Đề kiểm tra cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa (Có đáp án)
Câu 1. Người biết giữ chữ tín sẽ:
A. Được mọi người tin tưởng. B. Không được tin tưởng.
C. Bị lợi dụng. D. Bị xem thường.
Câu 2. Câu ca dao: “Nói chín thì nên làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào?
A. Tiết kiệm. B. Giữ chữ tín. C. Khiêm tốn D. Giản dị.
Câu 3. Vào đợt lợn bị dịch tả Châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó cho thấy bà A là người như thế nào?
A. Biết quan tâm người khác. B. Giữ chữ tín với khách hàng.
C. Biết tôn trọng người khác D. Bội tín trong kinh doanh.
Câu 4. Đầu năm học, M hứa với mẹ sẽ cố gắng học tập chăm chỉ hơn. Đúng như lời đã hứa, cuối năm M đạt danh hiệu học sinh giỏi và được cô giáo khen là ngày càng tiến bộ. Việc làm của M thể hiện đức tính nào dưới đây?
A. Tôn trọng người khác. B. Không giữ chữ tín.
C. Giữ chữ tín. D. Tôn trọng lẽ phải.
Câu 5. L xin phép bố mẹ cho sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Mặc dù đang chơi rất vui nhưng L vẫn tạm biệt các bạn để về cho kịp giờ.Theo em, việc làm của L thể hiện điều gì dưới đây?
A. Liêm khiết. B. Giữ chữ tín.
C. Yêu thương mọi người. D. Tôn trọng lẽ phải
Câu 6. Biểu hiện của giữ chữ tín là:
A. Biết giữ lời hứa. B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.
C. Đến trễ so với thời gian đã hẹn. D. Không tin tưởng nhau.
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: GDCD 7 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 14/12/2023 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS nắm được khái niệm của giữ chữ tín và bảo tồn di sản văn hóa. - Hiểu được biểu hiện, ý nghĩa của giữ chữ tín; phân biệt được các loại di sản văn hóa, trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa. 2. Năng lực - Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân biệt được việc làm giữ chữ tín và không giữ chữ tín, sống và làm việc tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa. - Năng lực giải quyết vấn đề: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, sáng tạo, tự điều chỉnh hành vi, tự hoàn thiện bản thân, giải quyết vấn đề phù hợp lứa tuổi. 3. Phẩm chất Thông qua việc học tập và làm bài kiểm tra sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: - Yêu nước: Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, di sản văn hóa. - Nhân ái: Biểu hiện ở cả việc làm lẫn lời nói để bảo tồn di sản văn hóa, các giá trị truyền thống văn hóa. - Chăm chỉ: Rèn luyện, học tập và noi gương những người giữ chữ tín. II. MA TRẬN Mức độ đánh giá Tổng Mạch kiến thức/ Thông Vận Vận Số Số TT Nhận biết Tổng nội dung hiểu dụng dụng cao câu câu điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Giữ chữ tín 6 1 4 0,5 0,5 10 2 5.5 2 Bảo tồn di sản văn hóa 6 4 1 10 1 4.5 12 1 8 0,5 1 0,5 20 3 10 Tổng câu điểm Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% 100%
- III. BẢNG ĐẶC TẢ Mạch Số câu hỏi theo mức độ đánh giá kiến Vận TT thức Mức độ đánh giá Vận Nhận biết Thông hiểu dụng Nội dụng cao dung 1 Giữ chữ *Nhận biết tín Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của giữ chữ tín. *Thông hiểu: 6TN - Đánh giá, phê phán 4TN C1,2,3,4,5,6 được những hành vi C7,8,9,10 0,5TL 1TL không giữ chữ tín. 0,5TL C23b C21 * Vân dụng: C23a Nhận xét đánh giá được hành vi, việc làm của mình và mọi người trong việc giữ chữ tín. 2 Bảo tồn *Nhận biết: di sản - Khái niệm di sản văn văn hóa hóa, di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể. - Quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa. 6TN 1TL 4TN *Thông hiểu: C11,12,13,14,15,16 C22 C17,18,19,20 Phân biệt được thế nào là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. *Vận dụng cao: Vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống. 12TN 8 TN 0,5 Tổng 1TL 1TL 0,5TL TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: GDCD 7 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ DỰ BỊ Ngày kiểm tra: 14/12/2023 (Đề gồm 3 trang) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Hãy ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất vào giấy kiểm tra. Câu 1. Người biết giữ chữ tín sẽ: A. Được mọi người tin tưởng. B. Không được tin tưởng. C. Bị lợi dụng. D. Bị xem thường. Câu 2. Câu ca dao: “Nói chín thì nên làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào? A. Tiết kiệm. B. Giữ chữ tín. C. Khiêm tốn D. Giản dị. Câu 3. Vào đợt lợn bị dịch tả Châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó cho thấy bà A là người như thế nào? A. Biết quan tâm người khác. B. Giữ chữ tín với khách hàng. C. Biết tôn trọng người khác D. Bội tín trong kinh doanh. Câu 4. Đầu năm học, M hứa với mẹ sẽ cố gắng học tập chăm chỉ hơn. Đúng như lời đã hứa, cuối năm M đạt danh hiệu học sinh giỏi và được cô giáo khen là ngày càng tiến bộ. Việc làm của M thể hiện đức tính nào dưới đây? A. Tôn trọng người khác. B. Không giữ chữ tín. C. Giữ chữ tín. D. Tôn trọng lẽ phải. Câu 5. L xin phép bố mẹ cho sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Mặc dù đang chơi rất vui nhưng L vẫn tạm biệt các bạn để về cho kịp giờ.Theo em, việc làm của L thể hiện điều gì dưới đây? A. Liêm khiết. B. Giữ chữ tín. C. Yêu thương mọi người. D. Tôn trọng lẽ phải Câu 6. Biểu hiện của giữ chữ tín là: A. Biết giữ lời hứa. B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối. C. Đến trễ so với thời gian đã hẹn. D. Không tin tưởng nhau. Câu 7. Chữ tín là: A. Coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình. B. Đặt mình vào vị trí của người khác để nhận biết và hiểu họ. C. Sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. D. Niềm tin của con người đối với nhau. Câu 8. Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh, chúng ta cần phải thực hiện được điều gì trong những điều dưới đây? A. Yêu thương mọi người. B. Tin tưởng người khác. C. Biết giữ chữ tín. D. Tôn trọng người khác. Câu 9. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về việc giữ chữ tín?
