Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Câu 8. Ở châu Âu, những trận cháy rừng tàn khốc xảy ra ở khu vực nào sau đây? 
A. Bắc Âu. 
B. Nam Âu. 
C. Tây Âu. 
D. Đông Âu. 
Câu 9. Năm 2019, sản xuất ô tô tại EU chiếm khoảng 
A. 15 % trong tổng số ô tô được sản xuất trên toàn thế giới. 
B. 25 % trong tổng số ô tô được sản xuất trên toàn thế giới. 
C. 20 % trong tổng số ô tô được sản xuất trên toàn thế giới. 
D. 30 % trong tổng số ô tô được sản xuất trên toàn thế giới. 
Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng với vị trí của châu Á? 
A. Là một bộ phận của lục địa Á - Âu. 
B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo. 
C. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. 
D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương. 
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng với đới ôn hòa ở châu Âu? 
A. Khí hậu lạnh và ẩm quanh năm, thực vật chủ yếu có rêu và địa y. 
B. Phía bắc có khí hậu lạnh và ẩm ướt, có rừng lá kim và đất pốt dôn.
pdf 24 trang Bích Lam 01/03/2023 9080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_va_dia_li_lop_7_sach_k.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC TT Chương/ Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Phân môn Địa lí 1 Chương 1. Châu Vị trí địa lí, đặc điểm tự 1 1 1 Âu nhiên châu Âu Đặc điểm dân cư, xã hội 1 1 châu Âu Khai thác, sử dụng và bảo 1 1 vệ thiên nhiên ở châu Âu Liên minh châu Âu 1 1 1 2 Chương 2. Châu Vị trí địa lí, phạm vi và đặc 1 1 1 Á điểm tự nhiên châu Á Tổng số câu hỏi 5 0 5 0 2 1 0 0 Tỉ lệ 12,5% 12,5% 25% 0% Phân môn Lịch sử
  2. 1 Chương 1. Tây Bài 1. Quá trình hình thành và 1 1 Âu từ thế kỉ V đến phát triển của chế độ phong nửa đầu thế kỉ XVI kiến ở Tây Âu Bài 2. Các cuộc phát kiến địa 1/2 1/2 lí và sự hình thành quan hệ câu câu sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu Bài 3. Phong trào Văn hóa 1 1 Phục hưng và Cải cách tôn giáo 2 Chương 2. Trung Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ 2 2 Quốc và Ấn Độ VII đến giữa thế kỉ XIX thời trung đại Bài 5. Ấn Độ từ thế kỉ IV đến 1 1 giữa thế kỉ XIX 3 Chương 3. Đông Bài 6. Các vương quốc phong 1 1 Nam Á từ nửa sau kiến Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ đầu thế kỉ XVI XVI) Tổng số câu hỏi 6 0 6 0 0 1/2 0 1/2
  3. Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Tổng hợp chung 27,5% 27,5% 35% 10%
  4. ĐỀ 1 A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây! Câu 1. Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm tới A. 1/3 diện tích châu lục. B. 1/2 diện tích châu lục. C. 3/4 diện tích châu lục. D. 2/3 diện tích châu lục. Câu 2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở châu Âu có đặc điểm nào sau đây? A. Rất thấp. B. Cao. C. Rất cao. D. Thấp. Câu 3. Tiền thân của Liên minh châu Âu là A. Khối thị trường chung châu Âu. B. Cộng đồng châu Âu. C. Cộng đồng kinh tế châu Âu. D. Liên minh châu Âu.
  5. Câu 4. Sơn nguyên nào sau đây ở châu Á đồ sộ nhất thế giới? A. Sơn nguyên Đê-can. B. Sơn nguyên Trung Xibia C. Sơn nguyên Tây Tạng. D. Sơn nguyên Iran. Câu 5. Hiện nay, sản lượng điện của châu Âu từ ngành năng lượng nào sau đây là lớn nhất? A. Điện từ than. B. Điện nguyên tử. C. Thủy điện. D. Năng lượng tái tạo. Câu 6. Mùa hè nóng, khô; mùa đông ấm là đặc điểm của kiểu khí hậu nào sau đây ở châu Âu? A. Ôn đới hải dương. B. Ôn đới lục địa. C. Cận nhiệt địa trung hải. D. Cực và cận cực. Câu 7. Dân cư ở châu Âu phân bố chủ yếu ở A. các thung lũng sông và vùng duyên hải. B. vùng đồng bằng Đông Âu và Nam Âu. C. ven biển, đại dương và phía Bắc châu Âu.
