Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch và dầu mỏ, khí đốt. 
B. Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng tái tạo. 
C. Phát triển công nghiệp xanh, phát triển vận tải đường bộ. 
D. Tăng cường, ưu tiên sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch. 
Câu 9. Đối tác kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu là 
A. Nam Phi và châu Á - Thái Bình Dương. 
B. Bắc Mĩ và châu Á - Thái Bình Dương. 
C. Nam Mĩ và châu Á - Thái Bình Dương. 
D. Bắc Phi và châu Á - Thái Bình Dương. 
Câu 10. Vùng trung tâm châu Á có địa hình chủ yếu nào sau đây? 
A. Núi và sơn nguyên cao. 
B. Các đồng bằng rộng lớn. 
C. Nhiều đồng bằng nhỏ. 
D. Vùng đồi núi trung bình. 
Câu 11. Càng về phía Nam của môi trường ôn đới lục địa ở châu Âu, lần lượt có các thảm thực vật nào dưới đây? 
A. Lá kim, lá rộng, hỗn giao và thảo nguyên. 
B. Lá kim, hỗn giao, lá cứng và thảo nguyên. 
C. Lá cứng, hỗn giao, thảo nguyên và lá rộng. 
D. Thảo nguyên, lá kim, lá cứng và hỗn giao.
pdf 23 trang Bích Lam 01/03/2023 7740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_va_dia_li_lop_7_sach_c.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TT Chương/ Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Phân môn Địa lí 1 Chương 1. Châu Thiên nhiên châu Âu 1 1 1 Âu Đặc điểm dân cư, xã hội châu 1 1 Âu Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên 1 1 nhiên ở châu Âu Liên minh châu Âu 1 1 1 2 Chương 2. Châu Thiên nhiên châu Á 1 1 1 Á Tổng số câu hỏi 5 0 5 0 2 0 0 1 Tỉ lệ 12,5% 12,5% 5% 20% Phân môn Lịch sử
  2. 1 Chương 1. Tây Bài 1. Quá trình hình thành và phát 1 Âu từ thế kỉ V đến triển chế độ phong kiến ở Tây Âu nửa đầu thế kỉ Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí 1 XVI Bài 3. Sự hình thành quan hệ sản 1 xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại Bài 4. Văn hóa Phục hưng. 1 Bài 5. Phong trào cải cách tôn giáo 1 2 Chương 2. Trung Bài 6. Khái lược tiến trình lịch sử 1/2 1/2 Quốc từ thế kỉ VII Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa câu câu đến giữa thế kỉ thế kỉ XIX XIX Bài 7. Các thành tựu văn hóa chủ 1 1 yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX 4 Chương 3. Ấn Bài 8. Vương triều Gúp-ta 1 Độ từ thế kỉ IV Bài 9. Vương triều Hồi giáo Đê-li 1 đến giữa thế kỉ Bài 10. Đế quốc Mô-gôn 1 XIX
  3. 5 Chương 4. Đông Bài 11. Khái quát về Đông Nam Á 1 1 Nam Á từ nửa sau từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế thế kỉ X đến nửa kỉ XVI đầu thế kỉ XVI Tổng số câu hỏi 6 0 6 0 0 1/2 0 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Tổng hợp chung 27,5% 27,5% 15% 30%
  4. ĐỀ 1 A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây! Câu 1. Châu Âu có mấy khu vực địa hình? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 2. Các quốc gia nào sau đây ở châu Âu tiếp nhận số người nhập cư lớn nhất? A. Đức, Anh và Pháp. B. Pháp, Hà Lan và Bỉ. C. Anh, Na Uy và Đức. D. I-ta-li-a, Bỉ và Anh. Câu 3. Hiện nay, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên? A. 26. B. 27. C. 28. D. 29. Câu 4. Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?
  5. A. Đồng bằng Tây Xibia. B. Đồng bằng Ấn - Hằng. C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc. Câu 5. Ở châu Âu, ngành nào sau đây sử dụng nhiều nước nhất? A. Công nghiệp. B. Dịch vụ. C. Nông nghiệp. D. Thương mại. Câu 6. Ở châu Âu, đới lạnh nằm ở khu vực nào sau đây? A. Bắc Âu. B. Đông Âu. C. Nam Âu. D. Tây Âu. Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu dân số theo trình độ học vấn ở châu Âu? A. Tỉ lệ sinh ngày càng giảm và tuổi thọ trung bình của dân cư tăng. B. Dân cư có trình độ học vấn cao và thuộc nhóm cao trên thế giới. C. Ở châu Âu có tỉ lệ nữ cao hơn nam và đang có sự thay đổi nhanh. D. Tuổi thọ trung bình giảm và tỉ lệ nam giới luôn cao hơn nữ giới. Câu 8. Hiện nay, nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính các quốc gia ở châu Âu chú trọng vấn đề nào sau đây?