- A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện. B. Chỉ cần giữ chữ tín đối với những hợp đồng quan trọng. C. Cần coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp. D. Không cần giữ lời hứa với khách hàng cũ. Câu 10. Câu tục ngữ “Một lần thất tín, vạn lần chẳng tin” nói lên phẩm chất đạo đức nào dưới đây? A. Giữ chữ tín . B. Tôn trọng lẽ phải. C. Liêm khiết. D. Bao dung. Câu 11: Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá? A. Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương. B. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội. C. Khắc tên mình lên di tích khi tới tham quan. D. Biểu diễn các khúc dân ca trong những ngày lễ kỉ niệm của trường Câu 12: Di sản văn hóa vật thể bao gồm: A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên. B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên. C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường. D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Câu 13: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 14: Di sản văn hóa bao gồm? A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình. B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình. C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình. D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Câu 15: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là: A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần. B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình. C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng. D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được. Câu 16: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là: A. Di tích lịch sử - văn hóa B. Di sản văn hóa vật thể C. Di sản văn hóa phi vật thể D. Danh lam thắng cảnh Câu 17: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh.
- Câu 18: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là: A. Di sản. B. Di sản văn hóa. C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 19: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận? A. 13. B. 14. C. 15. D. 16. Câu 20: Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào: A. Bảo vật quốc gia B. Di sản văn hóa phi vật thể C. Di sản thiên nhiên D. Di tích lịch sử - văn hóa PHẦN II. TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 21 ( 1 điểm): Thế nào là giữ chữ tín? Em hãy nêu một số câu ca dao tục ngữ về giữ chữ tín? Câu 22 ( 2 điểm): Di sản văn hóa là gì? Thế nào là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể? Câu 23 ( 2 điểm) : a. Theo em giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa như thế nào? b. Cho tình huống: T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ “Chắc C đã đọc truyện rồi” nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả.” Theo em, bạn T có phải là người biết giữ chữ tín không? Vì sao? HẾT
- UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN GDCD 7 I. Phần trắc nghiệm ( 5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 Đề\câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 DỰ BỊ A B D C B A D C C A C D A D C C B D C D 101 102 103 104 II. Phần tự luận (5 điểm) Câu Nội dung Điểm 21 - Thế nào là giữ chữ tín + Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau (1 điểm) + Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với 0,25 mình. 0,25 - Các câu ca dao tục ngữ về giữ chữ tín + Treo đầu dê, bán thịt chó + Một lần bất tín, vạn lần bất tin + Nói lời phải giữ lấy lời 0,5 Đừng như con bướm đậu rồi lại bay + Quân tử nhất ngôn ( Học sinh lấy được 4 ví dụ bất kì về giữ chữ tín thì được 0,5 điểm) 22 - Thế nào là di sản văn hóa + Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị (2 điểm) lịch sử, văn hoá, khoa học 0,5 + Được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 0,5 - Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, 0,5 - Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, 0,5 không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Câu 23 a. Ý nghĩa của giữ chữ tín
- ( 2 điểm) + Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng, hợp tác, 0,5 dễ thành công hơn trong công việc, cuộc sống + Góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn. 0,5 b. Theo em bạn T không phải là người biết giữ chữ tín vì : 0,5 Bạn T đã hẹn sau 1 tuần sẽ trả lại quyển truyện cho bạn C thì bạn T phải giữ đúng lời hứa và trả đúng hẹn. Nếu bạn T bận chưa đọc được thì bạn 0,5 T vẫn phải trả bạn C như đã hứa, và nói lí do với bạn C nếu muốn mượn tiếp. BGH Duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người ra đề Kiều Thị Tâm Ngô Thúy Loan Nguyễn Thị Thu Hòa