Đề kiểm tra giữa học kì I môn Công nghệ Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Hoàng Hà My - Mã đề 713 (Có đáp án)
Câu 1. Đặc điểm đầu tiên của trồng trọt công nghệ cao là gì?
A. Ưu tiên sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn.
B. Lao động có trình độ cao.
C. Thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.
D. Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại.
Câu 2. Cách bón phân nào sau đây không được dùng để bón phân lót cho cây trồng?
A. Rắc đều phân lên mặt ruộng.
B. Bón phân theo hàng.
C. Bón phân theo hố trồng cây.
D. Pha loãng với nước rồi tưới vào gốc cây.
Câu 3. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt đúng thời điểm, đúng phương pháp nhằm mục đích
A. đảm bảo sự tổn thất nhỏ nhất và chất lượng sản phẩm thu được tốt nhất.
B. giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và nâng cao chất lượng sản phẩm thu được.
C. nâng cao khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng.
D. giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_cong_nghe_lop_7_chan_troi_sang.docx
- Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I môn Công nghệ Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Hoàn.docx
- Ma trận đề kiểm tra giữa học kì I môn Công nghệ Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Công nghệ Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Hoàng Hà My - Mã đề 713 (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I THCS THẠCH BÀN MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI 7 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề 713 I) TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ Chọn đáp án đúng nhất và tô vào phiếu làm bài Câu 1. Đặc điểm đầu tiên của trồng trọt công nghệ cao là gì? A. Ưu tiên sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn. B. Lao động có trình độ cao. C. Thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng. D. Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại. Câu 2. Cách bón phân nào sau đây không được dùng để bón phân lót cho cây trồng? A. Rắc đều phân lên mặt ruộng. B. Bón phân theo hàng. C. Bón phân theo hố trồng cây. D. Pha loãng với nước rồi tưới vào gốc cây. Câu 3. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt đúng thời điểm, đúng phương pháp nhằm mục đích A. đảm bảo sự tổn thất nhỏ nhất và chất lượng sản phẩm thu được tốt nhất. B. giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và nâng cao chất lượng sản phẩm thu được. C. nâng cao khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng. D. giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Câu 4. Công việc nào dưới đây được thực hiện trước khi bón phân lót? A. Tưới nước. B. Trồng cây. C. Cày đất. D. Gieo hạt. Câu 5. Loại cây trồng nào sau đây thường được trồng trong nhà có mái che? A. Cây bưởi. B. Cây ngô. C. Cây lan Hồ điệp. D. Cây lúa. Câu 6. Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là phương thức trồng trọt nào? A. Khí canh. B. Thủy canh. C. Độc canh. D. Luân canh. T r a n g 1/4 – CN 713
- Câu 7. Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí cho cây trồng có tác dụng gì sau đây? A. Tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng. B. Xua đuổi sâu, bệnh hại cây trồng. C. Tăng sức chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng. D. Tránh thời kì sâu, bệnh hại phát triển mạnh. Câu 8. Dặm cây nhằm mục đích A. đảm bảo mật độ cây trồng trên đồng ruộng. B. nâng cao chất lượng nông sản. C. giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. D. loại bỏ các cây trồng bị sâu, bệnh. Câu 9. Lên luống có tác dụng A. làm cho đất tơi xốp. B. chôn vùi cỏ dại. C. thuận lợi cho việc chăm sóc. D. san phẳng mặt ruộng. Câu 10. Lạc (đậu phông), sắn (khoai mì) thường thu hoạch bằng phương pháp A. chặt. B. nhổ. C. cắt. D. tuốt. Câu 11. Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng bằng biện pháp hoá học, yêu cầu “Đảm bảo thời gian cách li đúng quy định” nghĩa là A. đảm bảo thời gian cách li người phun thuốc với những người khác trong gia đình. B. đảm bảo thời gian từ khi phun thuốc đến khi thu hoạch. C. đảm bảo thời gian giữa hai lần phun thuốc. D. đảm bảo thời gian từ khi trồng đến khi phun thuốc. Câu 12. Ứng dụng nào dưới đây không phải áp dụng trồng trọt công nghệ cao? A. Phun thuốc bằng thiết bị bay. B. Trồng thủy canh. C. Hệ thống tưới tiêu tự động. D. Bẫy sâu bằng đèn. Câu 13. Lúa, ngô, khoai, sắn thuộc nhóm cây A. ăn quả. B. lương thực. C. dược liệu. D. công nghiệp. Câu 14. Một trong những nhiệm vụ của kĩ sư chọn giống cây trồng là A. nghiên cứu tạo ra các loại giống vật nuôi mới. B. nghiên cứu tạo ra các loại phân bón mới. C. nghiên cứu tạo ra các loại thuốc trừ sâu mới. D. nghiên cứu tạo ra các loại giống cây trồng mới. Câu 15. Bạn Huy rất yêu thích công việc chăm sóc cây trồng. Huy mơ ước sau này sẽ nghiên cứu tạo ra các hệ thống trồng cây giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Theo em, bạn Huy phù hợp với ngành nghề nào sau đây? A. Kĩ sư bảo vệ thực vật. B. Kĩ sư trồng trọt. T r a n g 2/4 – CN 713
- C. Kĩ sư chăn nuôi. D. Kĩ sư chọn giống cây trồng. Câu 16. Một trong những mục đích của việc cày đất là A. bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng. B. làm tăng độ dày lớp đất trồng. C. san phẳng mặt ruộng. D. thuận lợi cho việc chăm sóc. Câu 17. Loại cây trồng nào sau đây thuộc nhóm hoa, cây cảnh? A. Cây điều. B. Cây lạc (đậu phụng). C. Cây hoa hồng. D. Mùng tơi. Câu 18. Đảm bảo khoảng cách và mật độ giữa các cây trồng là công việc A. tỉa, dặm cây. B. phòng trừ sâu bệnh. C. làm cỏ, vun xới. D. tưới, tiêu nước. Câu 19. Nên tưới nước cho cây trồng vào thời gian nào trong ngày? A. Buổi trưa hoặc buổi chiều muộn. B. Vào bất kì thời gian nào trong ngày. C. Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa. D. Buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Câu 20. Một trong những nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh là A. ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. B. phun thuốc với nồng độ thấp hơn hướng dẫn sử dụng. C. phun thuốc với nồng độ cao hơn hướng dẫn sử dụng. D. phòng là chính. Câu 21. Khi cây bị ngập úng, bộ phận nào của cây sẽ bị ảnh hướng nhiều nhất? A. Thân cây. B. Hoa và quả. C. Lá cây. D. Rễ cây. Câu 22. Trồng trọt có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp thịt cho xuất khẩu. B. Cung cấp trứng, sữa cho con người. C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất muối ăn. D. Cung cấp lương thực cho con người. Câu 23. Mục đích chính của trồng cây công nghiệp là A. bảo vệ rừng đầu nguồn. B. làm thức ăn cho gia súc. C. làm nguyên liệu để xuất khẩu. D. làm thức ăn cho con người. Câu 24. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt vào thời điểm nào sau đây là đúng nhất? A. Thu hoạch càng muộn càng tốt B. Thu hoạch đúng thời điểm. C. Thu hoạch khi con người có nhu cầu sử dụng. T r a n g 3/4 – CN 713
- D. Thu hoạch càng sớm càng tốt. Câu 25. Loại sản phẩm trồng trọt nào sau đây thường được thu hoạch bằng phương pháp cắt? A. Ngô, su hào, hạt điều. B. Mít, ổi, khoai lang. C. Hoa, cải bắp, lúa. D. Cà rốt, xoài, cam. Câu 26. Phương pháp nhổ không áp dụng với cây trồng nào sau đây? A. Sắn. B. Su hào. C. Nhãn. D. Lạc. Câu 27. Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự đúng khi làm đất trồng cây? A. Lên luống → Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất. B. Cày đất → Lên luống → Bừa hoặc đập nhỏ đất. C. Bừa hoặc đập nhỏ đất → Cày đất → Lên luống. D. Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất → Lên luống. Câu 28. Hình thức gieo hạt thường được áp dụng đối với nhóm cây trồng nào sau đây? A. Cây ăn quả. B. Cây lương thực (lúa, ngô). C. Cây công nghiệp. D. Cây lấy gỗ. II) TỰ LUẬN: (3đ) Câu 1 (2đ). Em hãy nêu ưu và nhược điểm của trồng trọt trong nhà có mái che và trồng trọt ngoài tự nhiên? Câu 2 (1đ): Nhà bạn Lan có trồng một số loại cây trồng: Nhãn, xoài, su hào, cà rốt. Em hãy vận dụng kiến thức đã học giúp bạn Lan đề ra biện pháp phù hợp để thu hoạch và bảo quản các loại cây trồng trên. T r a n g 4/4 – CN 713