Đề kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy

Câu 1: Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý vào năm nào? (0,3 đ)

A. Cuối năm 1009 B.Đầu năm 1009

C. Cuối năm 1010 D. Đầu năm 1010

Câu 2: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào? (0,3 đ)

A. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư, thuận lợi cho phát triển kinh tế.

B. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.

C. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.

D. Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 3: Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư năm: (0,3 đ)

A. 1040 B. 1041 C.1042 D.1043

Câu 4: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền núi? (0,3 đ)

A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

B. Gả các công chúa và phong tước cho các tù trưởng miền núi.

C. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.

D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

Câu 5: Thế nào là chính sách “ngụ binh ư nông”? (0,3 đ)

A. Cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động.

B. Cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động.

C. Cho cấm quân luân phiên nhau về sản xuất, khi cần sẽ điều động.

D. Cho những quân sẽ hết tuổi quân dịch về quê sản xuất.

Câu 6: Để tiến hành xâm lược Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì? (0,3 đ)

A. Tiến đánh các nước Liêu - Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.

B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.

C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.

D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung.

docx 8 trang Thái Bảo 16/07/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ÐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TỔ XÃ HỘI Môn: LỊCH SỬ LỚP 7 Năm học: 2021 - 2022 Ngày kiểm tra: 21/12/2021 Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Câu 1: Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý vào năm nào? (0,3 đ) A. Cuối năm 1009 B.Đầu năm 1009 C. Cuối năm 1010 D. Đầu năm 1010 Câu 2: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào? (0,3 đ) A. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư, thuận lợi cho phát triển kinh tế. B. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được. C. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý. D. Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập. Câu 3: Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư năm: (0,3 đ) A. 1040 B. 1041 C.1042 D.1043 Câu 4: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền núi? (0,3 đ) A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi. B. Gả các công chúa và phong tước cho các tù trưởng miền núi. C. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình. D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới. Câu 5: Thế nào là chính sách “ngụ binh ư nông”? (0,3 đ) A. Cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động. B. Cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động. C. Cho cấm quân luân phiên nhau về sản xuất, khi cần sẽ điều động. D. Cho những quân sẽ hết tuổi quân dịch về quê sản xuất. Câu 6: Để tiến hành xâm lược Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì? (0,3 đ) A. Tiến đánh các nước Liêu - Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt. B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước. C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt. D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung. Câu 7: Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống những năm 1075- 1077? (0,3 đ) A. Lý Công Uẩn B. Lý Thường Kiệt C. Lý Thánh Tông D. Lý Nhân Tông Câu 8: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khiêm và châu Liêm nhằm mục đích gì? (0,3 đ) A. Đánh vào bộ chỉ huy của quân Tống. B. Đánh vào nơi nhà Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. C. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.
  2. D. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. Câu 9: Cuộc chiến đấu để đánh chiếm thành Ung Châu diễn ra bao nhiêu ngày? (0,3 đ) A. 40 ngày B. 50 ngày C. 45 ngày D. 42 ngày Câu 10: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào? (0,3 đ) A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh. D. Đề nghị “ giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ. Câu 11: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào? (0,3 đ) A. 1075 B. 1076 C. 1077 D.1078 Câu 12: Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất? (0,3 đ) A. Đạo Phật B. Thiên Chúa C. Hòa Hảo D. Cao Đài Câu 13: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc - ” (0,3 đ) A. Văn hóa Hoa Lư B. Văn hóa Đại Nam C. Văn hóa Đại La D. Văn hóa Thăng Long Câu 14: Nhà Lý xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để làm gì? (0,3 đ) A. Là nơi gặp gỡ của quan lại. B. Vui chơi giải trí. C. Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi. D. Đón tiếp sứ thần nước ngoài. Câu 15: Các sử gia đã tôn vinh người thầy giáo nào dưới thời Trần là “Vạn thế sư biểu”: (0,3 đ) A. Chu Văn An B. Nguyễn Đình Chiểu C. Nguyễn Bỉnh Khiêm D. Lê Quý Đôn Câu 16: Ý nào không phản ánh bối cảnh thành lập nhà Trần đầu thế kỉ XIII? (0,3 đ) A. Thành lập trong bối cảnh nhà Lý suy yếu. B. Thế lực họ Trần lớn mạnh trong triều đình. C. Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng. D. Trần Thủ Độ tiến hành đảo chính, đưa Trần Cảnh lên ngôi. Câu 17: Nhà Trần được thành lập năm: (0,3 đ) A. 1225. B. 1226. C. 1227. D.1228. Câu 18: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào? (0,3 đ) A. Quân chủ Trung ương tập quyền. B. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền. C. Vua nắm quyền tuyệt đối. D. Phong kiến phân quyền. Câu 19: Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương nào? (0,3 đ) A. Lực lượng càng đông càng tốt. B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
