Đề kiểm tra cuối kì I môn môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Ngọc Ánh - Mã đề 702 (Có đáp án)
Câu 1. Kĩ sư trồng trọt là:
A. Người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
B. Người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
C. Người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.
D. Là người quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
Câu 2.CN7 KN NHOM CO GIAO STT28 Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính gồm các phương pháp nào trong các phương pháp sau?
1.Giâm cành 2. Ghép cành 3. Chiết cành 4. Nuôi cấy mô tế bào 5. Sản xuất giống bằng hạt.
A. 1, 2, 5. B. 2, 3, 5. C. 1, 2, 3. D. 3, 4, 5
Câu 3. Bạn Nam rất yêu thích công việc nghiên cứu tác nhân bảo vệ cây trồng, Nam mong ước phát triển một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững, phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học. Theo em, bạn Nam phù hợp với ngành nghề nào sau đây ?
A. Kĩ sư chọn giống cây trồng C. Kĩ sư trồng trọt
B. Kĩ sư bảo vệ thực vật D. Kĩ sư chăn nuôi
Câu 4. Trồng trọt công nghệ cao là:
A. Là phương thức trồng trọt mà các bước từ gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch đều được thực hiện ngoài trời.
B. Là phương thức trồng trọt được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màn, cho phép kiểm soát các yếu tố khí hậu, đất đai và sâu bệnh.
C. Là phương thức trồng trọt kết hợp giữa phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên và phương thức trồng trọt trong nhà có mái che.
D. Là việc ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_mon_cong_nghe_lop_7_nam_hoc_2022_2.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Ngọc Ánh - Mã đề 702 (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: CÔNG NGHỆ 7 Mã đề: 702 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 24/12/2022 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 điểm) Chọn đáp án đúng trong các câu sau rồi tô vào Phiếu bài làm Câu 1. Kĩ sư trồng trọt là: A. Người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt. B. Người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng. C. Người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới. D. Là người quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt. Câu 2. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính gồm các phương pháp nào trong các phương pháp sau? 1.Giâm cành 2. Ghép cành 3. Chiết cành 4. Nuôi cấy mô tế bào 5. Sản xuất giống bằng hạt. A. 1, 2, 5. B. 2, 3, 5. C. 1, 2, 3. D. 3, 4, 5 Câu 3. Bạn Nam rất yêu thích công việc nghiên cứu tác nhân bảo vệ cây trồng, Nam mong ước phát triển một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững, phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học. Theo em, bạn Nam phù hợp với ngành nghề nào sau đây ? A. Kĩ sư chọn giống cây trồng C. Kĩ sư trồng trọt B. Kĩ sư bảo vệ thực vậtD. Kĩ sư chăn nuôi Câu 4. Trồng trọt công nghệ cao là: A. Là phương thức trồng trọt mà các bước từ gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch đều được thực hiện ngoài trời. B. Là phương thức trồng trọt được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màn, cho phép kiểm soát các yếu tố khí hậu, đất đai và sâu bệnh. C. Là phương thức trồng trọt kết hợp giữa phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên và phương thức trồng trọt trong nhà có mái che. D. Là việc ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt. Câu 5. Phần lỏng trong đất có vai trò: A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng giúp cây trồng đứng vững. B. Hòa tan các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây. C. Cung cấp Oxi cho cây hô hấp, có lợi cho sự nảy mầm của hạt giống, cho sự hô hấp và sinh trường bình thường của cây trồng và các vi sinh vật khác D. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết và hòa tan các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây. Câu 6. Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao? A. Trồng trọt công nghệ cao là việc ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất, trồng trọt. B. Đất trồng được thay thế hoàn toàn bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn C. Ưu tiên sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn. D. Quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Người lao động có trình độ cao và kĩ năng chuyên nghiệp. Câu 7. Ý nào sau đây phát biểu đúng về công việc của nghề kĩ sư trồng trọt? A. Nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng. B. Đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật giúp cho người sản xuất tăng năng suất. C. Bảo tồn, cải tiến và phát triển các giống cây trồng hiện có. D. Giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt.