  6. D. dọc các con sông lớn và khu vực núi trẻ. Câu 8. Ở châu Âu, những trận cháy rừng tàn khốc xảy ra ở khu vực nào sau đây? A. Bắc Âu. B. Nam Âu. C. Tây Âu. D. Đông Âu. Câu 9. Năm 2019, sản xuất ô tô tại EU chiếm khoảng A. 15 % trong tổng số ô tô được sản xuất trên toàn thế giới. B. 25 % trong tổng số ô tô được sản xuất trên toàn thế giới. C. 20 % trong tổng số ô tô được sản xuất trên toàn thế giới. D. 30 % trong tổng số ô tô được sản xuất trên toàn thế giới. Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng với vị trí của châu Á? A. Là một bộ phận của lục địa Á - Âu. B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo. C. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương. Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng với đới ôn hòa ở châu Âu? A. Khí hậu lạnh và ẩm quanh năm, thực vật chủ yếu có rêu và địa y. B. Phía bắc có khí hậu lạnh và ẩm ướt, có rừng lá kim và đất pốt dôn.
  7. C. Động vật đa dạng cả về số loài và số lượng cá thể trong mỗi loài. D. Phía đông nam, khí hậu mang tính chất lục địa và có thảo nguyên. Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng với đới nóng ở châu Á? A. Có rừng mưa nhiệt đới gió mùa điển hình. B. Thành phần loài đa dạng, có nhiều gỗ tốt. C. Trong rừng có nhiều loài động vật quý hiếm. D. Phổ biến hoang mạc cực và đồng rêu rừng. II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm). Chứng minh EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây! Câu 1. Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là A. trang trại. B. lãnh địa. C. phường hội. D. thành thị. Câu 2. Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu A. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu.
  8. B. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu. C. chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu. D. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu. Câu 3. Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào? A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan). B. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a). C. G. Bru-nô (I-ta-li-a). D. Pơ-tô-lô-mê (Hy Lạp). Câu 4. Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là A. cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí. B. phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu. C. các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu. D. trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp. Câu 5. Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại nào? A. Nhà Hán. B. Nhà Đường. C. Nhà Nguyên. D. Nhà Thanh.
  9. Câu 6. Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Thiên Chúa giáo. D. Hồi giáo. Câu 7. Biểu hiện khẳng định những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc thời Minh - Thanh là: xuất hiện A. nhiều xưởng thủ công lớn có trình độ chuyên môn hóa cao, thuê nhiều nhân công. B. những người thợ làm thuê lấy tiền công trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, C. nhiều nhà máy sản xuất lớn, áp dụng khoa học – kĩ thuật hiện đại. D. các ngân hàng thương mại lớn, nhiều thương cảng sầm uất. Câu 8. Công trình kiến trúc nào là biểu tượng của Trung Quốc nhưng lại gắn liền với tên tuổi của một người Việt (Nguyễn An)? A. Vạn lí trường thành. B. Di hòa viên. C. Viên Minh viên. D. Tử Cấm Thành. Câu 9. Sau thời kì phân tán (thế kỉ III TCN - thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời Vương triều A. Gúp-ta.
  10. B. Đê-li. C. Mô-gôn. D. Hác-sa. Câu 10. Đặc điểm nổi bật về kiến trúc Ấn Độ là A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. B. tiếp thu những nét tiêu biểu của kiến trúc phương Tây. C. các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch. D. các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gỗ. Câu 11. Từ thế kỉ XIII, các tôn giáo được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á là A. Phật giáo tiểu thừa, Hồi giáo. B. Đạo giáo, Phật giáo. C. Đạo giáo, Hồi giáo. D. Phật giáo và Ki-tô giáo. Câu 12. Vào thế kỉ XIII, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất một số vương quốc phong kiến nhỏ thành vương quốc lớn hơn ở Đông Nam Á, ngoại trừ A. quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. B. nhiều tộc người bị quân xâm lược dồn đẩy xuống phía nam. C. do nhu cầu liên kết các tộc người để lao động sản xuất. D. do nhu cầu liên kết lực lượng để kháng chiến chống ngoại xâm.
  11. II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm): a. Hoàn thành bảng mô tả dưới đây về hành trình của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – XVI): Tên cuộc phát kiến Thời gian Hành trình Cuộc phát kiến của 1487 B. Đi-a-xơ Cuộc phát kiến của. C. Cô-lôm-bô Cuộc phát kiến của 1497 - 1498 Va-xcô đơ Ga-ma Cuộc phát kiến của Ph. Ma-gien-lăng b. Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thục dân. Em hãy cho biết, Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào?
