của gia đình. C. Đi học mặc theo những gì mình thích, không cần mặc đồng phục. D. Mặc váy ngắn khi đi lễ chùa. Câu 20: Bạn Mạnh không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn bạn hành động của bạn Mạnh thể hiện bạn là người như thế nào? A. Là người biết sống nguyên tắc. B. Là người khiêm tốn. C. Là người chăm chỉ. D. Là người có lòng tự trọng. Câu 21: Dù khó khăn nghèo khổ nhưng bạn Nam không bao giờ lấy cắp đồ của người khác, hành vi của bạn Nam là biểu hiện điều gì? A. Không trung thực. B. Đoàn kết với mọi người. C. Sống có tự trọng. D. Biết yêu thương mọi người. Câu 22: Hành vi của bạn nào dưới đây thể hiện thiếu tự trọng? A. Không làm được bài những Kiên không quay cóp và nhìn bài của bạn. B. Dù khó khăn đến mấy An cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình. C. Khi có khuyết điểm và được nhắc nhở Nam đều vui vẻ nhận lỗivà sửa chữa. D. Lan thường xấu hổ với bạn bè vì mẹ mình là lao công. Câu 23: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây về đức tính trung thực? A. Chỉ cần trung thực trong những trường hợp cần thiết. B. Chỉ cần trung thực với cấp trên. C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật. D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.
- Câu 24: Hành vi của bạn nào dưới đây thể hiện không trung thực? A. Bạn An luôn thẳng thắn phê bình những bạn mắc khuyết điểm trong lớp. B. Bạn Lan không bao che khuyết điểm cho các bạn chơi thân với mình. C. Vì chơi thân với nhau, nên Mai đã nhận lỗi thay cho Nga. D. Hân bị thương ở tay Mạnh đã giúp Hân làm bài tập về nhà. Câu 25: Hành vi của bạn nào dưới đây thể hiện sự trung thực? A. Mai thường làm bài tập về nhà hộ bạn. B. Như trả lại ví cho người bị mất. C. An giấu bài kiểm tra không đưa cho bố mẹ vì điểm kém. D. Là bạn thân nên Huy thường bao che khuyết điểm cho Minh. Câu 26: Hành vi “thỏa thuận cho nhau chép bài trong giờ kểm tra để đạt điểm cao” là hành vi thể hiện điều gì? A. Thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ. B. Thể hiện yêu thương con người. C. Thể hiện thiếu trung thực. D. Thể hiện biết tôn trọng kỉ luật. Câu 27: Hành vi của bạn nào dưới đây thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ? A. Nam tham gia hoạt động tình nguyện chống dịch covid tại thành phố Hồ Chí Minh. B. Trong giờ kiểm tra thấy Hải không làm được bài, Thành đã làm hộ bạn. C. Hùng cho Tâm vay tiền để chơi game. D. Bạn Bình chỉ đoàn kết với các bạn lớp mình còn lớp khác thì không. Câu 28: Mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian đến thăm hỏi, chúc tết người nghèo. Hành động đó thể hiện Bác là người như thế nào? A. Bác là người rất khiêm tốn. B. Bác là người có tấm lòng yêu thương mọi người. C. Bác là người có tinh thần đoàn kết, tương trợ. D. Bác là người giản dị. Câu 29: Hành vi của bạn nào dưới đây thể hiện không yêu thương con người? A. Bạn An thường tham gia hiến máu nhân đạo. B. Mặc dù Mai bị tàn tật, nhưng An luôn chia sẻ động viên Mai. C. Thấy một em bé ngã xuống nước mặc dù biết bơi nhưng Nam không xuống cứu. D. Dũng tiết kệm tiền ăn sáng để mua sách vở ủng hộ các bạn học sinh nghèo. Câu 30: Bạn nào dưới đây thể hiện đức tính giản dị? A. Lan đua đòi và chạy theo các mốt quần áo năm nay. B. Hoa ăn mặc đơn giản chỉn chu gọn gàng. C. Dù gia đình khó khăn ăn nhưng An luôn ăn mặc sành điệu. D. Ngọc đi học học luôn tô son trang điểm. Câu 31: Em tán thành với bạn nào dưới đây trong việc thể hiện lối sống giản dị? A. Nam chỉ thích chơi với những bạn nhà giàu. B. Khi đến trường Hạnh luôn mặc đồng phục theo đúng quy định.