  6. A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch và dầu mỏ, khí đốt. B. Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng tái tạo. C. Phát triển công nghiệp xanh, phát triển vận tải đường bộ. D. Tăng cường, ưu tiên sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch. Câu 9. Đối tác kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu là A. Nam Phi và châu Á - Thái Bình Dương. B. Bắc Mĩ và châu Á - Thái Bình Dương. C. Nam Mĩ và châu Á - Thái Bình Dương. D. Bắc Phi và châu Á - Thái Bình Dương. Câu 10. Vùng trung tâm châu Á có địa hình chủ yếu nào sau đây? A. Núi và sơn nguyên cao. B. Các đồng bằng rộng lớn. C. Nhiều đồng bằng nhỏ. D. Vùng đồi núi trung bình. Câu 11. Càng về phía Nam của môi trường ôn đới lục địa ở châu Âu, lần lượt có các thảm thực vật nào dưới đây? A. Lá kim, lá rộng, hỗn giao và thảo nguyên. B. Lá kim, hỗn giao, lá cứng và thảo nguyên. C. Lá cứng, hỗn giao, thảo nguyên và lá rộng. D. Thảo nguyên, lá kim, lá cứng và hỗn giao. Câu 12. Biểu hiện nào sau đây không chứng tỏ Liên minh châu Âu là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới?
  7. A. EU là đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia, khu vực. B. EU có 3/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7). C. EU là nhà trao đổi hàng hóa và dịch vụ lớn nhất trên thế giới. D. EU là liên kết khu vực kinh tế nhiều thành viên nhất thế giới. II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á. B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây! Câu 1. Đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến là A. tự cấp tự túc, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. B. khép kín, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo. C. kinh tế hàng hoá, trao đổi mua bán tự do. D. tự cung tự cấp, thủ công nghiệp là chủ yếu. Câu 2. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)? A. Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen. B. Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa. C. Thúc đẩy sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các châu lục.
  8. D. Thổ dân châu Mĩ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt. Câu 3. Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần dần được thay thế bằng A. các nhà máy xí nghiệp. B. các công trường thủ công. C. các khu chế xuất. D. các khu công nghiệp. Câu 4. Sự kiện nào được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời? A. Phong trào cải cách tôn giáo. B. Phong trào văn hoá Phục hưng. C. Các cuộc phát kiến địa lí. D. Các cuộc cách mạng công nghiệp. Câu 5. Sự kiện nào dưới đây đã châm ngòi cho phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu (thế kỉ XVI)? A. Giáo hội cho phép nhà thờ bán “thẻ miễn tội”. B. Mác-tin Lu-thơ công bố Luận văn 95 điều. C. Giăng Can-vanh diễn thuyết tại Giơ-ne-vơ. D. Mác-tin Lu-thơ bị Giáo hội buộc tội “dị giáo”. Câu 6. Tứ đại phát minh của Trung Quốc gồm những phát minh nào sau đây? A. Giấy, thuốc súng, đồ sứ, la bàn B. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn
  9. C. Giấy, la bàn, kĩ thuật luyện sắt, thuốc súng D. Giấy, nghề in, đồ sứ, la bàn Câu 7. Vì sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến ở Trung Quốc? A. Nho giáo phù hợp với phong tục tập quán của người dân Trung Quốc. B. Nho giáo được mọi giai cấp trong xã hội Trung Quốc ủng hộ. C. Nho giáo chủ trương dùng pháp luật hà khắc để duy trì trật tự xã hội. D. Nho giáo tạo ra hệ thống tôn ti trật tự phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến. Câu 8. Nhà văn xuất sắc nhất thời Gúp-ta là A. Ka-li-đa-sa. B. Ka-bi. C. Ta-go. D. Đu-son-ta. Câu 9. Ngành kinh tế nào giữ vai trò quan trọng nhất dưới thời vương triều Hồi giáo Đê-li? A. Thương nghiệp B. Nông nghiệp C. Thủ công nghiệp D. Công nghiệp Câu 10. Công trình kiến trúc nào của cư dân Ấn Độ được mệnh danh là “nấm mộ, lăng mộ đẹp nhất thế gian”? A. Thành Đô La Ki-la B. Thành Đỏ ở A-gra
  10. C. Lăng Ta-giơ Ma-han D. Thành Cổ Đê-li Câu 11. Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á mở đầu với sự kiện A. nhà nước Cam-pu-chia ra đời. B. nhà nước độc lập của người Việt ra đời. C. nhà nước Pa-gan được thành lập. D. vương quốc Mô-giô-pa-hít được thành lập. Câu 12. Vào thế kỉ XIII, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất một số vương quốc phong kiến nhỏ thành vương quốc lớn hơn ở Đông Nam Á, ngoại trừ A. quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. B. nhiều tộc người bị quân xâm lược dồn đẩy xuống phía nam. C. do nhu cầu liên kết các tộc người để lao động sản xuất. D. do nhu cầu liên kết lực lượng để kháng chiến chống ngoại xâm. II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm): a. Vẽ sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh). b. Hãy cho biết bài thơ nói đến sự kiện lịch sử nào của Việt Nam. Sự kiện này diễn ra trong triều đại nào của phong kiến Việt Nam và phong kiến Trung Quốc? “Đống Đa xưa bãi chiến trường, Ngổn ngang giặc chết vùi xương thành gò.
