Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Bích (Có đáp án)

Câu 1: Động vật nào dưới đây có kích thước lớn nhất?

A. Trai tượng. B. Voi châu phi. C. Cá voi xanh. D. Voi rừng.

Câu 2: Động vật không có đặc điểm nào sau đây?

A. Thành xenlulozo của tế bào. B. Cấu tạo từ tế bào.

C. Lớn lên. D. Sinh sản.

Câu 3: Trùng roi xanh có hình thức sinh sản nào?

A. Không xác định. B. Trinh sản. C. Mọc chồi. D. Tiếp hợp.

Câu 4: Trùng kiết lị và trùng sốt rét phá hủy tế bào nào của cơ thể người?

A. Máu. B. Hồng cầu. C. Bạch cầu. D. Tiểu cầu.

Câu 5: Trùng biến hình di chuyển nhờ đâu?

A. Lông bơi. B. Roi bơi. C. Chân giả. D. Đuôi.

Câu 6: Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?

A. Giúp sứa dễ bắt mồi.

B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển.

C. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước.

D. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù.

docx 9 trang Thái Bảo 02/08/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Bích (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_2022_d.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Bích (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI NĂM HỌC 2021-2022 Môn: SINH HỌC 7 Tiết theo KHDH: 34 - Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Động vật nào dưới đây có kích thước lớn nhất? A. Trai tượng. B. Voi châu phi. C. Cá voi xanh. D. Voi rừng. Câu 2: Động vật không có đặc điểm nào sau đây? A. Thành xenlulozo của tế bào. B. Cấu tạo từ tế bào. C. Lớn lên. D. Sinh sản. Câu 3: Trùng roi xanh có hình thức sinh sản nào? A. Không xác định. B. Trinh sản. C. Mọc chồi. D. Tiếp hợp. Câu 4: Trùng kiết lị và trùng sốt rét phá hủy tế bào nào của cơ thể người? A. Máu. B. Hồng cầu. C. Bạch cầu. D. Tiểu cầu. Câu 5: Trùng biến hình di chuyển nhờ đâu? A. Lông bơi. B. Roi bơi. C. Chân giả. D. Đuôi. Câu 6: Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì? A. Giúp sứa dễ bắt mồi. B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển. C. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước. D. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù. Câu 7: Môi trường sống của thủy tức là: A. nước ngọt. B. nước mặn. C. nước lợ. D. trên cạn. Câu 8: Hình ảnh dưới đây mô tả về hình thức sinh sản nào của thủy tức? A. Hữu tính. B. Mọc chồi. C. Tái sinh. D. Tiếp hợp. Câu 9: Hình dạng ngoài của sứa? A. Cơ thể hình trụ, miệng phía trên, đối xứng tỏa tròn, có tế bào tự vệ. B. Cơ thể hình trụ, miệng phía dưới, cơ thể đối xứng tỏa tròn, có tế bào tự vệ. C. Cơ thể hình dù, miệng phía trên, có đối xứng tỏa tròn, có tế bào tự vệ. D. Cơ thể hình dù, miệng phía dưới, có đối xứng tỏa tròn, có tế bào tự vệ. Câu 10: Động vật ngành ruột khoang nào dưới đây gây cản trở cho tàu bè giao thông đường thủy? A. Sứa. B. Hải quỳ. C. San hô. D. Thủy tức. Câu 11: Đại diện nào sau đây thuộc ngành giun dẹp?
  2. A. Giun đất. B. Giun đũa. C. Sán lá gan. D. Giun chỉ. Câu 12: Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em? A. Đi chân đất. B. Ngoáy mũi. C. Cắn móng tay và mút ngón tay. D. Xoắn và giật tóc. Câu 13: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của ngành giun tròn? A. Phần lớn sống kí sinh. B. Ruột phân nhánh. C. Tiết diên ngang cơ thể tròn. D. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức. Câu 14: Nên uống thuốc tẩy giun định kì bao lâu một lần? A. 6 tháng. B. 4 tháng. C. 3 tháng. D. 2 tháng. Câu 15: Nơi thoát bã thải của giun đũa là ở đâu? A. Hậu môn. B. Miệng. C. Thành cơ thể. D. khoang cơ thể. Câu 16: Đặc điểm của các loài giun kí sinh là: A. giác bám phát triển. B. cơ quan tiêu hóa phát triển. C. cơ thể dài. D. thành cơ thể dày. Câu 17: Đặc điểm lúa khi bị giun rễ lúa kí sinh là: A. lúa không có hạt. B. lúa không trổ bông. C. lúa vàng lụi. D. lúa chết non. Câu 18: Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể vật chủ? A. Bộ phận giàu dinh dưỡng. B. Bộ phận ít dinh dưỡng. C. Bộ phận thuộc cơ quan tiêu hóa. D. Bộ phận thuộc cơ quan hô hấp. Câu 19: Sau những trận mưa, giun đất chui lên mặt đất để? A. Hô hấp. B. Sinh sản. C. Lấy thức ăn. D. Tìm bạn tình sinh sản. Câu 20: Giun đất có vai trò gì? A. Làm đất mất dinh dưỡng. B. Làm chua đất. C. Làm đất tơi xốp, màu mỡ. D. Làm đất có nhiều hang hốc. Câu 21: Vỏ trai có cấu tạo gồm mấy lớp? A. 2 lớp: sừng và lớp đá vôi. B. 2 lớp: lớp đá vôi và lớp xà cừ. C. 3 lớp: lớp sừng, lớp biểu bì và lớp đá vôi. D. 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ. Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về trai sông? A. Trai sông là động vật lưỡng tính. B. Trai cái nhận tinh trùng của trai đực qua dòng nước. C. Phần đầu cơ thể tiêu giảm. D. Ấu trùng sống bám trên da và mang cá. Câu 23. Muốn quan sát được cơ thể trai sông còn sống, ta phải cắt được cơ quan nào sau đây? A. Miệng trai sông. B. Cơ khép vỏ. C. Khoang áo. D. Chân trai. Câu 24: Loài nào sau đây không thuộc ngành Thân mềm? A. Mực. B. Bạch tuộc.
  3. C. Ốc. D. Đỉa. Câu 25: Tập tính đào hang đẻ trứng ở ốc sên có ý nghĩa gì? A. Tăng cường miễn dịch. B. Tăng khả năng nở. C. Bảo vệ trứng. D. Tăng sự thụ tinh. Câu 26: Phát biểu nào sau đây về ngành Thân mềm là sai? A. Cơ thể mềm. B. Hệ tiêu hóa phân hóa. C. Không có xương sống. D. Không có khoang áo. Câu 27: Phát biểu nào sau đây khi nói về ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm là sai? A. Là vật chủ trung gian truyền bệnh ngủ. B. Làm sạch môi trường nước. C. Có giá trị về mặt địa chất. D. Làm thức ăn cho các động vật khác. Câu 28: Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn như thế nào? A. Có giá trị về xuất khẩu. B. Làm sạch môi trường nước. C. Làm thực phẩm. D. Dùng làm đồ trang trí. Câu 29: Mai của mực thực chất là A. khoang áo phát triển thành. B. tấm miệng phát triển thành. C. vỏ đá vôi tiêu giảm. D. tấm mang tiêu giảm. Câu 30: Tại sao người ta lại dùng ánh sáng để câu mực? A. Vì mực thích ánh sáng. B. Vì mực sống ở nơi nhiều ánh sáng. C. Vì mực cần ánh sáng. D. Vì mực đến để ăn mồi. Câu 31: Đại diện nào sau đây không thuộc lớp hình nhện? A. Bọ cạp. B. Cái ghẻ. C. Ve bò. D. Ong. Câu 32: Nhện có mấy đôi chân bò? A. 2 đôi. B. 3 đôi. C. 4 đôi. D. 6 đôi. Câu 33: Tấm lái ở tôm sông có chức năng gì? A. Bắt mồi và bò. B. Lái và giúp tôm sông bơi giật lùi. C. Giữ và xử lí mồi. D. Định hướng và phát hiện mồi. Câu 34: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp trứng tận dụng oxi từ cơ thể mẹ. B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù. C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi. D. Giúp trứng nhanh nở. Câu 35: Cơ thể châu chấu được chia thành mấy phần? A. 3 phần: đầu, ngực, bụng. B. 2 phần: đầu-ngực, bụng. C. 3 phần: đầu, bụng, đuôi. D. 2 phần: đầu, ngực-bụng. Câu 36: Ở châu chấu, enzim tiêu hóa thức ăn được tiết ra ở đâu?
  4. A. Dạ dày. B. Miệng. C. Hầu. D. Ruột tịt. Câu 37: Tại sao, bụng châu chấu thường phập phồng? A. Châu chấu hô hấp. B. Châu chấu tiêu hóa thức ăn. C. Châu chấu bài tiết. D. Châu chấu sinh sản. Câu 38: Lớp nào sau đây có số loài phong phú nhất trong giới động vật? A. Lớp thú. B. Lớp lưỡng cư. C. Lớp sâu bọ. D. Lớp hình nhện. Câu 39: Đặc điểm con non được sinh ra giống với con trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, phải sau nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. Đây là quá trình của động vật? A. Quá trình biến thái hoàn toàn. B. Quá trình biến thái không hoàn toàn. C. Quá trình phát triển không qua biến thái. D. Quá trình sinh sản. Câu 40: Châu chấu di chuyển bằng những cách nào? A. 2 cách: bay, nhảy. B. 2 cách: bay, bơi. C. 3 cách: bay, nhảy, bò. D. 3 cách: bay, nhảy, bơi.