- C. Ngân đối xử với mọi người luôn khách sáo kiểu cách. D.Tuấn làm việc gì cũng qua loa sơ sài. Câu 32: Trong giờ chào cờ bạn Quân liên tục ngồi nói chuyện với các bạn trong lớp, thầy giáo phát hiện nên đề nghị Quân đứng lên trước cờ. Tuy nhiên khi đứng trước cờ,Quân vẫn cười đùa trêu chọc các bạn ngồi dưới. Hành vi đó cho thấy Quân là người như thế nào? A. Quân là người vô duyên. B. Quân là người vô cảm. C. Quân là người không có lòng tự trọng. D. Quân là người trung thực. Câu 33: Em không đồng tình với hành vi nào dưới đây về đức tính tự trọng? A. Minh thường tự tìm hiểu và tìm ra cách giải khi gặp bài tập khó. B. An rất tự hào về bố mẹ dù bố mẹ An đều là những người khuyết tật. C. Tuấn thường vui vẻ đồng ý giúp bạn khi được bạn nhờ giúp đỡ. D. Vì xấu hổ có bố là lao công Tiến thường nhờ chú hàng xóm đi họp hộ. Câu 34: Trên đường đi học về, em có nhặt được một chiếc ví bên trong có giấy tờ tùy thân của chủ nhân chiếc ví và 4 triệu đồng. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Lấy tiền trong ví để tiêu. B. Mang tiền về cho bố mẹ. C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại. D. Lấy tiền trong ví và vứt ví vào thùng rác. Câu 35: Trong giờ kiểm tra Lan liên tục quay sang chép bài của Hoa, hành vi của Lan thể hiện bạn là người như thế nào? A. Lan là người hoạt bát. B. Lan là người vô cảm. C. Lan là người không có lòng tự trọng. D. Lan là người cởi mở chân thành. Câu 36: Ông Nhân ở trọ nhà bà Thu, do ảnh hưởng của dịch bệnh gần 4 tháng nay ông Nhân không có việc làm, kinh tế bị ảnh hường nên ông không có tiền để trả tiền thuê trọ. Biết hoàn cảnh của ông, bà Thu đã chủ động miễn toàn bộ tiền thuê nhà của ông trong 4 tháng qua. Hành động của bà Thu mang lại điều gì? A. Giúp cho ông Nhân có thể vượt qua giai đoạn khó khăn. B. Khiến cho ông Nhân cảm thấy xấu hổ, mặc cảm. C. Khiến ông Nhân bị tổn thương. D. Khiến cho ông Nhân bị mọi người chê cười. Câu 37: Mặc dù sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng Hạnh luôn khiêm tốn, hòa nhã với mọi người. Ngược lại gia đình Minh rất khó khăn nhưng Minh luôn ăn chơi, đua đòi và không chịu học tập khiến mẹ rất buồn. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về Minh? A. Minh là người thông minh nhanh nhẹn. B. Minh là người biết cách sống và hưởng thụ. C. Minh có lối sống không giản dị đáng phải lên án. D. Minh có lối sống phù hợp với thời đại. Câu 38: Sinh ra trong một gia đình nghèo khó lại đông con, hàng ngày mẹ Lan ngoài việc chăm sóc đồng ruộng tối đến còn xin đi làm lao công để có tiền trang trải cuộc sống và đóng học cho anh em Lan. Một hôm, trên dường đi học về Lan cùng bạn bắt gặp mẹ đang quét
- chợ, sợ các bạn cười chê Lan đã cố ý đi qua và không chào hỏi mẹ. Hành vi của Lan là đúng hay sai? A. Hành vi của Lan là sai, Lan thể hiện là người thiếu tự trọng. B. Hành vi của Lan là sai, Lan thể hiện là người thiếu sự tự tin. C. Hành vi của Lan là sai, Lan thể hiện là người thiếu sự đoàn kết. D. Hành vi của Lan là sai, Lan thể hiện là người thiếu trung thực. Câu 39: Trong giờ ra chơi, Linh cố tình xô ngã Tú, khiến Tú bị chảy máu.Khi cô giáo hỏi mặc dù biết bản thân sai nhưng Linh vẫn một mực chối và không nhận lỗi về mình.Theo em hành vi của Linh là đúng hay sai? Vì sao? A. Hành vi của Linh là đúng vì không may bạn va vào Tú chứ không phải là Linh cố ý . B. Hành vi của Linh là đúng vì Tú cũng đã va vào Linh nên Linh không cần phải xin lỗi Tú. C. Hành vi của Linh là sai vì Linh đã khiến Tú bị thương Linh cần nhận lỗi với cô giáo và xin lỗi Tú. D. Hành vi của Linh là sai vì bạn đã khiến Tú bị thương nên Linh phải bồi thường về vật chất và tinh thần cho Tú. Câu 40: Bé Thúy ở nhà một mình không may bị ngã, Long và Hậu đi qua nhìn thấy nhưng lại coi như không biết gì và đi luôn. Nếu là bạn của Long và Hậu khi biết về sự việc đó em sẽ làm gì? A. Mặc kệ coi như không có chuyên gì xảy ra. B. Phân tích cho hai bạn hiểu hành động như vậy là sai không thể hiện việc yêu thương, chia sẻ với người khác. C. Báo với bố mẹ của Long và Hậu biết để hai bạn sẽ bị mắng. D. Kể với các bạn trong lớp để các bạn xa lánh và không chơi với Long và Hậu nữa. Hết
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI HƯỚNG DẪN CHẤM GIỮA KÌ I GDCD 7 Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A C B A A C B D D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A A D C B D D B D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án C D D C B C A B C B Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án B C D C C A C A C B BGH duyệt TT/NT chuyên môn duyệt Người ra đề (Đã kí) (Đã kí) (Đã kí) Đỗ Thị Thu Hương Phạm Thị Thanh Hoa Nguyễn Thị Lan Anh