Đề kiểm tra giữa học kì I môn Địa lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Ngọc Yến (Có đáp án)
Câu 1: Năm 2014, nước ta có diện tích là 330.000km2 và có số dân là 90,5 triệu người. Vậy mật độ dân số trung bình của nước ta là
A. 247,3 người/km2. B. 274,3 người/km2.
C. 234,7 người/km2. D. 243,7 người/km2.
Câu 2: Những nơi trên Trái Đất thường có mật độ dân số thấp là
A. miền núi, vùng cực, hoang mạc và bán hoang mạc.
B. có giao thông phát triển.
C. các đồng bằng, đô thị.
D. các vùng đi lại khó khăn.
Câu 3: Môi trường Xích đạo ẩm nằm trong khoảng vị trí
A. 5º B đến 5º N.
B. 30º B - 30º N.
C. trên đường Xích đạo.
D. từ vĩ tuyến 5º đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
Câu 4: Rừng rậm xanh quanh năm ở môi trường xích đạo ẩm có nhiều tầng vì
A. khí hậu nóng quanh năm. B. mưa quanh năm.
C. khí hậu lạnh quanh năm. D. khí hậu nóng và ẩm quanh năm.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_7_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Địa lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Ngọc Yến (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NHÓM ĐỊA LÝ 7 MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2021 – 2022 Ngày thi: 4/11/2021 Tích chọn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Năm 2014, nước ta có diện tích là 330.000km2 và có số dân là 90,5 triệu người. Vậy mật độ dân số trung bình của nước ta là A. 247,3 người/km2. B. 274,3 người/km2. C. 234,7 người/km2. D. 243,7 người/km2. Câu 2: Những nơi trên Trái Đất thường có mật độ dân số thấp là A. miền núi, vùng cực, hoang mạc và bán hoang mạc. B. có giao thông phát triển. C. các đồng bằng, đô thị. D. các vùng đi lại khó khăn. Câu 3: Môi trường Xích đạo ẩm nằm trong khoảng vị trí A. 5º B đến 5º N. B. 30º B - 30º N. C. trên đường Xích đạo. D. từ vĩ tuyến 5º đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. Câu 4: Rừng rậm xanh quanh năm ở môi trường xích đạo ẩm có nhiều tầng vì A. khí hậu nóng quanh năm. B. mưa quanh năm. C. khí hậu lạnh quanh năm. D. khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Câu 5: Vị trí trung gian ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa là A. thời tiết thay đổi thất thường. B. thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ. C. quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh. D. nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh. Câu 6: Việt Nam nằm ở môi trường tự nhiên của đới nóng là A. môi trường xích đạo ẩm. B. môi trường nhiệt đới.
- C. môi trường nhiệt đới gió mùa. D. môi trường hoang mạc. Câu 7: Hướng gió chính vào mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Nam. D. Tây Bắc. Câu 8: Dân cư trên thế giới phân bố không đều, tập trung đông ở A. vùng hoang mạc. B. khu vực châu Đại Dương. C. khu vực châu Nam cực. D. khu vực ven biển. Câu 9: Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là A. môi trường ôn đới hải dương. B. môi trường ôn đới lục địa. C. môi trường hoang mạc. D. môi trường địa trung hải. Câu 10: Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp, đổ ra biển gây ra hiện tượng A. Thủy triều đen. C. Triều cường. B. Thủy triều đỏ. D. Triều kém. Câu 11: Thảm thực vật tiêu biểu ở môi trường xích đạo ẩm là A. rừng rậm xanh quanh năm. B. xavan và cây bụi. C. rừng lá kim. D. đài nguyên. Câu 12: Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực A. Nam Á, Đông Nam Á. B. Nam Á, Đông Á. C. Tây Nam Á, Nam Á. D. Bắc Á, Tây Phi. Câu 13: Các nguyên nhân làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà là A. do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy. B. xả rác bữa bãi nơi công cộng. C. khói bụi từ các vùng khác bay tới. D. chặt phá rừng quá mức, tài nguyên đất bị bạc màu.
- Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu làm sông Tô Lịch ở nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng (bốc mùi hôi thối, màu đen đục) là A. chất thải sinh hoạt của dân cư đô thị. B. hoạt động sản xuất nông nghiệp. C. hoạt động dịch vụ du lịch. D. hoạt động sản xuất công nghiệp. Câu 15: “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường A. xích đạo ẩm. C. nhiệt đới. B. nhiệt đới gió mùa. D. ôn đới. Câu 16: Thảm thực vật đới ôn hòa thay đổi từ tây sang đông là A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao. B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai. C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng. D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim. Câu 17: Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là A. nhiệt độ trung bình năm trên 20ºC, lượng mưa trung bình từ 1000 – 1500mm. B. nhiệt độ trung bình năm khoảng 10ºC, lượng mưa trung bình từ 600 -800mm. C. nhiệt độ trung bình năm khoảng -10ºC, lượng mưa trung bình khoảng 500mm. D. nhiệt độ trung bình năm trên 25ºC, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500mm. Câu 18: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng A. giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam. B. vĩ tuyến 5º đến chí tuyến Bắc (Nam). C. vĩ tuyến 5ºB đến vòng cực Bắc. D. chí tuyến Nam đến vĩ tuyến 40ºN. Câu 19: Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là A. nhiệt độ trung bình năm không quá 20ºC, khí hậu mát mẻ quanh năm. B. nhiệt độ cao, khô hạn quanh năm. C. nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9). D. nóng ẩm quanh năm, lượng mưa và độ ẩm lớn.
- Câu 20: Hạn chế của tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới là A. nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng. B. đất ngập úng, glây hóa. C. đất bị nhiễm phèn nặng. D. dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa. Câu 21: Loại gió thổi quanh năm ở đới nóng là A. gió Tây ôn đới. C. gió mùa. B. gió Tín phong. D. gió Đông cực Câu 22: Kiểu môi trường nào sau đây không thuộc đới nóng? A. Môi trường xích đạo ẩm. B. Môi trường nhiệt đới gió mùa. C. Môi trường nhiệt đới. D. Môi trường địa trung hải. Câu 23: Loại rừng thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển là A. rừng rậm nhiệt đới B. rừng rậm xanh quanh năm C. rừng thưa và xa van D. rừng ngập mặn Câu 24: Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với A. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị. B. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp hiện đại. C. chính sách phân bố dân cư của nhà nước. D. sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. Câu 25: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á. B. Nam Á, Đông Á. C. Đông Nam Á, Đông Á. D. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi. Cho biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở môi trường ôn đới lục địa:
- Câu 26: Quan sát biểu đồ, hãy cho biết yếu tố nào được thể hiện theo đường? A. Nhiệt độ. B. Lượng mưa. C. Lưu lượng nước. D. Chế độ dòng chảy. Câu 27: Quan sát biểu đồ, hãy cho biết yếu tố nào được thể hiện theo cột? A. Nhiệt độ. B. Lượng mưa. C. Lưu lượng nước. D. Chế độ dòng chảy. Câu 28: Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết tháng nào có nhiệt độ thấp nhất? A. Tháng 6 B. Tháng 9 C. Tháng 10 D. Tháng 1 Câu 29: Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết tháng nào có lượng mưa cao nhất? A. Tháng 7 B. Tháng 10 C. Tháng 11 D. Tháng 12 Câu 30: Con số “443mm” trên biểu đồ có ý nghĩa gì? A. Tổng lượng mưa trong năm. B. Lượng mưa trung bình mỗi tháng. C. Lượng mưa các tháng mùa mưa. D. Lương mưa các tháng mùa khô. Hết
- TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NHÓM ĐỊA LÝ 7 MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2021 - 2022 Câu số 1, 6, 10, 14 và 30 mỗi câu trả lời đúng được 35 điểm. 25 câu còn lại mỗi câu trả lời đúng được 33 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B A A D A C A D B B A A A A B Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án D B B C D B D D A B A B D A A DUYỆT ĐỀ KIỂM TRA Người ra đề Tổ trưởng chuyên môn BGH Lê Thị Ngọc Yến Phạm Mai Hương Cung Lan Hương