  12. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1-D 2-A 3-C 4-C 5-D 6-C 7-A 8-B 9-C 10-C 11-A 12-D II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm): EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới với một số biểu hiện sau: - EU có 3/7 nước công nghiệp lớn trên thế giới. - EU là trung tâm trao đổi hàng hoá và dịch vụ lớn nhất thế giới (chiếm 31% giá trị). - EU là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam. - EU là trung tâm tài chính, ngân hàng lớn hàng đầu trên thế giới. B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1-B 2-A 3-B 4-B 5-B 6-B 7-A 8-D 9-A 10-A 11-A 12-C II. Tự luận
  13. Câu 1 (2,0 điểm): Yêu cầu a) Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm Tên cuộc phát kiến Thời gian Hành trình Cuộc phát kiến của 1487 Thám hiểm đi qua mũi cực Nam của châu Phi B. Đi-a-xơ và đặt tên cho địa danh này là Mũi Bão Tố (sau đổi thành Mũi Hảo Vọng) Cuộc phát kiến của. 1492 Đi về phía Tây, sang Ca-ri-bê (thuộc châu Mỹ C. Cô-lôm-bô ngày nay) Cuộc phát kiến của 1497 - 1498 Vòng qua cực Nam châu Phi, đến được Ca-li- Va-xcô đơ Ga-ma cút (phía Tây Nam Ấn Độ) Cuộc phát kiến của 1519 - 1522 Tiến hành chuyến đi vòng quanh Trái Đất Ph. Ma-gien-lăng bằng đường biển Yêu cầu b) Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
  14. ĐỀ BÀI A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây! Câu 1. Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường hay có hiện tượng nào sau đây? A. Nhiều phù sa. B. Đóng băng. C. Giàu thủy sản. D. Gây ô nhiễm. Câu 2. Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào sau đây? A. Nê-grô-it. B. Môn-gô-lô-it. C. Ơ-rô-pê-ô-it. D. Ôt-xtra-lô-it. Câu 3. Năm 2020, Liên minh châu Âu có diện tích khoảng A. 4,1 triệu km2. B. 4,2 triệu km2. C. 4,3 triệu km2. D. 4,4 triệu km2.
  15. Câu 4. Các khoáng sản chủ yếu của châu Á là A. dầu mỏ, khí đốt, kim cương, vàng, chì, kẽm. B. kim cương, vàng, chì, kẽm, thạch anh, đồng. C. dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc. D. khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, cao lanh). Câu 5. Các chất khí gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là A. NO2, CH4, SO2, PM2.5. B. NO2, NH4, CFC, PM2.5. C. NO2, NH3, SO2, PM2.5. D. NO2, H2O, CO2, PM2.5. Câu 6. Đường bờ biển của châu Âu có đặc điểm nào sau đây? A. Nhiều đảo, các đảo, vũng vịnh ăn sâu vào đất liền, khúc khuỷu. B. Dài, bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền, nhiều vũng vịnh. C. Nhiều bán đảo, ô trũng, vịnh ăn sâu vào đất liền, đầm phá rộng. D. Ngắn, nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền, nhiều đảo lớn. Câu 7. Châu Âu là châu lục có mức độ đô thị hóa A. thấp. B. cao. C. rất thấp.
  16. D. rất cao. Câu 8. Ở châu Âu, những đợt nắng nóng bất thường xảy ra ở khu vực nào sau đây? A. Bắc Âu. B. Nam Âu. C. Tây Âu. D. Đông Âu. Câu 9. Quốc gia nào sau đây nằm giữa châu Âu nhưng chưa gia nhập Liên minh châu Âu? A. Thụy Sĩ. B. Ba Lan. C. Bun-ga-ri. D. Hà Lan. Câu 10. Đặc điểm nào sau đây thể hiện châu Á là một châu lục rộng lớn? A. Ba mặt tiếp giáp với biển, đại dương rộng lớn. B. Lãnh thổ có dạng hình khối, nhiều dãy núi cao. C. Tiếp giáp với hai châu lục (châu Âu, châu Phi). D. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu khí hậu châu Âu mang tính hải dương sâu sắc là do A. diện tích chủ yếu là vùng đồng bằng. B. ba mặt có biển và đại dương bao bọc.
  17. C. nằm ở đới ôn hòa, nhiều dãy núi cao. D. đường bờ biển bị cắt xẻ và nhiều đảo. Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng với đới ôn hòa ở châu Á? A. Có rừng mưa nhiệt đới gió mùa điển hình. B. Thành phần loài đa dạng, có nhiều gỗ tốt. C. Vùng núi phổ biến thảo nguyên, băng tuyết. D. Phổ biến hoang mạc cực và đồng rêu rừng. II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu: GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA/KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2020 (Đơn vị: tỉ USD) Quốc gia/khu vực Hoa Kì EU Trung Quốc Nhật Bản Thế giới GDP 20 893,7 15292,1 14722,7 5057,8 84 705,4 a) Tính tỉ trọng GDP của các quốc gia/khu vực năm 208- b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP của một số quốc gia/khu vực trên thế giới năm 2020. B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây! Câu 1. Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?