- Câu 8. Có bao nhiêu nhận định sau đây KHÔNG ĐÚNG về một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam? (1) Trồng trọt ngoài tự nhiên đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn. (2) Trồng trọt trong nhà có mái che được tiến hành ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, có thể trồng được loại rau, quả trái vụ. (3) Trồng trọt trong nhà có mái che giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn nên không cần phải chăm sóc. (4) Khi trồng trọt ngoài tự nhiên, cây trồng dễ bị tác động bởi sâu, bệnh hại và các điểu kiện bất lợi của thời tiết. (5) Trồng trọt ngoài tự nhiên phải đầu tư lớn và kĩ thuật cao hơn so với trồng trọt trong nhà có mái che. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9. Thành phần rắn của đất trồng có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và giúp cho cây đứng vững. B. Cung cấp nước cho cây trồng. C. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng. D. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng. Câu 10. Nhóm nào sau đây gồm các cây thường được trồng theo hình thức gieo bằng hạt? A. Đậu xanh, lạc, rau cải.B. Lúa, rau ngót, rau muống. C. Bạch đàn, xà cừ, cây keo. D. Gừng, hành, cải bắp, su hào. Câu 11. Chăm sóc cây trồng gồm những công việc gì? 1. Tỉa, dặm cây. 2. Làm cỏ, vun xới. 3. Gieo hạt, trồng cây con. 4. Bón phân thúc. 5. Cày đất, lên luống. 6. Tưới, tiêu nước. A. 1, 2, 3 ,4 ,5, 6. B. 1, 2, 3 ,6. C. 1, 3 ,4 ,6. D. 1, 2 ,4 ,6. Câu 12. Bón phân thúc cho cây trồng có vai trò nào sau đây? A. Bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. B. Giúp cây trồng sinh trưởng nhanh có thể ngăn ngừa được sự phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng. C. Giúp cây trồng sinh trưởng nhanh có thể ngăn ngừa được sự phát triển của cỏ dại. D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về thu hoạch sản phẩm trồng trọt? A. Thu hoạch lúa khi còn xanh sẽ làm giảm năng suất và chất lượng gạo. B. Quả chín nếu không thu hoạch kịp thời quả sẽ bị thối và rụng. C. Nên thu hoạch các loại rau càng non càng tốt để đảm bảo chất lượng của rau. D. Tùy điều kiện có thể tiến hành thu hoạch thủ công hoặc thu hoạch cơ giới. Câu 14. Trong kĩ thuật giâm cành, việc cắt bớt phiến lá của cành giâm nhằm mục đích gì? A. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm B. Kích thích cành giâm ra rễ nhanh hơn. C. Khích thích cành giâm ra lá mới nhanh hơn D. Để cành giâm gọn gàng dễ cắm. Câu 15. Tiêu chuẩn chọn cành giâm là: A. cành non, khoẻ mạnh; không bị sâu, bệnh. B. cành bánh tẻ, khoẻ mạnh; không bị sâu, bệnh. C. cành già, khoẻ mạnh; không bị sâu, bệnh. D. cành non, già, bánh tẻ đều được miễn có đủ chồi. Câu 16. Phát biểu sau là kĩ thuật nhân giống vô tính theo phương pháp nào? “Chọn cành khoẻ mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ, sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bó vào đoạn cành vừa tách vỏ. Sau một thời gian, khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ thì cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng” A. Giâm cành B. Ghép mắt C. Ghép cànhD. Chiết cành Câu 17. Thành phần sinh vật rừng bao gồm: A. Động vật, Thực vật, Vi sinh vật, Nấm. B. Động vật, Thực vật, Vi sinh vật, Con người. C. Động vật, Thực vật, Nước, không khí.