  5. ĐÁP ÁN Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ 1.C 2.A 3.D 4.B 5. C 6.C 7.A 8. A 9.D 10.C 11.C 12.C 13.B 14. A 15.A 16.A 17.C 18.A 19.A 20.C 21.D 22.A 23.B 24.D 25.C 26.D 27.A 28.D 29.C 30.A 31.D 32.C 33.B 34.B 35.A 36.D 37.D 38.C 39.B 40. C Giáo viên ra đề Tổ, nhóm CM BGH duyệt Đỗ Thị Bích Đinh Thị Như Quỳnh Đặng Thị Tuyết Nhung
  6. PHÒNG GD-ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: Sinh 7 Tiết theo PPCT: 34 Năm học: 2021-2022 I. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm chung của giới động vật. So sánh giữa động vật và thực vật. - Phân tích được đặc điểm của các loài trong ngành động vật nguyên sinh. Giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến các loài trong ngành này. - Trình bày được đặc điểm của ngành ruột khoang. Vai trò của ngành ruột khoang với con người. - Trình bày được đặc điểm chung của ngành giun tròn, giun đốt, giun dẹp và một số bệnh gây ra đối với vật chủ kí sinh. - Nêu được một số đại diện thuộc ngành thân mềm. Trình bày được đặc điểm cấu tạo của trai sông. Phân tích được đặc điểm chung của ngành thân mềm. Trình bày được vai trò của ngành thân mềm. - Trình bày được đặc điểm cấu tạo của ngành chân khớp. Giải thích được một số hiện tượng liên quan trong thực tế. KHUNG MA TRẬN Nhận biết Thông Vận dụng Tổng hiểu Vận dụng Vận dụng cao Giới thiệu - Kể tên - Trình bày - So sánh tế chung về động vật có đặc điểm bào động động vật + kích thước của trùng vật và tế Ngành lớn nhất roi xanh bào thực động vật - Kể tên - Trình bày vật nguyên một số đặc điểm sinh bệnh do của trùng động vật biến hình nguyên sinh gây bệnh ở người Số câu 2 2 1 5 Số điểm=% 0.5đ 0,5đ 0,25đ 1,25đ
  7. 5% 5% 2,5% 12,5% Ngành ruột - Kể tên - Trình bày - Phân biệt - Nêu được khoang được một được đặc được các tác hại của số động vật điểm của hình thức ruột thuộc sứa sinh sản khoang đối ngành ruột của thủy với con khoang tức người - Trình bày được môi trường sống của thủy tức Số câu 2 1 1 1 5 Số điểm=% 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 1,25đ 5% 2,5% 2,5% 2,5% 12,5% Các ngành - Nhận biết - Trình bày - Giải thích - Giải thích giun được các được đặc được lí do lí do tại sao loài giun điểm của giun đất trẻ em lại thuộc các giun dẹp, ngoi lên dễ mắc ngành giun giun tròn, mặt đất sau giun, sán - Nêu được giun đốt những trận thời gian - Trình bày mưa nên uống được đặc - Nhận biết thuốc tẩy điểm của được đặc giun định cơ quan điểm của kì giun kí sinh vật chủ bị - Nêu được - Trình bày giun kí sinh vai trò của đặc điểm giun đất tiêu hóa với ngành của giun nông nghệp đũa Số câu 4 3 2 1 10 Số điểm = 1đ 0,75đ 0,5đ 0,25đ 2,5đ % 10% 7,5% 5% 2,5% 25% Ngành thân - Kể tên - Trình bày - Phân tích - Giải thích mềm được một được đặc được vai lí do dùng số loài thân điểm của trò của trai ảnh sáng để mềm cơ thể trai sông đối câu mực sông với con
  8. - Nêu được - Phân tích người và tự ý nghĩa của đặc điểm nhiên tập tính đào của lớp vỏ - Giải thích hang đẻ trai sông được lí do trừng ở ốc thân mềm sên rất phát triển về tập tính Số câu 4 3 2 1 10 Số điểm = 1đ 0,75đ 0,5đ 0,25đ 2,5đ % 10% 7,5% 5% 2,5% 25% Ngành - Kể tên - Trình bày - Giải thích - Giải thích chân khớp được các được các được tại tại sao loài thuộc đặc điểm sao số bụng châu lớp hình của tôm lượng các chấu thườn nhện, lớp sông loài trong phập phồng giáp xác - Phân tích lớp côn - Phát biểu được đặc trùng lại được ý điểm của lớn nghĩa của cơ thể châu việc ôm chấu trứng của - Trình bày của tôm được đặc sông điểm tiêu - Nêu được hóa của số lượng châu chấu chân bò của nhện Số câu 4 3 2 1 10 Số điểm = 1đ 0,75đ 0,5đ 0,25đ 2,5đ % 10% 7,5% 5% 2,5% 25% Tổng số 16 12 8 4 40 câu Tổng số 4 3 2 1 10đ điểm Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100%