  18. A. Vương quốc Tây Gốt. B. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông. C. Vương quốc Đông Gốt. D. Vương quốc Phơ-răng. Câu 2. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì? A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc. B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng, C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa. Câu 3. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn M. Xéc-van-téc là A. tiểu thuyết “Đôn-ki-hô-tê”. B. tiểu thuyết “Những người khốn khổ”. C. tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”. D. tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”. Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do giai cấp tư sản muốn A. giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế. B. có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội. C. thủ tiêu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã. D. dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến.
  19. Câu 5. Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ A. công điền. B. tịch điền. C. quân điền. D. doanh điền. Câu 6. Dưới thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là A. tiểu thuyết chương hồi. B. kinh kịch. C. thơ. D. văn biền ngẫu. Câu 7. “Con đường tơ lụa” là những tuyến đường giao thương kết nối giữa A. phương Đông và phương Tây. B. Trung Quốc và Việt Nam. C. các nước Đông Nam Á với phương Tây. D. Trung Quốc và Ấn Độ. Câu 8. Tác phẩm nào dưới đây được xếp vào Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc thời phong kiến? A. Tỳ bà hành (của Bạch Cư Dị). B. Tây sương kí (của Vương Thực Phủ). C. Kim Vân Kiều truyện (của Thanh Tâm Tài Nhân).
  20. D. Tam quốc diễn nghĩa (của La Quán Trung). Câu 9. Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Ấn Độ dưới thời Vương triều Mô-gôn là A. chùa hang A-gian-tan. B. Đại bảo tháp San-chi. C. Lăng Ta-giơ-Ma-han. D. đền Bô-rô-bua-đua. Câu 10. Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì A. kinh tế có những tiến bộ vượt bậc; đời sống của người dân ổn định, sung túc. B. xã hội ổn định, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh. C. nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo được xây dựng. D. Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Câu 11. Sau khi quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á (thế kỉ XIII), nhiều vương quốc mới đã được thành lập ở khu vực này, ngoại trừ A. Vương quốc Su-khô-thay. B. Vương quốc A-út-thay-a. C. Vương quốc Lan Xang. D. Vương quốc Chăm-pa. Câu 12. Chữ Nôm của người Việt được cải biến từ loại chữ nào? A. Chữ Phạn của Ấn Độ.
  21. B. Chữ Bra-mi của Ấn Độ. C. Chữ Hán của Trung Quốc. D. Chữ Latinh của phương Tây. II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm): a. Phân tích tác động của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI) b. Liên hệ và cho biết: những cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI) có tác động như thế nào đến sự phát triển của nhà nước Đại Việt đương thời?
  22. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1-B 2-C 3-A 4-C 5-C 6-B 7-B 8-A 9-A 10-D 11-B 12-C II. Tự luận Câu 2 (2,0 điểm): a) Tính toán - Công thức: Tỉ trọng GDP = Giá trị thành phần / Tổng giá trị x 100 (%). - Áp dụng công thức, ta tính được % Tỉ trọng GDP của Hoa Kì = 20893,7 / 84705,4 = 24,7%. Làm tượng tự, ta tính được của kết quả sau: EU (18,2%), Trung Quốc (17,4%) và Nhật Bản (6,0%). b) Vẽ biểu đồ
  23. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA/KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2020 B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1-D 2-A 3-A 4-A 5-C 6-C 7-A 8-D 9-C 10-A 11-D 12-C II. Tự luận
  24. Câu 1 (2,0 điểm) Yêu cầu a) Tác động của các cuộc phát kiến địa lí: - Tác động tích cực: + Mở ra những con đường hàng hải mới; tìm ra những vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển + Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển. - Tác động tiêu cực: làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa. Yêu cầu b) Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến sự phát triển của nhà nước Đại Việt đương thời: - Sau các cuộc phát kiến địa lí, thế kỉ XVI – XVIII, thuyền buôn châu Âu tìm đến Đại Việt ngày một nhiều, bước đầu đưa Đại Việt tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế. - Góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị, như: Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, - Cùng với các thuyền buôn phương Tây, các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đến Đại Việt truyền đạo, thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa Đông – Tây. - Các nước tư bản phương Tây bắt đầu nhòm ngó Đại Việt.