- D. Con người, Thực vật, Vi sinh vật, Nấm Câu 18. Biện pháp quan trọng bảo tồn rừng đặc dụng là: A. Trồng rừng. B. Bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có . C. Đảm bảo duy trì và phát triển diện tích rừng. D. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia. Câu 19. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò chính của rừng sản xuất A. Bảo vệ nguồn nước. B. Hạn chế thiên tai. C. Cung cấp gỗ và các loại lâm sản. D. Bảo vệ di tích lịch sử. Câu 20. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm: A. Thực vật rừng và động vật B. Đất rừng và thực vật rừng. C. Đất rừng và động vật rừng. D. Sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác. Câu 21. Khi trồng rau, cần tưới nước: A. Tưới hàng ngày, cần tưới nước nhiều vào ngày nắng nóng. B. Tưới cách ngày, tưới nhiều vào ngày nắng nóng. C. Tưới nhiều vào ngày nắng nóng. D. Không cần tưới nước nhiều. Câu 22. Khi cho đất vào chậu hay thùng xốp để trồng rau cần để đất trồng cách miệng chậu hay thùng xốp: A. 4 – 6cm. B. 5 – 7cm. C. 6 – 8cm. D. 7 – 9cm. Câu 23. Một trong những ưu điểm của biện pháp thủ công trong phòng trừ sâu hại cây trồng là: A. Tiết kiệm công lao động. B. Hiệu quả nhanh kể cả khi sâu đã phát triển mạnh. C. Đơn giản, dễ thực hiện. D. Có tác dụng lâu dài. Câu 24. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là: A. biện pháp canh tác. B. biện pháp thủ công. C. biện pháp hóa học. D. biện pháp sinh học. Câu 25. Ưu điểm của biện pháp sinh học là: A. Rẻ tiền, chi phí đầu tư ít B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường C. Hiệu quả cao, gây ô nhiễm môi trường D. Hiệu quả nhanh. Câu 26. Khi chuẩn bị hạt giống để trồng rau cần chú ý: A. Cây giống phải khỏe mạnh, không mầm bệnh. B. Hạt giống phải khỏe mạnh, không mầm bệnh, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bao bì phải còn nguyên. C. Hạt giống không cần phải có nguồn gốc rõ ràng. D. Hạt giống phải được trồng đúng thời điểm. Câu 27. Mục đích của làm luống là gì? A. Rửa phèn. C. Giảm độ chua của đất B. Hạn chế xói mòn D. Chống ngập úng Câu 28. Nội dung của biện pháp sinh học là: A. Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh B. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại C. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng
- D. Dùng sinh vật để diệt sâu hại II. Tự luận (3 điểm): Câu 1 (1,5 điểm). a. Trình bày 4 vai trò của rừng. b. Kể tên 4 sản phẩm từ rừng được ứng dụng trong việc học tập. Câu 2 (1,5 điểm). a. Cô giáo hướng dẫn các bạn chuẩn bị dự án trồng rau an toàn, Mai được phân công chuẩn bị cây giống hoặc hạt giống và chậu nhựa. Em hãy hướng dẫn Mai cách chọn. b. Sau khi thực hiện dự án, em hãy chỉ cho Mai yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: CÔNG NGHỆ 7 - Mã đề 702 I. TNKQ(7 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 8 B 15 B 22 B 2 C 9 A 16 C 23 C 3 B 10 A 17 A 24 C 4 D 11 D 18 D 25 B 5 B 12 A 19 C 26 B 6 B 13 C 20 D 27 D 7 D 14 A 21 A 28 B II. TỰ LUẬN(3 điểm): Câu 1(1,5 điểm). Vai trò của rừng là : - Làm sạch môi trường không khí. 0,25 - Phòng hộ: Chắn gió, chống xói mòn, hạn chế tốc độ dòng chảy. 0,25 0,25 - Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu và phục vụ đời sống. 0,25 - Phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch, giải trí. Các sản phẩm từ rừng ứng dụng trong học tập: Bàn gỗ, ghế gỗ, vỏ bút chì, sách vở. 0,5 Câu 2(1,5 điểm). a. Mai cần chọn: - Cây giống phải khoẻ mạnh, không mầm bệnh 0,25 - Hạt giống: bao bì phải còn nguyên, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 0,25 - Cần xử lý hạt giống trước khi gieo theo hướng dẫn trên bao bì. 0,25 0,25 - Chậu nhựa chuyên dụng hoặc thùng xốp sạch sẽ, không có mầm bệnh. b. Yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt là: - Thu hoạch đúng lúc, nhanh gọn, cẩn thận. 0,25 - Sử dụng phương pháp và dụng cụ thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng. 0,25 BGH duyệt TTCM duyệt Nhóm trưởng duyệt Người ra đề Khúc T. Mỹ Hạnh Đào T. Thanh Loan Nguyễn Ngọc Ánh Nguyễn Ngọc Ánh