Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đặng Bích Ngọc (Có đáp án)

Câu 1: Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ:

A. bỏ qua như không biết khuyết điểm đó và vẫn chơi với bạn như bình thường.

B. xa lánh, không chơi với bạn.

C. mang khuyết điểm của bạn ra để chế giếu, châm chọc.

D. chỉ rõ cho bạn cái sai và động viên, giúp bạn thay đổi để không mắc khuyết điểm nữa.

Câu 2: “Lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về toan tính nhỏ nhen, ích kỉ” là nội dung khái niệm:

A. liêm khiết. C. giữ chữ tín.

B. siêng năng, kiên trì. D. khoan dung.

Câu 3: Hành vi thể hiện tính không liêm khiết là:

A. luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.

B. sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.

C. làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.

D. kiên trì, phấn đấu để đạt được kết quả cao trong công việc.

Câu 4: Hành vi thể hiện rõ sự tôn trọng người khác là:

  1. đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.
  2. coi thường, miệt thị những người nghèo khó.
  3. gây gổ, to tiếng với người xung quanh.
  4. đổ lỗi cho người khác.

Câu 5: Câu ca dao: “Nói lời phải giữ lấy lời/Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” thể hiện phẩm chất đạo đức:

  1. lòng vị tha. C. giữ chữ tín.
  2. lòng chung thủy. D. lòng trung thành.
docx 8 trang Thái Bảo 31/07/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đặng Bích Ngọc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đặng Bích Ngọc (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN: GDCD 8 Năm học 2021 – 2022 Thời gian: 45 phút I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức: tôn trọng lẽ phải, liêm khiết, tôn trọng người khác và giữ chữ tín. - Kiểm tra trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện lối sống lành mạnh như tôn trọng lẽ phải, liêm khiết, trung thực, giữ chữ tín 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, tổng hợp, vận dụng kiến thức. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy phê phán, sắm vai và vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn 3. Phẩm chất: - Làm bài nghiêm túc, trung thực. - Có ý thức điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với các quy chuẩn đạo đức trong bài học. II. BẢNG MA TRẬN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA: STT Nội dung Đơn vị kiến Mức độ nhận thức Tổng % kiến thức thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số câu hỏi tổng Số Thời Số Thời Số Thời Số CH Thời gian điểm CH gian CH gian CH gian 1 Tôn trọng lẽ Thế nào là tôn 1 1’5 1 1’5 0.33 phải trọng lẽ phải Biểu hiện tôn 3 4’5 3 4’5 1 trọng lẽ phải Liên hệ, ý 2 3’ 2 3’ 0.66 nghĩa (tục ngữ, ca dao) Xử lí tình 4 6’ 4 6’ 1.32 huống thực tiễn 2 Liêm khiết Thế nào là liêm 1 1’5 1 1’5 0.33 khiết Biểu hiện, việc 2 3’ 2 3’ 0.66 làm liêm khiết Ý nghĩa, liên hệ 2 3’ 2 3’ 0.66 về lối sống Xử lí tình 1 1’5 1 1’5 0.33 huống thực tiễn 3 Tôn trọng Khái niệm tôn 1 1’5 1 1’5 0.33 người khác trọng người khác Biểu hiện của 2 3’ 2 3’ 0.66 tôn trọng người khác Liên hệ về tôn 3 4’5 3 4’5 1 trọng người khác (ca dao, tục ngữ)
  2. Giải quyết tình 1 1’5 1 1’5 0.33 huống về tôn trọng người khác 4 Giữ chữ tín Thế nào là giữ 1 1’5 1 1’5 0.33 chữ tín Biểu hiện của 1 1’5 1 1’5 0.33 giữ chữ tín Liên hệ về giữ 2 3’ 2 3’ 0.66 chữ tín Giải quyết tình 3 4’5 3 4’5 1 huống về giữ chữ tín Tổng 12 18’ 9 13’5 9 13’5 30 45’ 10 Tỉ lệ % 40% 30% 30% 100% 100% Tỉ lệ chung 40% 30% 30% III. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: (đính kèm trang sau) IV. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: (đính kèm trang sau)