  3. C. Chỉ tuyển chọn những người thật tài giỏi. D. Chỉ sử dụng quân đội của các vương hầu họ Trần. Câu 20 : Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần? (0,3 đ) A. Hình thư B. Quốc triều hình luật C. Luật Hồng Đức D. Hoàng Việt luật lệ Câu 21: Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài dưới thời Trần được đẩy mạnh ở đâu? (0,3 đ) A. Vân Đồn B. Chương Dương. C. Thăng Long D. Hội Thống Câu 22: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1258) là gì? (0,3 đ) A. Xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn trong nước. B. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống. C. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Cham-pa. D. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các nước phía nam Đại Việt. Câu 23: Câu nói “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của ai? (0,3 đ) A. Trần Quốc Toản. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Quang Khải. D. Trần Quốc Tuấn. Câu 24: Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên? (0,3 đ) A. Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc. B. Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta. C. Thực hiện “vườn không nhà trống”. D. Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc. Câu 25: Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất là: (0,3 đ) A. Trận Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai). B. Trận Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam). C. Trận Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than – Hà Nội). D. Trận Bạch Đằng. Câu 26: Vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về họp bàn cách đánh giặc. Hội nghị mở vào năm nào? (0,3 đ) A.1258 B. 1285 C. 1259 D. 1295 Câu 27: Cơ quan chuyên viết sử thời Trần có tên là gì? (0,3 đ) A. Quốc sử quán B. Quốc sử viện C. Ngự sử đài D. Hàn lâm viện Câu 28: Bộ “Đại Việt sử ký” do ai viết, vào thời gian nào? (0,3 đ) A. Lê Văn Hưu - năm 1272 B. Lê Hữu Trác - năm 1272 C. Trần Quang Khải - năm 1281 D. Trương Hán Siêu - năm 1271 Câu 29: Nơi nào được coi là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam? (0,4 đ) A. Chùa Một Cột . B. Văn Miếu C. Quốc Tử Giám D. Chùa Trấn Quốc Câu 30: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước? (0,4 đ)
  4. A. Được hoàn thiện, quyền lực tập trung toàn bộ vào tay nhà vua. B. Vẫn còn đơn giản, quyền lực của nhà vua bị hạn chế. C. Được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung lớn vào tay nhà vua, quý tộc Trần nắm giữ hầu hết những vị trí trong triều đình. D. Được tổ chức quy củ hơn, đội ngũ quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua con đường thi cử. Câu 31: Lễ Khai ấn đền Trần (Nam Định) là một trong những lễ hội xuân lớn nhất của cả nước được tổ chức vào ngày nào? (0,4 đ) A. Đêm 12 rạng sáng 13 tháng Giêng. B. Đêm 13 rạng sáng 14 tháng Giêng. C. Đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng. D. Đêm 15 rạng sáng 16 tháng Giêng. Câu 32: Hiện nay, ở Bắc Ninh đền nào thờ 8 vị vua nhà Lý? (0,4 đ) B. Đền Bà Chúa Kho C. Đền Cùng - Giếng Ngọc D. Đền Thờ Kinh Dương Vương D. Đền Đô
  5. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ÐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TỔ XÃ HỘI Môn: LỊCH SỬ LỚP 7 Năm học: 2021 - 2022 Ngày kiểm tra: Thời gian: 45 phút ĐỀ DỰ PHÒNG (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Câu 1: Quân đội nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào? (0,3 đ) A. Dân binh, công binh B. Cấm quân, quân địa phương C. Cấm quân, công binh D. Dân binh, ngoại binh Câu 2: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu? (0,3 đ) A. Năm 1010. B. Năm 1045. C. Năm 1054. D. Năm 1075. Câu 3: Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ . Đó là khó khăn của: (0,3 đ) A. Đại Việt giữa thế kỉ XI. B. Đại Cồ Việt đầu thế kỉ X. C. nhà Tống (Trung Quốc ) giữa thế kỉ XI. D. nhà Tống (Trung Quốc) giữa thế kỉ X. Câu 4: Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý vào năm nào? (0,3 đ) A. Cuối năm 1009 B. Đầu năm 1009 C. Cuối năm 1010 D. Đầu năm 1010 Câu 5: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào? (0,3 đ) A. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư, thuận lợi cho phát triển kinh tế. B. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được. C. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý. D. Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập. Câu 6: Để tiến hành xâm lược Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì? (0,3 đ) A. Tiến đánh các nước Liêu - Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt. B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước. C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt. D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung. Câu 7: Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống những năm 1075- 1077? (0,3 đ) A. Lý Công Uẩn B. Lý Thường Kiệt C. Lý Thánh Tông D. Lý Nhân Tông Câu 8: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khiêm và châu Liêm nhằm mục đích gì? (0,3 đ) A. Đánh vào bộ chỉ huy của quân Tống. B. Đánh vào nơi nhà Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. C. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt. D. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. Câu 9: Vào thời gian nào quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến
  6. vào nước ta? (0,3 đ) A. 1/ 1076 B. 1/1077 C. 12/ 1075 D. 12/ 1076 Câu 10: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào? (0,3 đ) A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh. D. Đề nghị “ giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ. Câu 11: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào? (0,3 đ) A. 1075 B. 1076 C. 1077 D.1078 Câu 12: Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất? (0,3 đ) A. Đạo Phật B. Thiên Chúa C. Hòa Hảo D. Cao Đài Câu 13: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc - ”(0,3 đ) A. Văn hóa Hoa Lư B. Văn hóa Đại Nam C. Văn hóa Đại La D. Văn hóa Thăng Long Câu 14: Nhà Lý xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để làm gì? (0,3 đ) A. Là nơi gặp gỡ của quan lại. B. Vui chơi giải trí. C. Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi. D. Đón tiếp sứ thần nước ngoài. Câu 15: Dòng sông Bạch Đằng đã đi vào lịch sử dân tộc chống giặc ngoại xâm mấy lần? (0,3 đ) A. 1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 16: Ý nào không phản ánh bối cảnh thành lập nhà Trần đầu thế kỉ XIII? (0,3 đ) A. Thành lập trong bối cảnh nhà Lý suy yếu. B. Thế lực họ Trần lớn mạnh trong triều đinh. C. Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng. D. Trần Thủ Độ tiến hành đảo chính, đưa Trần Cảnh lên ngôi. Câu 17: Nhà Trần được thành lập năm: (0,3 đ) A. 1225. B. 1226. C. 1227. D.1228. Câu 18: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất? (0,3 đ) A. Tích cực khai hoang. B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh. C. Lập điền trang. D. Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh. Câu 19: Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương nào? (0,3 đ) A. Lực lượng càng đông càng tốt. B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông. C. Chỉ tuyển chọn những người thật tài giỏi. D. Chỉ sử dụng quân đội của các vương hầu họ Trần.
  7. Câu 20 : Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần? (0,3 đ) A. Hình thư B. Quốc triều hình luật C. Luật Hồng Đức D. Hoàng Việt luật lệ Câu 21: Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài dưới thời Trần được đẩy mạnh ở đâu? (0,3 đ) A. Vân Đồn. B. Chương Dương. C. Hội Thống. D. Thăng Long. Câu 22: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1258) là gì? (0,3 đ) A. Xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn trong nước. B. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống. C. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Cham-pa. D. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các nước phía nam Đại Việt. Câu 23: Câu nói “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của ai? (0,3 đ) A. Trần Quốc Toản. B. Trần Quốc Tuấn. C. Trần Quang Khải. D. Trần Thủ Độ. Câu 24: Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên? (0,3 đ) A. Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc. B. Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta. C. Thực hiện “vườn không nhà trống”. D. Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc. Câu 25: Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên? (0,3 đ) A. Bình Than, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp. B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. C. Thiên Trường, Thăng Long. D. Bạch Đằng. Câu 26: Vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về họp bàn cách đánh giặc. Hội nghị mở vào năm nào? (0,3 đ) A.1258 B. 1295 C. 1259 D. 1285 Câu 27: Cơ quan chuyên viết sử thời Trần có tên là gì? (0,3 đ) A. Quốc sử quán B. Quốc sử viện C. Ngự sử đài D. Hàn lâm viện Câu 28: Bộ “Đại Việt sử ký” do ai viết, vào thời gian nào? (0,3 đ) A. Lê Văn Hưu - năm 1272 B. Lê Hữu Trác - năm 1272 C. Trần Quang Khải - năm 1281 D. Trương Hán Siêu - năm 1271 Câu 29: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước? (0,4 đ) A. Được hoàn thiện, quyền lực tập trung toàn bộ vào tay nhà vua. B. Vẫn còn đơn giản, quyền lực của nhà vua bị hạn chế. C. Được tổ chức quy củ hơn, đội ngũ quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua con đường thi cử.
  8. D. Được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung lớn vào tay nhà vua, quý tộc Trần nắm giữ hầu hết những vị trí trong triều đình. Câu 30: Nơi nào được coi là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam? (0,4 đ) A. Chùa Một Cột B. Văn Miếu C. Quốc Tử Giám D. Chùa Trấn Quốc Câu 31: Lễ Khai ấn đền Trần (Nam Định) là một trong những lễ hội xuân lớn nhất của cả nước được tổ chức vào ngày nào? (0,4 đ) A. Đêm 12 rạng sáng 13 tháng Giêng. B. Đêm 13 rạng sáng 14 tháng Giêng. C. Đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng. D. Đêm 15 rạng sáng 16 tháng Giêng. Câu 32: Hiện nay, ở Bắc Ninh đền nào thờ 8 vị vua nhà Lý? (0,4 đ) B. Đền Bà Chúa Kho C. Đền Cùng- Giếng Ngọc D. Đền Thờ Kinh Dương Vương D. Đền Đô