  11. Mùng năm Tết trận thắng to, Gió reo còn vắng tiếng hò ba quân. Mùng năm giỗ trận tưng bừng, Nhớ ngày chiến thắng vang lừng núi sông ” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, trang 47)
  12. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1-A 2-A 3-B 4-C 5-C 6-C 7-B 8-B 9-B 10-A 11-B 12-D II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm): Ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên: - Địa hình núi, cao nguyên và sơn nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần lưu ý chống xói mòn, sạt lở đất, - Địa hình đồng bằng thuận lợi cho sản xuất, phát triển kinh tế và định cư. - Tài nguyên khoáng sản phong phú có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, tránh lãng phí và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1-A 2-C 3-B 4-B 5-A 6-B 7-D 8-A 9-B 10-C 11-B 12-C II. Tự luận
  13. Câu 1 (2,0 điểm): - Yêu cầu a) Sơ đồ (tham khảo) - Yêu cầu b) + Bài thơ nói đến sự kiện: vua Quảng Trung lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc xâm lược của nhà Thanh (năm 1789). + Sự kiện trên diễn ra dưới thời: Tây Sơn (ở Việt Nam) và nhà Mãn Thanh (ở Trung Quốc)
  14. ĐỀ 2 A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây! Câu 1. Ở phía bắc châu Âu có dạng địa hình nào sau đây? A. Núi già. B. Đồng bằng. C. Núi trẻ. D. Các đảo. Câu 2. Trong nội bộ châu Âu, lao động di cư từ A. Nam Âu đến Bắc Âu. B. Đông Âu đến Nam Âu. C. Tây Âu đến Nam Âu. D. Đông Âu đến Tây Âu. Câu 3. Liên minh châu Âu được thành lập chính thức vào năm nào sau đây? A. 1967. B. 1993. C. 1957. D. 1958. Câu 4. Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực dưới đây nào?
  15. A. Trung Á. B. Nam Á. C. Đông Nam Á. D. Tây Nam Á. Câu 5. Lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu chủ yếu từ A. hồ, biển, đại dương. B. sông và nước ngầm. C. đại dương và sông. D. nước ngầm và biển. Câu 6. Dãy núi nào dưới đây cao và đồ sộ nhất châu Âu? A. Py-rê-nê. B. Ban-căng. C. An-pơ. D. Các-pát. Câu 7. Đô thị hóa ở châu Á không có đặc điểm nào sau đây? A. Đô thị hóa diễn ra sớm. B. Mức độ đô thị hóa cao. C. Độ thị hóa đang mở rộng. D. Trình độ đô thị hóa thấp. Câu 8. Ở châu Âu, mưa lũ gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra ở khu vực nào sau đây?
  16. A. Bắc Âu. B. Nam Âu. C. Tây Âu. D. Đông Âu. Câu 9. Các sản phẩm công nghiệp của EU nổi tiếng trên thế giới là A. máy bay, mô tô, thiết bị điện tử và rượu, bia. B. máy bay, ô tô, thiết bị điện tử và thực phẩm. C. máy bay, xe máy, thiết bị điện tử và nông sản. D. máy bay, ô tô, thiết bị điện tử và dược phẩm. Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng với vị trí địa lí của châu Á? A. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam. B. Phía Tây tiếp giáp với châu Mĩ. C. Là một bộ phận của lục địa Á - Âu. D. Giáp Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. Câu 11. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa ở châu Âu có đặc điểm nào dưới đây? A. Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, có tuyết rơi nhiều. B. Mùa đông không lạnh lắm, có mưa, mùa hạ nóng và khô. C. Có mưa lớn ở sườn đón gió, thực vật thay đổi theo độ cao. D. Khí hậu điều hoà, mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng về Liên minh châu Âu?