  3. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM Môn: Giáo dục công dân 8 Năm học 2021-2022 Thời gian: 45 phút Mã đề: GDCD-8-HKI-101 Ngày thi: 26/10/2021 Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau Câu 1: Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ: A. bỏ qua như không biết khuyết điểm đó và vẫn chơi với bạn như bình thường. B. xa lánh, không chơi với bạn. C. mang khuyết điểm của bạn ra để chế giếu, châm chọc. D. chỉ rõ cho bạn cái sai và động viên, giúp bạn thay đổi để không mắc khuyết điểm nữa. Câu 2: “Lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về toan tính nhỏ nhen, ích kỉ” là nội dung khái niệm: A. liêm khiết. C. giữ chữ tín. B. siêng năng, kiên trì. D. khoan dung. Câu 3: Hành vi thể hiện tính không liêm khiết là: A. luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình. B. sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. C. làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích. D. kiên trì, phấn đấu để đạt được kết quả cao trong công việc. Câu 4: Hành vi thể hiện rõ sự tôn trọng người khác là: A. đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện. B. coi thường, miệt thị những người nghèo khó. C. gây gổ, to tiếng với người xung quanh. D. đổ lỗi cho người khác. Câu 5: Câu ca dao: “Nói lời phải giữ lấy lời/Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” thể hiện phẩm chất đạo đức: A. lòng vị tha. C. giữ chữ tín. B. lòng chung thủy. D. lòng trung thành. Câu 6: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch. Bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch góp phần bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện bà là người: A. tiết kiệm. C. giữ chữ tín. B. thật thà. D. tốt bụng. Câu 7: “Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau” là nội dung khái niệm: A. giữ chữ tín. C. khoan dung. B. trung thực. D. tôn trọng người khác. Câu 8: Hành vi không phù hợp với tôn trọng lẽ phải là: A. con cháu hắt hủi, đối xử vô lễ với ông bà, cha mẹ. B. biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình. C. có thái độ thành kính khi đi chùa, thánh đường. D. giúp đỡ người khác khi khó khăn, hoạn nạn. Câu 9: Câu tục ngữ “Chết vinh còn hơn sống nhục” thể hiện phẩm chất đạo đức: A. liêm khiết. C. yêu thương con người. B. trung thực. D. tôn trọng người khác. Câu 10: M hứa với bố mẹ Q và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Q học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào mà Q không làm được thì M đều làm hộ và đưa cho Q chép, hành động của M thể hiện M là người: A. tốt bụng. C. biết giữ chữ tín. B. không giữ chữ tín. D. trung thực.
  4. Câu 11: Quan niệm không đúng với tôn trọng người khác là: A. tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình. B. muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác. C. tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình. D. tôn trọng người khác thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người. Câu 12: Ý nghĩa của câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” là: A. học sinh phải kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo. B. học sinh cần phải có lòng tự trọng. C. thầy cô giáo cần có lòng vị tha với học sinh. D. thầy cô giáo phải tôn trọng học sinh. Câu 13: Tôn trọng người khác là thể hiện lối sống: A. có văn hóa. C. thực dụng. B. tiết kiệm. D. vô cảm. Câu 14: Vào lúc 12 giờ đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke ầm ĩ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của những người xung quanh. Trong tình huống này em sẽ: A. mặc kệ vì không phải là việc của nhà mình. B. nhờ bố mẹ sang nhà hàng xóm nhắc nhở, khuyên nhủ họ tắt nhạc vì đã đêm khuya. C. sang trước cửa nhà hàng xóm chửi bới. D. quay lại video để đăng lên mạng xã hội cho mọi người cùng lên án. Câu 15: Biểu hiện của phẩm chất giữ chữ tín là: A. làm việc cẩu thả, qua loa. B. thường xuyên nói dối. C. luôn đúng giờ. D. sản xuất hàng giả, kém chất lượng. Câu 16: Câu tục ngữ thể hiện giữ chữ tín là: A. Một lần bất tín, vạn lần bất tin. B. Giấy rách phải giữ lấy lề. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Câu 17: Để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải học sinh cần: A. sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác. B. bao che, dung túng cho khuyết điểm của người khác. C. coi thường, chê bai những người không bằng mình. D. đổ lỗi cho người khác khi mình làm sai. Câu 18: H và L đang tranh luận với nhau rất gay gắt. Khi L nói, H nhận ra mình đã sai khi trách L. Nếu em là H, em sẽ: A. cố cãi nhau với L đến cùng vì sĩ diện của bản thân. B. xin lỗi L cho xong chuyện nhưng không nhận lỗi. C. bỏ đi chỗ khác không tranh luận với L nữa. D. nhận lỗi sai của mình và xin lỗi bạn L. Câu 19: Câu tục ngữ “Nói phải củ cải cũng nghe” thể hiện phẩm chất đạo đức: A. tôn trọng người khác. C. biết ơn. B. tôn trọng lẽ phải. D. giữ chữ tín. Câu 20: Trong các cuộc tranh luận với bạn cùng lớp, để thể hiện tôn trọng lẽ phải em sẽ: A. bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác. B. nghe theo ý kiến được nhiều bạn đồng tình. C. không bao giờ đưa ra ý kiến của mình vì sợ mọi người phản bác. D. lắng nghe, phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí thì nghe theo. Câu 21: Hành vi thể hiện việc tôn trọng lẽ phải là: A. tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình. B. chỉ làm những việc mà mình thích.
  5. C. chấp hành tốt nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập. D. gió chiều nào theo chiều ấy, không muốn làm mất lòng ai. Câu 22: Câu tục ngữ, danh ngôn không thể hiện tính liêm khiết là: A. đói cho sạch, rách cho thơm. B. cây ngay không sợ chết đứng. C. cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. D. ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 23: Việc làm thể hiện tính liêm khiết là: A. bạn B đến xin cô giáo nâng điểm môn toán cho mình. B. cán bộ kiểm lâm vì nghèo nên đã chặt một số cây lấy gỗ để bán. C. nhân viên phục vụ quán ăn nhặt được ví tiền của khách để quên đã mang trả lại cho khách. D. sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông L làm giám đốc, ông chỉ nhận những ai mang quà đến biếu mình. Câu 24: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện phẩm chất tôn trọng người khác là: A. Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. C. Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Câu 25:“Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái” là nội dung của khái niệm: A. tôn trọng lẽ phải. C. lẽ phải. B. tiết kiệm. D. khiêm tốn. Câu 26: Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ: A. bỏ đi chỗ khác và coi như không biết. B. nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó. C. chụp ảnh, quay video đăng lên mạng xã hội để mọi người cùng biết. D. đạp xe thật nhanh về nhà. Câu 27: Hành vi tàng trữ, sử dụng ma túy; buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi: A. không tôn trọng lẽ phải. C. sống thực dụng. B. tôn trọng lẽ phải. D. sống vô cảm. Câu 28: A mượn B quyển truyện mới để đọc nhưng vì bất cẩn nên A đã làm rách quyển truyện. Nếu em là A, trong trường hợp đó em sẽ: A. nói với bạn B rằng quyển truyện đã bị rách từ trước và không liên quan đến mình. B. không trả lại quyển truyện cho B nữa. C. tìm cách đền cho B quyển truyện mới và xin lỗi B. D. xin lỗi B vì đã làm rách truyện. Câu 29: Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi: A. làm phiền người khác. C. không tôn trọng người khác. B. tôn trọng người khác. D. xỉ nhục người khác. Câu 30: M ăn trộm tiền đóng học của N và bị em phát hiện, biết em phát hiện, M bèn nói: “Tớ sẽ cho cậu một nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật”. Trong tình huống này, em sẽ: A. mặc kệ vì không liên quan đến mình. B. đe doạ M bắt M phải đưa hết số tiền cho mình. C. báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. D. lấy số tiền mà M cho và im lặng. Hết
  6. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích thêm. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM Môn: Giáo dục công dân 8
  7. Năm học 2021-2022 Thời gian: 45 phút Mã đề: GDCD-8-HKI-102 Ngày thi: 26/10/2021 Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau
  8. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA TRƯỜNG THCS THANH AM GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2021-2022 MÔN: GDCD KHỐI 8 Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0.33 điểm GDCD-8-HKI-101 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A C A C C A A A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A A A B C A A D B D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án C D C A A B A C C C GDCD-8-HKI-102 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án BGH kí duyệt Tổ nhóm CM Người ra đề Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Hồng Nhung Đặng Bích Ngọc