  17. A. Tạo ra một thị trường chung. B. Sử dụng một đồng tiền chung. C. Trung tâm tài chính hàng đầu. D. GDP đứng đầu trên thế giới. II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á. Nêu ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á. B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây! Câu 1. Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị ở Tây Âu thời trung đại đã A. phá vỡ kinh tế tự nhiên của các lãnh địa. B. kìm hãm sự phát triển của kinh tế hàng hóa. C. tạo điều kiện cho nền kinh tế tự cấp, tự túc phát triển. D. duy trì và củng cố nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa. Câu 2. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)? A. Tìm ra những vùng đất mới, con đường hàng hải mới, B. Thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các châu lục. C. Thổ dân châu Mĩ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt.
  18. D. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản ra đời. Câu 3. Từ thế kỉ XVI, tại các vùng nông thôn ở Tây Âu, nông dân bị mất đất, phải vào làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành A. công nhân nông nghiệp. B. công nhân xí nghiệp. C. công nhân chất lượng cao. D. công nhân canh tác. Câu 4. Thông qua những tác phẩm của mình, các nhà Văn hóa Phục hưng đã A. tuyên truyền giáo lí của Thiên Chúa giáo. B. ca ngợi công lao của các vị Hoàng đế. C. củng cố sự tồn tại của chế độ phong kiến. D. lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo. Câu 5. Sự kiện nào dưới đây được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản để chống lại chế độ phong kiến ở châu Âu? A. Phong trào văn hóa phục hưng. B. Cuộc chiến tranh nông dân Đức. C. Phong trào cải cách tôn giáo. D. Cuộc chiến tranh nông dân Pháp. Câu 6. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến? A. Hồng lâu mộng.
  19. B. Tây sương kí. C. Tam quốc diễn nghĩa. D. Thủy hử. Câu 7. Công trình kiến trúc nào là biểu tượng của văn minh Trung Hoa nhưng lại gắn liền với tên tuổi của một người Việt (Nguyễn An)? A. Tử Cấm Thành. B. Hoàng Hạc lâu. C. Phượng Hoàng cổ trấn. D. Di Hòa Viên. Câu 8. Một thành tựu y học thời Gúp-ta liên quan đến y tế cộng đồng ngày nay là biết A. mổ hở. B. chế tạo vắc-xin. C. giải phẫu cơ thể. D. chế tạo thuốc mê. Câu 9. Dưới thời Vương triều Hồi giáo Đê-li, thực quyền trong xã hội Ấn Độ thuộc về A. người Ấn bản địa theo đạo Hồi. B. người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ. C. người Ấn bản địa theo đạo Hin-đu. D. người Hồi giáo gốc Mông Cổ. Câu 10. Đế quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn phát triển thịnh trị nhất dưới thời kì cai trị của vị vua nào?
  20. A. San-đra Gúp-ta I. B. A-sô-ca. C. A-cơ-ba. D. Sa Gia-han. Câu 11. Thế kỉ XIII, tôn giáo nào được du nhập vào Đông Nam Á? A. Thiên Chúa giáo. B. Phật giáo. C. Hin-đu giáo. D. Hồi giáo. Câu 12. Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, tình hình Đông Nam Á có điểm gì nổi bật? A. Hình thành các quốc gia phong kiến. B. Các quốc gia phong kiến phát triển thịnh đạt. C. Các quốc gia phong kiến bước vào thời kì suy yếu. D. Hình thành nhiều vương quốc sơ kì ở lưu vực các dòng sông lớn. II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm): a. Vẽ sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh). b. Hãy cho biết bài thơ nói đến sự kiện lịch sử nào của Việt Nam. Sự kiện này diễn ra trong triều đại nào của phong kiến Việt Nam và phong kiến Trung Quốc? “Đống Đa xưa bãi chiến trường,
  21. Ngổn ngang giặc chết vùi xương thành gò. Mùng năm Tết trận thắng to, Gió reo còn vắng tiếng hò ba quân. Mùng năm giỗ trận tưng bừng, Nhớ ngày chiến thắng vang lừng núi sông ” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, trang 47)
  22. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1-A 2-D 3-B 4-D 5-B 6-C 7-D 8-C 9-D 10-C 11-A 12-D II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm): * Đặc điểm sông ngòi châu Á - Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều. - Ở các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á) sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. - Ở các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á) mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi sâu trong nội địa không có dòng chảy. * Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên - Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy tuy nhiên vào mùa mưa thường có lũ, lụt gây nhiều thiệt hại lớn về người và tài sản. - Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật. B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
  23. I. Trắc nghiệm Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1-A 2-C 3-A 4-D 5-B 6-B 7-A 8-B 9-B 10-C 11-D 12-B II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm): - Yêu cầu a) Sơ đồ (tham khảo) - Yêu cầu b) + Bài thơ nói đến sự kiện: vua Quảng Trung lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc xâm lược của nhà Thanh (năm 1789). + Sự kiện trên diễn ra dưới thời: Tây Sơn (ở Việt Nam) và nhà Mãn Thanh (ở Trung Quốc)